2.1.1.Cảm hứng về đất nước trong truyền thống văn hó a- lịch sử

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 70 - 76)

QUANG VŨ

2.1.1.Cảm hứng về đất nước trong truyền thống văn hó a- lịch sử

vật rất đỗi thân thương, gần gũi, có thể là từ một miền quê, từ những dòng sông, cánh đồng, con đường, từ những người mẹ, người em gái,... cảm hứng về đất nước trong thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bắt nguồn từ không gian cư trú, từ những con người quê hương gần gũi thân thuộc mà còn là từ truyền thống văn hóa, lịch sử, là tất cả những gì thân thiết tạo thành cuộc sống Việt Nam.

71

Đến với thơ Lưu Quang Vũ, chúng ta không dễ dàng bắt gặp cái hào hùng của những chiến công vang dội của lịch sử dân tộc như khuynh hướng chung trong thơ chống Mỹ. Điều mà Lưu Quang Vũ quan tâm chính là mạch ngầm văn hóa âm thầm, bền bỉ trong trường tồn lịch sử. Tất nhiên Lưu Quang Vũ không phải là người đầu tiên khai thác nguồn cảm hứng này, trước anh hay cùng thời với anh đã có nhiều nhà thơ thành công khi viết về đề tài này. Đặc biệt trong chương "Đất nước" (Trích "Mặt đường khát vọng"), Nguyễn Khoa Điềm đã có những khám phá, phát hiện độc đáo về đất nước trên nhiều bình diện: chiều dài thời gian (“thời gian đằng đẵng"), chiều rộng không gian ("không gian mênh mông"), và trong bề dày của văn hóa, của tính cách, tâm hồn dân tộc. Thế nhưng, phần lớn các bài thơ viết về đất nước với nguồn cảm hứng này thường mang chất trí tuệ, chính luận. Riêng Lưu Quang Vũ, anh diễn đạt nguồn cảm hứng dạt dào này bằng một chất giọng tràn đầy cảm xúc, "đắm đuối đến mê hoặc". Đất nước hiện lên trong thơ anh với nhiều bình diện, đó là với vẻ đẹp của không gian, của thời gian, của truyền thống văn hóa phong phú, sinh động, của ngôn ngữ, tính cách, tâm hồn dân tộc.

Cảm hứng về đất nước trong truyền thống văn hoa - lịch sử được thể hiện rất rõ trong bài thơ "Đất nước đàn bầu" (dài 238 câu, viết trong năm 1972 và 1983). Trong bài thơ anh đã dựng lại bầu khí quyển tinh thần bao bọc quanh đời sống của dân tộc từ thuở hồng hoang. Với trí tưởng tượng phong phú anh đã đi trên con đường dân tộc đã đi, từ thuở hoang sơ, đi để "tìm lại thời gian đã mất", đi để "tìm lại những bông hoa xanh biếc", đi để "tìm dòng máu của mình":

Đi dọc một triền sông

Những chiếc trống đồng vùi trong đất...

Những rìu đá cổ sơ, những hang động khổng lồ Những đống lửa còn tro tàn sót lại...

Những bộ lạc mình vẽ đầy rồng rắn Quần hôn trên bờ bãi sông Hồng...

72

Không gian bao bọc quanh đời sống người xưa được vẽ với nét bút tài hoa khiến cho cái khung cảnh vùng nhiệt đới còn nguyên sơ, hoang dại ấy hiện lên trong thơ đầy sức sống:

Thuở biển cả điên cuồng gào thét Những con chim lạc mỏ dài Bay qua vầng trăng bạc

Cánh sừng sững trong hoàng hôn đỏ rực Cất tiếng kêu hoang dại dưới đêm nồng...

Cái khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ, bí ẩn mà nồng nàn, quyến rũ ấy còn hiện lên qua những câu thơ chất chồng những hình ảnh đẹp lạ kỳ:

Sôi trong máu những bầy voi nguyên thủy Sáng trong mắt những rừng gươm chớp loé Những nỗi buồn tê dại ngón tay run

Chim Lạc bay, cánh rợp cả sườn non Rùa đẻ trứng nồng nàn trên cát bể, Rừng gầm thét, thác nguồn sao trắng thế Đất mênh mông tràn ngập ánh mặt trời... Gió thổi lồng những đốm lửa không nguôi...

Cũng như nhiều nhà thơ khác Lưu Quang Vũ đã ghi lại được sự hình thành, bước đường đi và bộ mặt tinh thần của dân tộc qua bao ngàn năm lịch sử. Chế Lan Viên từng tìm về truyền thống dân tộc với một cảm hứng dạt dào:

Ta đi từ nền văn minh trên lưu vực sông Hồng Cả dân tộc bay theo hình chim Lạc...

73

Thế nhưng ở Lưu Quang Vũ, anh đã biết cách diễn đạt cảm hứng ấy bằng một bút pháp riêng. Với trí tưởng tượng phong phú của một họa sĩ tài hoa, các câu thơ đầy chất hội họa của anh đã tác động trực tiếp đến thị giác người đọc, nó có sức lôi cuốn mãnh liệt, dẫn dắt người đọc tìm về cội nguồn dân tộc, khêu gợi, đánh thức ở họ những tình cảm sâu kín qua sự hiện diện của nhiều hình ảnh đẹp, quyến rũ:

Những mái tóc dài bay gió biển Đông Những mái lá có bùi nhủi giữ lửa Những người đàn bà tết cỏ cây che vú Đã ngọt ngào dòng sữa

Điệu ru con đầu tiên

Bức tranh đầu tiên khắc mặt người trên đá Điệu múa đầu tiên theo nhịp thuyền...

Lưu Quang Vũ còn mở ra trước mắt chúng ta những khung cảnh sinh hoạt yên bình, từ những "đêm ca dao", "đêm hội làng", đến những "ban mai" yên ả, những ban mai "cổ tích":

Những ban mai xanh biếc tiếng đàn bầu Bà hiền hậu têm trầu bên chõng nước Em đi gặt trên cánh đồng cổ tích

Lúa bàng hoàng chín rực những triền sông.

Trong thơ anh, những làng nghề truyền thống - nơi thể hiện tập trung những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc - cũng sống lại thật phong phú và có hồn:

Những lò rèn phập phù bể lửa

Phường chạm bạc, phường đúc đồng Phố hàng Hài thêu những chiếc hài cong

74

Những cô gái dệt the và phất quạt

Những hàng Điếu, hàng Buồm, hàng Bát Rùa trao gươm chim lạ đến Tây Hồ Lụa làng Trúc, rượu Kẻ Mơ...

Và đây là linh hồn dân tộc còn được lưu giữ lại trong những thớ gỗ tài hoa:

Xem trẻ mục đồng Múa trên tượng gỗ...

Trên tranh khắc trong ngàn pho tượng gỗ Còn nóng rực tay người trong gô đá Lung linh chim múa hoa cười...

Đây là những hội hè, đình đám với "nón quai thao áo màu bay rực rỡ", đây là

những điệu hát truyền thống với sênh tiền gõ nhịp, gánh chèo tỉnh Đông, làng quan họ, nón ba tầm,... Và tiếng đàn bầu khi tha thiết, khi nức nở, khi xanh biếc vang suốt dọc dài lịch sử đã trở thành biểu tượng của "đất nước đàn bầu":

Quả bầu khô là tâm sự của vườn Mặt đàn gỗ là của rừng xanh thẳm Điệu bát ngát là của đồng của đất Điệu vụng về là tha thiết lòng tôi

Và trong vô số những hình ảnh được chọn làm biểu trưng cho Tổ quốc, từ cụ thể, gần gũi như: cây lúa, cây tre, hạt gạo, ổ rơm, con cò, hoa sen, dòng sông, cây đa, mái đình,... đến trừu tượng, khái quát như: trái tim, lương tâm, nhân phẩm, lòng tin nhân loại... thì Lưu Quang Vũ đã chọn đàn bầunhư là biểu tượng độc đáo nhất của đất nước Việt Nam.

75

Như vậy, trong thơ Lưu Quang Vũ thiên nhiên đất nước vừa dữ dội, vừa nồng nàn, vừa thanh bình, thuần hậu bao quanh con người là nền tảng không gian để trên đó hình thành nên những đặc trưng, những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc.

Cảm hứng dân tộc trong thơ Lưu Quang Vũ còn tìm được một điểm rất đẹp để bừng sáng lên. Đó là ngôn ngữ dân tộc. Trước Lưu Quang Vũ đã có những dòng thơ lục bát rất đẹp của Huy Cận viết về tiếng Việt:

Êm êm tiếng mẹ đưa nôi

Hồn thiêng đất nước đã ngồi bên con

Và Lưu Quang Vũ không chỉ làm sống lại vẻ đẹp óng ánh, sinh động và thân thương của "Tiếng Việt", mà quan trọng hơn, anh còn tìm thấy ở tiếng Việt vốn đẹp như "đất cày, như lụa, óng tre ngà và mềm mại như tơ"ấy một tiêu chí, một điểm quy tụ vượt lên trên cả mọi sự chia rẽ, hận thù:

Ai phiêu bạt nơi chân trời góc bể Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya Ai ở phía bên kia cầm súng khác Cùng tôi trong tiếng Việt quay về

Tiếng Việt là nơi kết tụ hồn dân tộc, "rung rinh nhịp đập trái tim người", tiếng Việt "trong trẻo như hồn dân tộc Việt". Và tình yêu cùng niềm tự hào về tiếng Việt- ngôn ngữ dân tộc- cũng là tình yêu và niềm tự hào bền chắc nhất với truyền thống văn hóa ngàn đời của ông cha ta. Chính vì vậy nhà thơ đã hướng về tiếng Việt bằng trách nhiệm đau đau, tự nguyện:

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ Quên nỗi mình, quên áo mặc cơm ăn Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá Tiếng Việt ơi, tiếng Việt ân tình.

76

2.1.2.Cảm hứng về đất nước đau thương

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)