Chương 3: HÌNH ẢNH VÀ GIỌNG ĐIỆU THƠ LƯU QUANG VŨ
3.1.4.Hình ảnh con tàu, bức tường, quả chuông
những nét nghĩa biểu trưng như trên, thì các hình ảnh khác như: Con tàu, Bức tường, Cửa kính, Quả chuông,... cũng xuất hiện với tần số cao trong thơ Lưu Quang Vũ. Hình ảnh
111
chuông: 14 lần/ 121 bài. Nhưng quan trọng hơn không phải ở số lần xuất hiện nhiều hay ít mà là ở ý nghĩa mà Lưu Quang Vũ đã gởi gắm qua các hình ảnh. Từ những hình ảnh cụ thể, khi đi vào thơ Lưu Quang Vũ nó đã trở thành những hình ảnh tượng trưng do được bồi đắp bằng sự liên tưởng phong phú và cảm xúc bay bổng của anh. Sự lựa chọn và sử dụng các hình ảnh này đã tạo nên một điểm tựa vững chắc để anh diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách sâu sắc, tinh tế hơn.
Hình ảnh con tàu trong thơ Lưu Quang Vũ cũng rất đa nghĩa. Con tàu trong ý nghĩa cụ thể của nó là biểu hiện của sự chia xa: "Người đã lên đường, tàu đã đi xa", nhưng cũng là sự găp gỡ sum họp: “Chuyến tàu vui vẫn sum họp đúng giờ". Đồng thời nó cũng
mang nhiều ý nghĩa biểu trưng. Trước hết, con tàu được dùng để ví cho sự cô đơn, hoang vắng, của cõi lòng nhà thơ: "Đời cũng giống như biển kia anh lại giống con tàu, Tàu anh
đi hoài trên biển vắng, Mong tìm gặp được một bóng hình bè bạn...", "Anh như một toa tàu bỏ vắng, Rất nhiều gió thổi qua cửa lạnh", "Những con tàu không lái buồm chí hướng", "Phốngoài kia ngột ngạt những toa tàu",... Cũng có khi con tàu được dùng để
thể hiện khao khát muốn ra đi để khám phá, tìm kiếm một "miền xa xôi" nào đó: "Anh vẫn như con tàu, Luôn luôn bồn chồn ra đi”, "Đời tôi những chuyến ra đi, Tàu thủy kéo còi buồn bã", "Muốn lên tàu ra đi thật xa","Một con tàu xuyên bóng tối, đi về miền xa xôi",... Nơi xa xôi mà anh mơ tới đó có thể là nơi "Không có lo âu buồn khổ, Con người được nghỉ ngơi ở giữa con người". Và con tàu chính là một phương tiện để đưa con người đến tfới nơi ấy: "Tay chúng ta sẽ kết một con tàu, Cặp bến đẹp của những ngày vui sướng". Con tàu trong mơ ấy luôn lao tới phía trước trong ánh sáng của niềm tin và hy
vọng: "Tàu lửa bay vụt sáng cánh đồng khuya", cái đích mà con tàu hướng tới cũng tràn
đầy ánh sáng: "Những con tàu đang chạy tới một vầng trăng"...
Lưu Quang Vũ là con người rất nhạy cảm với nỗi cô đơn, trong thơ anh có nhiều câu được viết từ sự liên tưởng độc đáo giữa trạng thái nội tâm của anh với những hình ảnh như: bức tường, cửa kính, hàng rào,...: "Thế giới có bao nhiêu tường vách, Ngăn cản con người đến với nhau", "Những tường cao chia rẽ con người", "Những bức tường dựng đứng quanh tôi", "Phía nào cũng hàng rào trước mặt", "Mỗi con người một vật thể cô
112
đơn, Nhìn rõ nhau qua cửa kính trống trơn, Không thể nghe nhau, không thể nói",... Điều
đó cho thấy anh luôn bị vây bọc trong nỗi cô đơn và rất mong được giao hòa với con người và thế giới xung quanh. Hình ảnh bức tường, hàng rào, cửa kính,... tuy khác nhau nhưng khi đi vào thơ Lưu Quang Vũ thì ý nghĩa ẩn dụ của nó chỉ là một, nó tượng trưng cho sự ngăn cách, giới hạn giữa con người với con người mà anh luôn khát khao được xóa bỏ.
Trong thơ Lưu Quang Vũ còn có sự xuất hiện của một hình ảnh "tuy quen mà rất lạ" trong thơ, ấy là hình ảnh Quả chuông. Sự hiện diện của nó đã đem lại sự độc đáo, mới lạ cho các trang thơ của anh. Âm thanh ngân nga, vang vọng của tiếng chuông từng gợi cảm hứng sáng tác cho bao thi nhân, từ các nhà thơ cổ điển Việt Nam cho đến các thi sĩ lãng mạn phương Tây. Thơ Việt Nam hiện đại nói chung, rất ít thấy sự xuất hiện của hình ảnh này. Riêng trong thơ Lưu Quang Vũ thì lại xuất hiện nhiều câu thơ hay có hình ảnh quả chuông: "Tình yêu tôi như một tiếng chuông dài", "Tim anh đập như quả chuông bé nhỏ, Dưới hồi chuông vô tận của trời xanh", "Những quả chuông thủy tinh, Ngân vang trong ánh sáng", "Những quả chuông ghép từ ánh sáng, Dành cho em vang bóng của mùa hè", "Quả chuông vàng đang đánh ở nơi đâu", "Quả chuông nào đang đánh ở nơi đâu",... Sự hiện diện của những câu thơ này đã góp phần in đậm dấu ấn phong cách của anh.
Nếu như trong thơ Lưu Quang Vũ hình ảnh bức tường, cửa kính, hàng rào,... đem
lại cảm giác về sự cô đơn, ngăn cách, giới hạn,... thì hình ảnh quả chuông lại mang ý nghĩa ngược lại. Âm thanh của tiếng chuông gợi cảm giác reo vui, nó phá vỡ sự cô đơn, gieo vào sâu thẳm lòng người niềm hy vọng, tình thương và cao hơn nữa là lý tưởng. Sự hiện diện của hình ảnh quả chuông trong thơ Lưu Quang Vũ tuy không nhiều như những hình ảnh khác, nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thể hiện chiều sâu trong cảm xúc tâm hồn nhà thơ. Nó bộc lộ một khát vọng luôn vươn lên sống tích cực và tốt đẹp trong mọi hoàn cảnh. Tiếng chuông, bao giờ cũng là những tiếng gọi, đưa con người trở về với những chiều kích thiêng liêng nhất trong tâm hồn. Chính nhờ tiếng gọi này mà sự gặp gỡ giữa con người với nhau trong cuộc sống có ý nghĩa cao đẹp hơn. Và đó cũng là điều mà Lưu Quang Vũ hằng tâm niệm.
113
Sự hiện diện của các hình ảnh quen thuộc mà đa nghĩa trong thơ Lưu Quang Vũ đã góp phần quan trọng trong việc tôn tạo bản sắc và tâm hồn riêng của anh, không bị lẫn lộn trong vườn hoa đa sắc đa hương của nền thơ Việt Nam hiện đại. Nó góp phần tạo nên một chỗ đứng xứng đáng cho anh trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam.
3.2.GIỌNG ĐIỆU THƠ LƯU QUANG VŨ