2.1.3.Cảm hứng về nhân dâ n- những người làm nên đất nước

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 84 - 87)

học, nhân dân được xem như là biểu tượng tập trung nhất của hình tượng Tổ quốc. Hình tượng nhân dân thường hiện lên trong thơ với sức sống bất diệt tiềm tàng. Nằm trong dòng mạch chung đó, Lưu Quang Vũ cũng ca ngợi sức mạnh của nhân dân vô danh nhưng vĩ đại, trong cả lao động sáng tạo và quật khởi vùng lên. Ở phần thơ "Hương cây", nhân dân hiện lên qua hình ảnh những con người vì tập thể, mang đậm chất lý tưởng (xem phần II.1 chương 1). Nhưng nhân dân không chỉ hiện lên qua hình tượng người mẹ, anh bộ đội, em gái hậu phương,... một cách riêng lẻ mà Lưu Quang Vũ còn xây dựng nên một hình tượng tập thể về nhân dân. Hình tượng ấy được thể hiện trọng bài thơ "Người cùng tôi" in trong tập "Mây trắng của đời tôi". Qua bài thơ chúng tôi thấy anh đã thể hiện nhận thức sâu sắc, từng trải hơn trong quan niệm về nhân dân so với thời kỳ "Hương cây". Trong bài thơ này bản lĩnh và nhân cách dân tộc được anh miêu tả với một cảm xúc nồng nàn:

Người cùng tôi bên bờ biển bão Người cùng tôi đầu ngọn gió mùa

85

Người vỡ rừng mở đất bao la...

Mủn vải, mẫu đinh người đều nhặt nhạnh Mất nắm rơm cũng cãi vả kêu ca

Nhưng khi cần mang tất cả đem cho Xẻ áo nhường cơm, quên mình cứu bạn...

Những câu thơ mang tính chất cực tả nhằm ca ngợi vẻ đẹp cũng như sức mạnh quật cường tiềm ẩn của nhân dân đã khiến cho hình tượng nhân dân hiện lên cao đẹp hơn:

-Đi chân không người thêu vạn hài cong Mặc áo nâu người dệt muôn sắc lụa -Như gió điên, như nước phá tung bờ Người vung tay cung điện hóa ra tro Người xô khẽ, thế là nhào vua chúa

(Người cùng tôi)

Và nếu như Thanh Thảo mượn hình tượng "Ngọn sóng" để nói lên sự tồn tại vĩnh

hằng và sức mạnh bất diệt của nhân dân thì Lưu Quang Vũ lại mượn hình tượng "Ngọn lửa" để biểu trưng cho sức sống trường tồn của họ:

Nhân dân có gì giống lửa phải không anh Gió bão ngàn đời vẫn nối nhau chẳng tắt...

(Mấy đoạn thơ về lửa) và hơn thế còn là biểu trưng cho sức mạnh để huy diệt lẫn tái sinh:

Lửa của tình yêu khi tức giận

Sẽ ra tro mọi lồng củi mọi ngai vàng Và những tên bạo chúa khôn ngoan

86

Hết ảo tưởng thôi van xin chờ đợi Lửa sẽ bùng lên tự soi sáng cho mình...

(Mấy đoạn thơ về lửa)

Cái riêng của Lưu Quang Vũ là viết về nhân dân anh không chỉ ca ngợi một chiều mà anh còn thấy hết những nhược điểm của họ:

Người mài mực cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Người cùng Quang Trung đi đánh giặc

Quang Trung lên bành voi, Người cầm giáo xông lên phía trước

Quang Trung lên làm vua, Người về nhà làm ruộng Bị lão trương tuần quát nạt cũng run...

Lưu Quang Vũ còn bộc lộ nỗi xót thương, đồng cảm trước những khổ nhục, cay cực mà nhân dân phải chịu đựng:

Đất đẫm mồ hôi và máu của người Ngàn năm bị khinh thường, đầy đọa

Trong bài thơ "Nhân dân", Pêtôphi- nhà thơ Hungari- cũng thể hiện cảm xúc tương tự:

Cày một tay Gươm một tay

Đời nhân dân muôn nỗi đắng cay Máu cứ đổ, mồ hôi cứ đổ...

Như vậy, nhân dân không chỉ là những con người hiện lên với sức mạnh phi thường: "Mỗi lần đất nước bị nguy vong, Người đều cứu cổ xe ra khỏi vực", với vẻ đẹp tinh thần cao cả đã trở thành biểu tượng của mọi thời đại mà còn là "phía khuất chìm của

87

bên kia mặt trăng". Dù ca ngợi hay xót thương thì cái nhìn của Lưu Quang Vũ về nhân dân cũng đều chừng mực, trân trọng. Anh không rơi vào sự sáo mòn, ca ngợi nhân dân nhưng lại thờ ơ với nỗi đau khổ của họ. Với anh, nhiệm vụ rất rõ ràng: "Trước đau khổ

của nhân dân thơ không gian dối". Bởi lẽ, anh xác định được vị trí của mình trong dòng thác vô tận của nhân dân:

Tôi cùng người chung lúa chung khoai Chung cơn bão, chung cánh rừng lửa đạn Chung ca nước dưới đường hào nắng gắt Chung lá cờ, chung ngọn lửa ban mai.

Anh gắn chặt đời mình, hòa vào niềm vui nỗi buồn của nhân dân:

Tôi tìm đời tôi trong số phận của người Tìm lẽ phải nơi trán người bình tĩnh Hạt muối tôi trong biển người vô tận Chỉ khổ đau vì đau khổ của người

Chỉ sướng vui trong vui sướng của người thôi.

Như vậy, với cảm hứng về đất nước- nhân dân Lưu Quang Vũ đã bộc lộ rõ nét bản sắc riêng của mình, anh có những khám phá riêng về đất nước, về dân tộc, về nhân dân trên mọi bình diện: vẻ đẹp của truyền thống văn hóa, của ngôn ngữ, của đất đai, của tính cách, tâm hồn dân tộc Việt và đặc biệt hơn cả là anh còn miêu tả vẻ đẹp của đất nước trong đau thương.

2.2.CẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)