1.2.1.Con người công dân mang đậm chất lý tưởng

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 27 - 35)

MỞ ĐẦU

1.2.1.Con người công dân mang đậm chất lý tưởng

Quang Vũ đã có một thời tuổi trẻ lăn lộn gian khổ trên chiến trường. Mang cảm xúc tươi vui, trong trẻo của một chàng trai vừa rời ghế nhà trường để bước vào cuộc sống chiến đấu đầy vất vả, hiểm nguy, anh đã góp vào nền thơ chống Mỹ một tiếng nói riêng, làm phong phú thêm cho vườn hoa vốn đa sắc, đa hương này.

Mặc dù tuổi đời còn non trẻ, chưa thật sự có được sự nhạy bén, già dặn, vững chãi về chính trị, và chưa có được tâm hồn thơ lớn với nhiều năng động, biến hóa như các bậc đàn anh Chế Lan Viên, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận,... nhưng cũng như các nhà thơ trẻ khác, Lưu Quang Vũ có một tâm hồn dễ rung cảm trước mọi hiện tượng của cuộc sống, với cảm xúc tinh nhạy, với cái nhìn đời hồn hậu, lạc quan anh dễ dàng phát hiện ra chất thơ của đời sống, anh hòa nhập với cuộc sống chiến đấu một cách hăng hái, say sưa.

Lòng yêu quê hương đất nước, yêu con người lao động là nguồn cảm hứng bền chắc giúp Lưu Quang Vũ tạo nên những vần thơ dễ đi vào lòng người. Sinh ra và lớn lên trên một đất nước anh hùng, trong một thời đại anh hùng, Lưu Quang Vũ đã làm thơ để ghi lấy vẻ đẹp của con người trong thời đại mình. Hình ảnh những con người hiện lên trong thơ anh rất phong phú, sinh động. Họ chính là quần chúng, là nhân dân. Mà tiêu biểu là anh bộ đội, là người mẹ chiến sĩ, người em gái hậu phương, chị dân quân,... Với tình cảm trong sáng, đôn hậu tất cả đều hòa mình vào cuộc sống chiến đấu, xây dựng đất nước.

Thơ Lưu Quang Vũ trong những năm đầu nói nhiều đến thiên nhiên, hoa trái với đầy màu sắc, hương thơm. Nào là mùi "lá bưởi, lá chanh", "hương rơm, hương cỏ", "hương cốm mát trong", "hương đất hương cây", "thơm ngát mật ong mùa hạ", nào là "quả vả rừng chín rụng", "sen tàn, bưởi chín", "trái hồng sắp đỏ, hạt thóc sắp vàng", nào là "hoa gạo, hoa vông", "hoa thiên lý", là "vườn nhãn", "vườn xoài",... Và thấp thoáng đằng sau những cỏ cây hoa trái ấy là hình ảnh những con người quê hương gần gũi, đáng yêu.

28

Tả làm sao xiết tình cảm của bà con thôn xóm khi giữa giờ chiến đấu bẻ cây làm lá ngụy trang cho các anh bộ đội, và lẫn vào những chùm cây dại ấy là cành chanh cành bưởi khiến cho anh bộ đội đang giữa "chiến hào nắng chói", bỗng nghe "thơm mùi bưởi, mui chanh". Ở đây anh không chỉ cảm nhận được mùi thơm của lá mà còn là thơm tình quê hương đượm nồng, tình quân dân gắn bó. Anh như trông thấy "dáng quê hương trong

cây lá hiền lành". Và khi "từng viên đạn lắp vào nòng pháo" thì lòng anh bộ đội "bồi hồi nghe hương lá bưởi, lá chanh". Những viên đạn như thế nhất định sẽ có sức công phá mãnh liệt.

Đến với thơ Lưu Quang Vũ chúng ta sẽ bắt gặp một nhân vật quen thuộc trong thơ kháng chiến, đó là người em gái đại diện cho tình cảm gắn bó keo sơn giữa nhân dân với bộ đội như trong bài "Gởi tới các anh":

Mong các anh nhiều chiến công Có quê ta chín nhớ

Có lòng em mười thương

Các anh đi nhiều chốn quê hương Đừng quên nơi này nhé.

Người con người gái này cũng không khác gì cô gái của Hoàng Trung Thông, vẫn một niềm thiết tha với các anh bộ đội như xưa:

Các anh đi Bao giờ trở lại

Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong...

(Bao giờ trở lại- Hoàng Trung Thông)

Người con gái trong thơ Lưu Quang Vũ nghĩ nhiều, nói ít, tình cảm lắng sâu, kín đáo nhưng mặn mà:

29

Em đứng nhìn theo sau cửa Em muốn nói trăm câu, ngàn câu Mà chỉ nghiêng đầu chào khe khẽ.

Ngày tiễn đưa đã thế. Đến ngày về:

Ngày mai tan giặc Mỹ Các anh về quê em

Xoan xưa đã lớn, lá biếc cành chen Đốn mừng chiến sĩ...

Bến sông rì rào bãi mía

Như muôn lời em gửi các anh.

Vẫn không một lời chào hỏi. Không phải vì không muốn nói mà vì nói bao nhiêu cũng chẳng đủ, thôi thà mượn lời của bãi mía, cành xoan...

Chiều Hà Nội trong những ngày chống Mỹ không phải chỉ rạo rực sức sống của thiên nhiên mà còn là của những con người vụt lớn lên, tâm hồn tràn ngập một ánh sáng mới:

Ôi tâm hồn thẳm sâu Là những ngày đánh giặc Ánh sáng tràn trên mắt Người đi tay nắm tay

Chiều xuống cánh chim bay Nụ cười tươi thoáng gặp...

(Chiều)

Thành công của Lưu Quang Vũ là đã nêu được nét tâm lý chung của quần chúng như lòng yêu nước, căm thù giặc, tình cảm tiền tuyến- hậu phương, ý thức về trách nhiệm

30

cá nhân trong đời sống tập thể. Con người hòa mình vào đời sống của cộng đồng. Đây là sự đối lập giữa cuộc sông quá khứ và hiện tại:

Xưa đêm bão lo buộc riêng lán nhỏ Nay xóm làng đi gặt lúa đồng chung

(Trưa nay)

Con người ở đây là những con người mới, họ ý thức được vai trò của từng cá nhân trong công cuộc xây dựng đất nước, trong sự nghiệp chống Mỹ, vì thế họ quên lợi ích riêng mà vun đắp cho lợi ích chung, tìm thấy niềm vui trong cuộc sống lao động tập thể.

Cũng như các nhà thơ kháng chiến khác, Lưu Quang Vũ đã ghi lại thật đẹp tấm lòng của bà mẹ Việt Nam. Bao giờ mẹ cũng hiện lên trong thơ với vẻ vất vả, lam lũ và gắn liền với dáng vẻ ấy là đức hy sinh thầm lặng, cao cả:

Phố huyện mấy lần Tàu bay giặc bắn

Nhà ta năm ấy cháy tan hoang Mẹ ơi thương mẹ nhiều mưa nắng Những năm dài khoai sắn nuôi con.

(Phố huyện)

Vỡ đồi hoang mẹ trồng sắn trồng ngô Con lớn trong nỗi nhọc nhằn của mẹ. Trong cánh tay xóm làng bồng bế

Trong tiếng hò tha thiết vọng trên nương.

(Thôn Chu Hưng)

Chính những người mẹ ấy đã sinh ra những người con bất khuất, là niềm tự hào của quê hương đất nước. Trong thơ kháng chiến người lính bao giờ cũng là nhân vật trung

31

tâm, thường được khắc họa với nhiều vẻ đẹp khác nhau. Thơ Lưu Quang Vũ cũng vậy. Trong rất nhiều bài như "bưởi lá chanh”, "Qua sông Thương", "Phố huyện", "Đêm hành quân", "Trưa nay", "Chuyện nhỏ bên sông", "Chưa bao giờ", "Thức với quê hương", "Trên cầu Long Biên", "Những chuyến bay",... anh đã ghi lại niềm lạc quan, ý chí quyết chiến quyết thắng, và đặc biệt là tình cảm thiết tha của các anh bộ đội đối với quê hương làng xóm. Là nhà thơ đồng thời là người chiến sĩ cho nên anh bộ đội trong thơ Lưu Quang Vũ vừa là nhân vật trữ tình vừa mang sắc thái tự biểu hiện thật gần gũi, thân quen.

Trong bài "Đêm hành quân", nhà thơ đã truyền cho người đọc niềm vui rộn rã, náo nức của anh lính trẻ trên đường ra mặt trận:

Anh nghĩ gì trong đêm hành quân Trên những chặng đường ra trận tuyến

Ngụy trang reo như rừng gió chuyển Bước quân đi cuồn cuộn đường dài... Đường nào vui bằng đường ra trận tuyến Nam Bắc lòng ta chung tiếng gọi mẹ hiền Ta náo nức như suối về sông biển...

Đoạn thơ đã nêu lên không khí sôi nổi của một thời, con đường ra trận là con đường vui! Chính Hữu cũng miêu tả không khí náo nức của: "Súng nhỏ súng to, chiến trường chật chội, Tiếng cười hăm hở đầy sông đầy cầu". Phạm Tiến Duật cũng hình dung ra cảnh tươi đẹp của mùa chiến dịch: "Đường ra trận mùa này đẹp lắm", ở đây người lính đã đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên tâm hồn của họ rất thanh thản, vui tươi. Đó cũng là khí thế chiến đấu và tâm hồn cao đẹp của hàng vạn con người trên đường ra trận tuyến:

Ngoài kia đường dài lấp loáng đèn pha Đầm bùn nhão xe băng ra mặt trận

32

Người đi, người đi như dòng sống vô tận...

(Thức với quê hương)

Có thể nói khí phách, truyền thống của tổ tiên, của cha ông đã sống dậy hào hùng trong hình tượng người lính hôm nay. Người lính trong thơ Lưu Quang Vũ cũng như trong văn học chống Mỹ nói chung là con người của ý chí lớn, đã thấm nhuần lý tưởng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Họ đại diện cho sức mạnh và quyết tâm của toàn dân tộc, nhân dân:

Làm kẻ sinh sau giữa đời rộng mở

Mang khối căm hờn ngày trước chưa tan Hờn căm mới lại chồng thêm nợ cũ

Lửa cháy bom rơi..., ta cầm súng lên đường.

(Đêm hành quân)

Và hình ảnh anh bộ đội phòng không không quân "cưỡi gió xé mây tìm diệt Mỹ" trong bài "Những chuyến bay" như thâu tóm hết khí phách nghìn đời của dân tộc.

Người lính trong thơ Lưu Quang Vũ không chỉ hiện lên bởi vẻ đẹp của ý chí, niềm tin, mà còn được nhà thơ trẻ khắc họa đậm nét đời sống tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn. Lưu Quang Vũ đã dùng những từ ngữ đẹp nhất để ca ngợi vẻ đẹp tinh thần của người lính: "Lòng ta đẹp như là đất nước", "Người chiến đấu mang nụ cười đẹp nhất"... Và nét nổi bật nhất trong tâm hồn của người lính mà Lưu Quang Vũ chú ý khắc họa vẫn là những tình cảm cộng đồng, tình quê hương đất nước và không thiếu những tình cảm riêng tư như tình yêu đôi lứa, tình vợ chồng, tình cảm gia đình...

Trên mỗi bước đường hành quân anh chiến sĩ luôn ấp ủ trong lòng hình dáng quế hương: "Đi xa lòng vẫn nhớ, Dáng quê hương trong cây lá hiền lành". Và nỗi nhớ quê hương của anh bao giờ cũng đượm nồng hương vị cỏ cây, hoa trái mang đậm tình dân tộc. Hình ảnh vườn xoài quê hương với những trái chín vàng thơm mát theo mãi bước chân anh qua mọi miền chiến đấu:

33

Tôi đã tới những khu rừng xa ngái Dốc lớn đèo cao, nước nguồn măng núi Đường quân đi trùng điệp tháng năm dài Nhớ quê hương thao thức một vườn xoài.

(Mùa xoài chín)

Ân tình của quê hương là một thứ vũ khí giúp anh vượt lên chiến thắng mọi khó khăn gian khổ và sự hủy diệt của chiến tranh:

Ta đi giữ nước yêu thương lắm Mỗi xóm thôn qua mỗi nghĩa tình.

(Gửi tới các anh)

Người lính ra đi còn mang theo bao tình cảm luyến thương gây xúc động lòng người:

Nào đâu phải ngày đi không lưu luyến Mắt người trong như nước giếng ban đầu. Mảnh trăng liềm nghiêng một nỗi nhớ nhau Còn biết mấy hẹn hò dang dở...

(Đêm hành quân)

Thế nhưng anh đã biết nén những tình cảm riêng tư, biến nổ thành sức mạnh diệt thù: "Tôi chẳng có thì giờ cho nước mắt, Viên đạn trong nòng súng đợi bay lên". Mô-típ gác tình riêng là đặc điểm chung của thơ kháng chiến. Sự xa cách trong chiến tranh không phải là sự chia ly mất mát mà còn là hy vọng, tin tưởng ngày chiến thắng: "Xa nhau không hề rơi nước mắt, Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt" (Nam Hà). Tình cảm của những người vợ, người yêu ở chốn quê nhà chính là động lực thôi thúc anh không chùn bước:

34

Khi người yêu dưới quả chín cành bàng Bảo mấy hạ mấy đông chi cũng đợi Trời xa bỗng ầm ì súng dội

Xốc ba-lô, anh vội lên đường.

(Trưa nay)

Chính lòng thủy chung son sắt của các chị là động lực giúp các anh luôn vững bước. Bên cạnh đó, tình yêu và nỗi nhớ riêng tư của các anh luôn hòa quyện vào tình cảm chung - tình quê hương đất nước: "Mấy núi đèo rồi anh củng vượt, Chỉ nhớ quê nhiều, nhiều lắm nhớ em", "Anh nhìn vô tận đường xa thẳm, Nghĩ về đất nước, nghĩ về em", "Anh nhớ em trong nỗi nhớ lá cành",... Sự hài hòa đẹp đẽ của hai thứ tình cảm này trước đó đã được Nguyễn Đình Thi nói đến trong thơ:

Anh yêu em như yêu đất nước

Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần Anh nhớ em trong mỗi bước đường anh tới Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn.

(Nhớ - Nguyễn Đình Thi)

Hai thứ tình cảm riêng - chung, đều thiêng liêng cao quý như nhau, được đặt cạnh nhau đã nâng cánh cho nhau, tạo nên vẻ đẹp tinh thần của người lính.

Có thể nói vẻ đẹp của anh bộ đội trong thơ Lưu Quang Vũ cũng chính là vẻ đẹp của con người trong thời đại mới. Ở đây nhà thơ đã chú ý đến những mối quan hệ tình cảm của họ để làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn. Sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa lý tưởng và tình cảm ở con người trong thơ anh phù hợp với quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học thời bấy giờ. Vì thế những bài thơ này bám trụ rất lâu trong lòng người đọc.

35

1.2.2.Con người đời thường

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)