MỞ ĐẦU
1.2.3.2.Bức chân dung tự họa của nhà thơ
khẳng định: "Khi sáng tạo của nhà thơ đã tạo nên một thế giới nghệ thuật thơ thì tất yếu trong thế giới nghệ thuật ấy có hình tượng cái tôi và hình tượng này đóng vai trò nhân vật trung tâm" [16- 36]. Hay nói cách khác, cái tôi-chân dung tinh thần của nhà thơ- là đối tượng bộc lộ nhiều phương diện của thế giới nghệ thuật nhất. Thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ rất phong phú, sinh động cho nên chân dung tinh thần của anh hiện lên trong thơ cũng với rất nhiều dáng vẻ, cứ xuyên suốt, bàng bạc trong các trang thơ anh. Và ở mỗi chặng đường thơ thì bức chân dung ấy lại được vẽ bằng những găm màu riêng: màu hồng, màu xanh, màu xám, hay đa màu.
Thơ Lưu Quang Vũ là kiểu thơ bộc bạch, giãi bày. Cái tôi trữ tình xuất hiện nhiều ở dạng tự quan sát, thể nghiệm mình. Điều này được thể hiện qua sự xuất hiện hàng loạt những đại từ nhân xưng trong thơ anh: tôi, ta, anh, ở một số bài khác thì con, ba. Dù với hình thức gì đi nữa thì đó cũng chính là cái tôi tự bộc lộ. Đặc biệt trong phần thơ "Hương cây" có 20 bài thì cả 20 bài đều có chữ "ta", mà không hề thấy bóng dáng của chữ "tôi",
điều này hoàn toàn thống nhất với cảm xúc thơ anh. Lúc này anh còn là một chàng trai trẻ mới bước chân vào cuộc sống chiến đấu nên những buồn vui riêng của anh đều hòa vào tập thể, vào tình cảm chung của đất nước. Vì thế hình ảnh anh bộ đội trong tập thơ này cũng chính là hình ảnh của cái tôi tự biểu hiện. về sau "khi nhận thức xã hội sâu hơn, nhất là nhận thức được chính anh, khám phá ra anh" [20, 41], thơ anh bớt dần đi chữ "ta" mà
65
sâu" (40 bài), "Mây trắng của đời tôi" (30 bài) và khoảng 30 bài thơ riêng lẻ khác, chúng tôi thây chữ "tôi", chữ "anh" xuất hiện rất nhiều trong thơ Lưu Quang Vũ, hầu như ở bài nào cũng có, với tần số dày đặc: chữ "tôi" 284 lần, chữ "anh" 261 lần. Điều đó khẳng định thơ Lưu Quang Vũ chính là thơ bộc lộ nỗi niềm, giãi bày tâm sự, là sự trang trải nỗi lòng của anh với đời.
Theo Phong Lê thì "Thơ chính là diện mạo tâm hồn con người, là sự chiêm nghiệm tận thâm sâu những buồn vui của cuộc đời" [40, 435]. Khi tìm hiểu thơ Lưu Quang Vũ chúng tôi thấy cuộc đời anh được thể hiện rõ qua các chặng đường thơ. Có thể nói đời người và đời thơ của anh gắn liền nhau như hình với bóng. Qua thơ người đọc có thể thấy được mọi vui buồn, được mất trong cuộc đời anh, mọi sắc thái tình cảm, cảm xúc trong tâm hồn anh. Trong thơ ca nói chung cái tôi trữ tình không phải bao giờ cũng đồng nhất với cái tôi của nhà thơ, mà chỉ là sự thống nhất. Nhưng với phần lớn thơ Lưu Quang Vũ thì cái tôi trữ tình cũng chính là cái tôi của nhà thơ, là một "hình thức bộc lộ trực tiếp cảm xúc trong thơ", hay nói cách khác đó cũng chính là bức chân dung tự họa của nhà thơ.
Trong sáng tạo nghệ thuật, sự rung động đầu tiên bao giờ cũng bắt nguồn từ những cảm xúc thành thực. Một cái tôi đích thực là một cái tôi luôn dũng cảm trình bày trạng thái thực của tâm hồn mình. Cái tôi Lưu Quang Vũ là như thế. Nhìn chung có thể thấy chân dung anh hiện lên trong thơ trước hết là một con người rất thành thực. Anh thành thực bộc lộ những tình cảm chủ quan của mình, bộc lộ những nhu cầu, những khát vọng, kể cả những cay đắng thất vọng của bản thân mình. Hành trình thơ Lưu Quang Vũ là hành trình tìm chính bản thân mình. Câu hỏi "Ta là ai? Ta đến làm gì?", "Ta đến làm gì,
ta sẽ đi đâu?", "Anh là gì của em, Con người là gì đối với nhau?" (Bài hát trong một cuốn phim cũ) không chỉ ám ảnh anh mà đã từng làm nhức nhối tâm khảm của con người hàng nghìn năm nay.
Lưu Quang Vũ đã từng trải qua nhiều đau khổ, mất mát, vì thế anh luôn mang tâm trạng buồn bã, cô đơn. Tâm trạng ấy đã đi vào thơ anh, đặc biệt là thơ giai đoạn những năm 70-72. Anh đã từng nói thật tâm trạng của mình, nghe mà thương mà tội: "Tôi chẳng mang cho đời những tiệc vui ảo ảnh, Nỗi buồn chân thành đời chẳng nhận hay sao?". Sự
66
chiêm nghiệm hiện thực thời chiến cùng với những đau khổ riêng tư đã khiến cho thế giới con người trong thơ anh thu hẹp lại, nhà thơ khái quát cuộc đời từ cảnh ngộ của riêng mình, anh đối diện với tâm trạng của mình, với cái tôi của mình để khai thác nó. Có lúc anh đã chạm đến tận cùng nỗi cô đơn:
Tôi là đứa con cô đơn khỉ ngồi cạnh mẹ Thằng bé lẻ loi giữa lớp học ồn ào
Bàn chân hể nghi giữa đường phố lao xao... Tôi là người lính cô đơn ở giữa trung đoàn... Nỗi cô đơn hoàn toàn, nỗi cô đơn khủng khiếp
Trước và sau trong và ngoài cuộc đời và trang sách...
(Mấy đoạn thơ)
Xung quanh anh không có lấy một niềm đồng cảm, cái tôi của anh thấy rõ mình bị biệt lập trong không gian, trong thời gian, luôn cô đơn, lẻ loi. Nỗi buồn, cô đơn luôn ám ảnh anh, có lúc đã đẩy anh vào sự bế tắc, không biết nương tựa vào đâu:
Có những lúc tâm hồn tôi rách nát Không biết làm gì không biết đi đâu !
(Có những lúc)
Sân khấu cuộc đời bày ra trước mắt anh không phải như điều anh hằng mong ước trước kia: "Mười bảy tuổi lòng ai không hồi hộp, Ngồi trong rạp hát đợi màn lên", hay như vườn địa đàng thuở "Hương cây": "Trong thành phố có một vườn cây mát, Giữa triệu người có em của ta". Mà anh thấy cuộc đời lắm lúc hiện ra trước mắt anh "như một
mụ già dâm đãng, Một mớ dấy thừng bẩn thỉu rối ren". Anh cay đắng nhận ra sự tồn tại
của mình trong một thời đại đầy bi kịch:
Tôi lớn lên giữa thời bạo ngược Biết trông đợi gì, biết tin cậy vào đâu
67 Và anh tự ví mình như con ong:
Anh là con ong bay giữa trời lận đận Trời đêm dài chẳng có một ngôi sao
Hay có lúc anh thấy:
Đêm như biển bờ bóng tối rất thâm sâu
Đời cũng giống như biển kia anh lại giông con tàu Tàu anh đi hoài trên biển vắng
Mong tìm được một bóng hình bè bạn Đến bây giờ anh gặp được tàu em Ai ngờ tàu em lại là tàu cướp biển Em cướp hết cuộc đời anh em lấy hết Trói anh vào cột buồm của tình yêu...
(Bầy ong trong đêm sâu)
Bế tắc trong cuộc đời, mong tìm đến tình yêu để ẩn náu thì ngờ đâu lại chỉ gặp toàn đắng cay chua chát. Tâm trạng của anh làm chúng ta liên tưởng đến tâm sự của Maiakovski: "Vấp đời phàm tục tan vỡ chiếc thuyền tình". Sau lần đổ vỡ thứ nhất anh đành đau đớn nói lời từ biệt:
Hai ta không đi một ngả đường dài
Không chung nỗi đau không cùng nhịp thở Những gì em cần anh chẳng cổ
Em không màng những ngọn gió anh trao...
(Từ biệt)
Tìm đến với cuộc tình thứ hai cũng chỉ gặp toàn trái đắng, thơ anh không tránh khỏi nuối tiếc, chua chát vì: "Chúng ta gặp nhau quá muộn trong đời" và vì: "Chúng ta cách
68
nhau như buổi sáng cách buổi chiều, Chẳng dám mong một lần gặp gỡ". Và anh đã đi
đến cùng sự tan nát, đổ vỡ: “Tôi còn gì mà đau khổ nữa em". Anh như con chim bị tên sợ
cành cây cong, nên "Quen thất vọng tôi hồ nghỉ mọi chuyện". Thế nhưng vì "tâm hồn anh là một thể phức hợp những đối cực và nghịch lý", vì thế "lẫn lộn trong anh là một tâm trạng vừa tuyệt vọng vừa hy vọng, vừa hoài nghi lại vừa khao khát niềm tin" [20, 107], cuối cùng bao giờ anh cũng chiến thắng nỗi cô đơn để vươn lên lấy lại niềm tin yêu cuộc sống. Tình yêu đưa đến cho anh nhiều đắng cay thất vọng, và cũng chính tình yêu "là nhịp cầu để anh bước qua vực thẳm, là cơ may để Lưu Quang Vũ giải hòa với thế giới" (Huỳnh Như Phương). Anh đã tìm được một người khiến anh có thể nói lời khẳng định: "Anh yêu em và anh tồn tại". Người ấy đã khâu kín những vết thương lòng của anh, xoa
dịu nỗi đau nơi anh, và lòng anh lại nguyên lành như buổi sớm mai:
Anh đã khổ đau, khổ đau dài hơn số tuổi Vẫn trong lành khi em đến cầm tay
(Anh đã mất chi, anh đã được gì) Và cũng chính người ấy đã giúp anh lấy lại niềm tin yêu cuộc sống:
Biết ơn em, em từ miền gió cát Về với anh bông cúc nhỏ hoa vàng Anh thành người có ích cũng nhờ em Anh biết sống vững vàng không sợ hãi Như người làm vườn, như người dệt vải...
(Và anh tồn tại)
Nỗi khao khát yêu đời, yêu người lại bùng cháy trong anh. Con người từng buồn nản, cô đơn ấy lại phát biểu: "Tôi không muốn kỷ niệm về tôi là một điệu hát buồn". Trong cơn khủng hoảng bởi những biến động của xã hội và gia đình vào những năm 70, anh luôn có cảm giác bị bủa vây trong cô đơn, ngăn cách với con người bởi "những bức tường dựng đứng", "phía nào cũng hàng rào trước mặt",... khiến có khi anh đành bất lực
69
thốt lên: "Tôi khao khát yêu người, Mà không sao yêu được", hay trong những lúc anh muốn "xuôi tay đuối sức" thì anh vẫn trở lại với bản chất con người của anh, với những "yêu thương khao khát cửa đời anh", dòng nhựa sống trong anh vẫn dạt dào tuôn chảy:
Nhưng từ đáy nỗi buồn tôi thăm thẳm Một cái gì như nhựa thắm trong cây Một cái gì trắng xóa tựa mây bay Là hoa gạo của lòng tôi chẳng tắt...
(Có những lúc)
Và sau đó anh đã biết cách "Tin yêu cuộc đời theo cách cửa riêng tôi". Cho nên "Dẫu bao người làm tôi thất vọng, Tôi vẫn yêu người lắm lắm người ơi".
Các câu thơ yêu đời, yêu người, khao khát vượt lên số phận kiểu này còn được tìm thấy trong nhiều bài thơ khác của anh: "Anh vẫn như ngày mười bảy tuổi, Ngực bồn chồn ao ước, Như chưa hề có chuyện khổ đau", "Anh đã khổ đau, khổ đau dài hơn số tuổi, vẫn trong lành khi em đến cầm tay",... Chính những câu thơ này đã góp phần thể hiện cái đa dạng trong sắc điệu tình cảm của nhà thơ, làm cho bức chân dung tinh thần của anh hiện lên trong thơ với nhiều góc độ.
Có thể nói hình ảnh con người hiện lên trong thơ Lưu Quang Vũ rất da dạng và sống động, và chính điều này đã góp phần quan trọng tạo nên bề dày của thế giới nghệ thuật thơ anh. Và bề dày của "thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ" còn được tạo dựng từ những nguồn cảm hứng sáng tạo dạt dào nơi anh, với những cảm nhận riêng biệt, độc đáo, không dễ lẫn.
70
Chương 2: NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG LỚN TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ