1.2.3.1.Con người trong cõi mộng

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 54 - 64)

MỞ ĐẦU

1.2.3.1.Con người trong cõi mộng

không chỉ bắt nguồn từ những vấn đề của đời sống thực với những con người của đời thường mà còn vượt ra khỏi phạm vi ấy. Đi suốt chiều dài thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi thấy tứ thơ, hình tượng thơ của anh thường bồng bềnh giữa thực và mơ, giữa thật và ảo, giữa tỉnh và mộng. Điều đó đã được anh phát biểu thành quan niệm: "Thơ để sống với đời thường và sống cùng giấc mơ phía trước". Vì đa cảm nên anh rất giàu tưởng tượng. Mà thơ cũng giống như họa, rất cần sự tưởng tượng, vẽ mà giống quá là mị đời, nó không phải là nghệ thuật, nhưng vẽ không giống là dối đời. về phương diện này, Lưu Quang Vũ là một họa sĩ đầy tài năng và sáng tạo. Vũ Quần Phương đã nhận xét: "Thế giới nghệ

55

thuật trong thơ anh là thế giới của tưởng tượng" [20, 37]. Sự tinh tế của những cảm xúc thẩm mỹ, sự rung động trước các uẩn khúc của cuộc đời, những giao cảm trong tình yêu,... đã khiến cho thế giới nghệ thuật thơ anh lung linh, quyến rũ, dễ đi vào lòng người.

Là một con người mang nhiều nỗi niềm nhân thế, Lưu Quang Vũ luôn trĩu nặng suy tư: "Tuổi thanh xuân trôi qua bằng những đêm trăn trở", "Anh xé quyển thơ anh viết mấy trăm dòng, Anh xé lòng anh những đêm mất ngủ", "Có một gã làm thơ da vàng, Không đêm nào ngủ được",... Trong những đêm trằn trọc suy tư ấy, Lưu Quang Vũ đã "nghiền ngẫm sự sống cả phần ánh sáng lẫn phần khuất tối", thơ đã nói hộ giùm anh những suy nghĩ, những mơ ước, cả những uẩn khúc của cuộc đời.

Đêm là lúc cảm hứng sáng tạo tuôn trào mãnh liệt nhất, đặc biệt là đối với những nghệ sĩ mang tâm hồn cô đơn, "đau nỗi đau của mỗi trái tim người" như Lưu Quang Vũ. Đêm là hình thức tối ưu tạo điều kiện cho con người tự phát hiện và trình bày thế giới tâm linh của mình. Đêm là lúc người ta có thể đối diện với tâm hồn mình, dễ dàng phơi bày chiều sâu tâm trạng, vì đó chính là lúc "con người sống phần thực nhất". Đây chính là hình thức không gian và thời gian đặc biệt để xuất hiện những giấc mơ. Qua thống kê, chúng tôi thấy chữ "đêm" xuất hiện với tần số rất cao trong thơ Lưu Quang Vũ, 109 lần trong 121 bài thơ (trong quyển "Lưu Quang Vũ - thơ và đời"), với những biểu hiện rất phong phú: đêm dài, đêm sâu, đêm vắng, đêm nồng, đêm lạnh, đêm tối, đêm trăn trở, đêm lưu lạc, đêm lặng lẽ,...:

-Anh là con ong bay giữa trời lận đận Trời đêm dài chẳng có một ngôi sao -Tối đen thành phố đêm lưu lạc -Những con chim lạc mỏ dài...

Cất tiếng kêu hoang dại giữa đêm nồng -Đêm tối đen chiều hoang buồn tủi -Chuyện dài đêm vắng rượu buồn say...

56

Thậm chí có những bài thơ đêm trở thành hình tượng trung tâm của cả bài như: Hoa vàng ở lại, Bầy ong trong đêm sâu, Những ngọn nến,....

Không gian đêm trong thơ Lưu Quang Vũ sống động lạ kỳ: vầng trăng bạc, đuốc lửa trập trùng, những ngọn nến gầy thơm, những ngọn nến lấp lánh đáy sông, trời vòi vọi màu hoa huệ trắng, một chiếc lá khổng lồ đỏ thắm, những đảo đá, những bầy sứa trắng, lửa trộn mưa trong điệu nhảy quay cuồng,... Chính kiểu không gian này đã tạo nên cái lung linh, kỳ ảo trong thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ.

Đến với những bài thơ này của Lưu Quang Vũ chúng ta như lạc vào thế giới của tiềm thức, thế giới của những giấc mơ và mộng mị. Ở đó có những âm thanh, hình ảnh, con người,... hiện lên do nỗi buồn thực tại luôn ám ảnh:

Những đêm thức nghẹn ngào nghe đất gọi Vây quanh mình bao gương mặt thân quen...

(Đất nước đàn bầu)

Khi tìm hiểu những bài thơ viết về những giấc mộng của Lưu Quang Vũ, chúng tôi rút ra một điều là phần lớn những bài thơ này được anh viết ra trong thời điểm chiến tranh, và đây cũng là giai đoạn mà Lưu Quang Vũ gặp nhiều bi kịch nhất trong cuộc đời mình. Nôvalit - nhà văn lãng mạn Đức thế kỷ XIX đã từng nói: "Muốn trốn thoát những điều kiện ngột ngạt của hiện thực thì phải tìm chốn trú ẩn nơi vương quốc của tưởng tượng". Lưu Quang Vũ cũng vậy, để vượt qua sự khủng hoảng, bế tắc của cuộc sống thực tại tối tăm, thảm đạm anh đã tìm đến thế giới của những giấc mộng để thanh lọc tâm hồn mình, bởi vì theo anh:

Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày

Trong hư ảo người sống phần thực nhất

(Giấc mơ của anh hề)

Nếu như các nhà thơ lãng mạn thường tìm đến với thế giới mộng tưởng để thoát ly thực tại, tìm sự ru ngụ ngọt ngào, hay chạy trốn chính bản thân mình,... thì Lưu Quang

57

Vũ lại quan niệm: "Trong cơn mơ là cuộc đời thức dậy". Đến với mộng anh đã có dịp chất vấn, bới lật những vấn đề xã hội, nêu lên cảnh ngộ của những kiếp người lao khổ,... Vì vậy khi tìm hiểu những nhân vật hiện ra trong giấc mơ đêm trong thơ anh chúng tôi thấy anh chính là nhà thơ của những nỗi niềm thân phận con người.

Với trí tưởng tượng bay bổng mãnh liệt, trong những đêm "Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ", anh đã để cho tâm hồn mình phiêu lưu vào thế giới của cõi âm, tạo ra một

khung cảnh mông lung, kỳ ảo, siêu thực với những con người hư hư thực thực, khi ẩn khi hiện: "Nghi ngút khói quanh hình người ẩn hiện, Ai men tường lảo đảo dìu nhau, Ai lững

thững đến sau,...".

Hiện ra trong "Giấc mộng đêm" là cả thế giới, những số phận đau khổ, những hồn ma quá khứ, mỗi hình bóng là một con người với vẻ mặt đầy tâm trạng. Chỉ bằng vài nét bút, Lưu Quang Vũ đã vẽ nên chân dung của những con người hiện lên trong cõi mộng với những tư thế, dáng điệu, tâm trạng riêng rất sống động qua đó cũng làm nổi bật lên nỗi đau đớn, thống khổ của kiếp người:

... Những bống gầy im lặng

Người ngồi trên cửa sổ chênh vênh Người đứng sững khoanh tay buồn bã Những mặt tái nhìn tôi giận dữ

Những nụ cười ràn rụa miệng run run...

Đó là sự khái quát cả một nhóm người đại diện cho "nhân loại" cùng chịu chung số phận đau khổ nơi trần thế. Đoạn thơ trên làm ta liên tưởng đến bài thơ "Các vị la hán chùa Tây Phương" của Huy Cận. Mượn hình ảnh những bức tượng trong chùa Tây Phương được chạm khắc từ thế kỷ 18, Huy Cận đã vẽ nên những bức chân dung đầy đau khổ, bế tắc của ông cha ta... Ở đây biểu tượng tập trung sự đau khổ, bất lực mà Lưu Quang Vũ chú ý khắc họa là hai bức chân dung sau:

58

Sườn trơ xương, ngực thở phập phồng Tay Giê-su máu chảy ròng ròng Bầy thiên sứ thổi kèn và đánh trống...

Lưu Quang Vũ còn dựng lên cả một thế giới truyền thuyết, cổ tích đầy màu sắc kỳ ảo: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi thấy lại tích tuồng xưa mê mẩn Những ông tướng mất thành chết chém Bầy hồ ly hóa gái đẹp trêu ngươi... Những ả đào múa hát giữa sông khuya...

(Giấc mộng đêm) Cả thế giới tuổi thơ huyền diệu cũng sống lại trong thơ anh:

Gánh xiếc rong kèn trống ầm ì Dao kiểm sắc huơ lên trong nắng Con gấu đói đi hai chân lộn ngược Anh hề buồn thổi sáo mắt rưng rưng...

(Giấc mộng đêm)

Cõi tâm linh của anh dù bay bổng trong thế giới siêu thực, kỳ ảo nhưng bao giờ cái bản chất trần thế trong con người anh cũng luôn hiện diện, nó đòi hỏi một sự thấu suốt, lý giải, một sự trải nghiệm về những nỗi đau trần thế của kiếp người. Giấc mơ trong thơ Lưu Quang Vũ chỉ là một hình thức bộc lộ nhu cầu đối thoại trong sâu thẳm ý thức và cũng không ra ngoài nội dung bàn về những vấn đề của muôn đời: Sự sống, cái chết, nỗi buồn, niềm đau, lòng nhân ái, cái hư ảo của cuộc đời,... Trong vô số những nhân vật vừa lạ vừa quen, lúc ẩn lúc hiện được anh dựng lên trong cõi mộng ấy nổi lên chân dung Nguyễn Du, một con người được coi là biểu tượng tập trung của những nỗi đau trần thế:

59

Bỗng sừng sững một ông già cao dỏng Áo the xanh bạc phếch

Ống tay dài phát phơ

Gương mặt đa tình, khoe miệng xót xa Vai gầy, trán rộng

Có phải Nguyễn Du Mắt buồn thăm thẳm

Nhìn tôi nói những lời nghiêm khắc: "Anh chớ ngại con đường gian khổ nhất Đau nỗi đau của mỗi trái tim người Để thơ anh mang lửa đến cho đời Trên chữ "tài", chữ "tâm" kia phải lớn"

Trong miền sâu thẳm của cõi tâm linh, anh đã tìm gặp được một tâm hồn đồng điệu, luôn khắc khoải không yên với những nỗi niềm nhân thế, một nỗi khát khao về những giá trị vĩnh hằng của sáng tạo nghệ thuật.

Hiện lên trong không gian tâm tưởng của anh còn là nhân dân anh hùng, là những đồng đội ngày xưa nay đã thành người cõi khác:

Mẹ già Vĩnh Linh chị gái Quảng Bình Dưới hầm chật nhường tôi ca nước mát Giờ đi lại quanh mình tôi nóng rực Những đồng đội ngày xưa...

Cõi siêu thực của tâm linh mà anh hướng đến ấy cuối cùng cũng chỉ là nơi tận cùng của những đau đớn, chiêm nghiệm về hiện thực. Quá khứ đau thương được tái hiện trong đêm, những cái chết của đồng đội hiện về nhức nhối, dày xé tâm can anh:

60

Mình đã chôn Thủy lại giữa rừng Tấm chăn cũ đắp thay vải liệm Ngực đẫm máu còn nguyên vết đạn Mưa ướt đầm trên gương mặt xanh xao Hùng chết giữa trời cao

Trong chiếc Mig bị quân thù bắn cháy Dù không mở, bọn mình tìm chẳng thấy Xương thịt Hùng lẫn với đất nâu

De trúng bom khi vượt sóng chữa cầu Tin đến chậm cuối năm mình mới biết...

Cảm nhận về thân phận con người còn được thể hiện qua trạng thái cô đơn, bất lực của bản thân nhà thơ trước những vấn đề do chính anh đào xới ra:

Muôn người chết đứng lên cùng kẻ sống Những cánh tay như dấu hỏi chìa ra Những cánh tay như buồm thẳng vươn xa Trên biển rộng đợi một lời giải đáp Tôi muốn nói nhưng bốn bề gió lốc...

Phải chăng tìm ra lời giải đáp ấy cũng chính là lý giải được nguyên nhân gây ra nỗi thống khổ của những thân phận hiện ra trong giấc mộng đêm ấy. Thế nhưng ở nơi "Đáy

vô thức rong rêu nằm ủ rũ" của mình, Lưu Quang Vũ đành bất lực. Vì thế những nhân vật ấy luôn bị quay cuồng trong một vũ điệu bi kịch đầy tuyệt vọng:

Lửa trộn mưa trong điệu nhảy quay cuồng Những mặt người như những quả chuông Sáng loe chớp giật.

61

Trong bài thơ "Giấc mơ của anh hề", Lưu Quang Vũ đã đưa người đọc vào thế giới tinh thần của những con người ở "dưới đáy xã hội", mở ra một chiều sâu cảm xúc:

Giấc mơ của anh hề Mơ mình thành triệu phú Ấc-lơ-canh nghèo khổ

Mỉm cười sau tấm màn nhung Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ Thằng bé mồ côi lạnh giá

Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ...

Ẩn đằng sau những lời thơ có vẻ khách quan ấy là cả một tâm hồn đa cảm, yêu người và hiểu người. Sự đắng cay nghiệt ngã của thân phận những con người nghèo khổ được anh thấu suốt, anh miêu tả những ước mơ của họ với một thái độ trân trọng pha lẫn xót thương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thế giới nhân vật hiện lên trong cõi mộng của Lưu Quang Vũ rất phong phú, đa dạng gồm đủ các hạng người: từ những con người bình thường đến những bậc vĩ nhân, từ những con người của đời sống đến những nhân vật của sáng tạo nghệ thuật, từ những nhân vật có thực đến những nhân vật siêu thực... Những nhân vật ấy bao giờ cũng mang tâm trạng buồn khổ, cô đơn. Điều đó phải chăng do Lưu Quang Vũ luôn được "nhào nặn" trong nỗi buồn, vì trải qua nhiều thảm kịch của cuộc đời. Phần lớn những bài thơ này đều được Lưu Quang Vũ viết ra trong thời điểm chiến tranh nên nó gợi cho người đọc cảm giác về một thế giới bị đảo lộn, tàn khốc, vô lý:

Bây giờ

Người sao Hỏa mắt đèn pha Lưỡi dài bạch tuộc

62

Đã tràn xuống đen ngòm mặt đất Cánh tay ai

Mọc trên tường đá rắn

Ai dấu dao găm trong áo choàng Đi giữa những hình Manơcanh...

(Bây gi)

Vì thế những nhân vật trong cõi mộng của anh luôn hiện ra trong sự phi lý, khác thường:

Các cô gái như mèo cười rú Ông luật sư ăn mày cửa chợ Phật Thích Ca đẩy xe bán cá Cãi nhau với bác hàng thùng...

(Móng tay trên đá)

Không gian trong thơ Lưu Quang Vũ bao giờ cũng là không gian mặt đất và những nhân vật của anh dù là siêu thực vẫn mang bản chất của con người đời thường. Vì thế Huỳnh Như Phương đã nhận xét về Lưu Quang Vũ như sau: "Anh là kẻ mộng du đi giữa trần gian đầy biến động và cũng là người gắn bó với trần gian ngay trong những giấc mơ" [20, 107]. Khát vọng khám phá cuộc sống, khám phá thế giới tinh thần của con người, và những cảm nhận về thân phận con người về sau được anh thể hiện tập trung trong một thể loại khác, đó là kịch. Khác với thơ, trong các vở như "Hồn Trương Ba- da hàng thịt", "Lời nói dối cuối cùng", "Người trong cõi nhớ",... không gian và thời gian được anh dựng lên rất đa dạng, con người có thể thông thương với 3 cõi: mặt đất, âm phủ, thiên đường. Nhưng trong thơ cũng như trong kịch, giữa cảnh tranh tối, tranh sáng, nửa hư nửa thực ấy, các nhân vật hiện lên trong sự giao tranh giữa tốt và xấu để cuối cùng lẽ sống, lẽ làm người, khát vọng hoàn thiện con người và hoàn thiện cuộc sống được tác giả khẳng định một cách say sưa.

63

Không chỉ đề cập đến những thân phận đau khổ trong giấc mộng đêm, ở mảng thơ này Lưu Quang Vũ còn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của anh qua những nhân vật lý tưởng hiện lên trong giấc mộng thơ ca và tình yêu. Sự hiện diện của những nhân vật này đã làm cho thế giới nghệ thuật thơ anh lung linh, quyến rũ đầy đắm say, hư ảo. Đó chính là hình ảnh của nàng Thơ, hình ảnh của người yếu lý tưởng, của những "người đàn bà không có tên", lúc ẩn, lúc hiện bàng bạc trong các trang thơ anh.

Thi nhân Đông Tây kim cổ đều không xa lạ với cái đỏng đảnh, chập chờn, hư thực của Nàng Thơ. Octaviô Paj đã từng viết: "Thơ len vào giữa có và không: Thơ nói những

gì tôi im, thơ im những gì tôi nói... Thơ tự nói và tự nghe: Thơ cố thật. Và tôi vừa nói "thơ có thật", thơ liền biến mất".

Nàng Thơ của Lưu Quang Vũ độc đáo ở chỗ có một gương mặt cụ thể- cái cụ thể của một ảo ảnh - ám ảnh suốt đời thơ anh, đó là: "Gương mặt đẹp chập chờn sau lọ mực",

"Người đàn bà không tên", "Người đàn bà chơ vơ", "Người đàn bà đội mũ nồi đàn ông, Áo mưa xám lang thang thành phố lạ", "Người đàn bà cầm trái táo, Mặc áo xanh đi dưới biển lá cây vàng",... Bấy nhiêu hình ảnh đủ để gợi lên cái bí ẩn, xa vời, kỳ lạ mà mê hoặc của hình bóng người đàn bà-nàng Thơ.

Bao giờ, người đàn bà- nàng Thơ ấy cũng xuất hiện trong một khung cảnh đầy ắp các yếu tố mang sắc thái hư ảo, xa xôi: Những bãi bể chênh vênh kè đá, trên bãi bể thời gian, biển khơi, thành phố lạ, những nhịp cầu, những cửa kính mờ sương, những ngọn lửa mong manh kè đá, biển lá vàng đang nổi gió,... Kiểu không gian này có tác dụng tô đậm cái bí ẩn, mê hoặc và xa vời của gương mặt Nàng Thơ.

Gắn với một gương mặt, một hình dáng cụ thể, song đầy biến ảo, xa vời, thế giới

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 54 - 64)