Chương 3: HÌNH ẢNH VÀ GIỌNG ĐIỆU THƠ LƯU QUANG VŨ
3.2.2.Giọng điệu đắm đuối
trong thơ anh. Ông viết: "Đắm đuối là đặc điểm của suốt đời Lưu Quang Vũ. Vui hay buồn, tin cậy hay hoang mang... bao giờ anh cũng đắm đuối" (LQV- 36). Và chính cái chất giọng đắm đuối này đã tạo ra nét riêng cho thơ Vũ, vì nó ít thấy ở các nhà thơ cùng thời khác. Chất giọng đắm đuối này được tạo thành từ bút pháp riêng biệt của nhà thơ. Lưu Quang Vũ là con người rất nhạy cảm, vì thế thực tại được anh nắm bắt bằng giác quan rất tinh tế và phong phú. "Anh cảm thụ bằng cảm giác... Cảm giác gọi những ý thơ tuôn chảy. Tứ thơ tự hình thành trong quá trình cảm thụ" [20, 37]. Vì thế hầu như các bài thơ của anh đều được viết ra trong một cảm hứng ào ạt, liền mạch, không bị đứt nối, anh mãi mê với những cảm xúc của lòng mình mà ít "đếm xỉa đến các quy ước của ngoại cảnh". Điều đó đã tạo nên một chất giọng đắm đuối, lôi cuốn trong các tác phẩm của anh. Vì Lưu Quang Vũ là người rất giàu cảm xúc và trí tưởng tượng, nên thế giới thơ anh đầy ắp các hình ảnh, cả cụ thể lẫn tưởng tượng, cả hiện thực và lãng mạn, cả thật và ảo,... Đặc biệt ở các bài thơ như: "Đất nước đàn bầu", "Trung Hoa", "Tiếng Việt", "Viết cho em từ cửa biển",... các hình ảnh này chất chồng, hòa quyện với nhau, tạo nên một chất giọng đắm đuối, lôi cuốn rất khó tả:
Trái sung non thì chát Quả dọc già thì chua
Em đến cùng tôi như chùm vải đầu mùa Tóc hoang dại lòa xòa trên ngực nắng Ngực em sáng như mặt trời sắp lặn Tôi đầm đìa sương lạnh của bờ đê Tôi thấm đầy nước mắt của trời khuya Trăng đã hiện đêm ca dao vầng vặc Những cô Tấm thử hài trong tiếng nhạc
122
Những nàng Kiều hồi hộp bấm dây tơ Đêm sử thi náo động tiếng quân hò
Sôi trong máu những bầy voi nguyên thúy Sáng trong mắt những rừng gươm chớp lóe....
(Đất nước đàn bầu)
Trong phần lớn các sáng tác của Lưu Quang Vũ, cái âm hưởng buồn buồn, da diết của các câu thơ bao giờ cũng khêu gợi, đánh thức vào hồn người đọc những kỷ niệm, những tưởng tượng của riêng họ. Đó cũng chính là chỗ tạo ra chất đắm đuối ở thơ anh. Chẳng hạn như các câu thơ sau:
Những ban mai xanh biếc tiếng đàn bầu Bà hiền hậu têm trầu bên chõng nước Em đi gặt trên cánh đồng cổ tích
Lúa bàng hoàng chín rực những triền sông...
(Đất nước đàn bầu)
Ở nơi ấy có một đồi mua tím
Có con đường mát mịn bước chân đi Ở nơi ấy có một rừng bưởi chín Có người em bé nhỏ ngóng ta về...
(Nơi ấy)
Bên cạnh việc sử dụng hệ thống hình ảnh chi tiết, sinh động thì chất giọng đắm đuối trong thơ Lưu Quang Vũ còn được tạo nên do việc sử dụng hàng loạt những so sánh, liên tưởng rất trùng điệp. Những câu thơ này có thể tìm được trong rất nhiều bài thơ của anh như: "Mùa xoài chín", "Hoa tầm xuân", "Chiều chuyển gió", "Thu", "Nơi ấy", 'Vườn trong phố",...:
123
Nơi lá chuối che ngang như một cánh buồm Cánh buồm xanh đi về trong hạnh phúc Se sẽ chứ, không cánh buồm bay mất Qua dịu dàng ẩm ướt của làn môi Dưa hấu bể ra thơm suốt ngày dài Em cũng mát lành như trái cây mùa hạ Nước da nâu và nụ cười bỡ ngỡ
Em như cầu vồng bảy sắc hiện sau mưa...
(Vườn trong phố)
Vẻ đắm đuối còn được gợi lên qua việc nhà thơ dùng hàng loạt những định ngữ nghệ thuật, tô đậm ấn tượng về sự vật: cỏ dại u buồn, ngôi sao bàng bạc, ngọn cỏ yếu mềm, rễ cây quằn quại, ngà voi nhọn hoắt, trời xanh đắm đuối, ngày đông xám ngắt, hồ xa vụt biến, đất trời náo động, hồi chuông nghiêng ngã,... Và việc nhà thơ dùng thể thơ tự do có dáng dấp văn xuôi, không theo những khuôn mẫu cố định mà do cảm xúc quy định cũng góp phần quan trọng trong việc thể hiện những cung bậc tình cảm khác nhau của anh, khiến cho các câu thơ của anh đọc lên nghe thật tự nhiên, thoải mái như những lời nói tâm tình bình thường nhưng vẫn đầy chất thơ. Điều này cũng tạo nên sự lôi cuốn trong các tác phẩm của anh:
Những ngày chưa có em
Anh như suối lang thang trong núi Chưa biết trung du chưa có bến thuyền Những ngày chưa cổ em
Anh như một toa tàu bỏ vắng Rất nhiều gió thổi qua cửa lạnh
124
Nhưng thiếu lửa thiếu tiếng còi không biết lối về ga...
(Những ngày chưa có em)
Như vậy, đắm đuối chính là bản sắc cảm xúc của Lưu Quang Vũ, giọng điệu đắm đuối đến trong thơ anh một cách tự nhiên, chân thành, giản dị mà da diết, nồng nàn. Điều ấy đã tạo cho thơ anh có sức lôi cuốn kỳ lạ ma không cần phải dụng công.
Trong dòng thơ lúc bấy giờ, với giọng điệu chung là hào sảng, ngợi ca thì việc xuất hiện một "hiện tượng lạc giọng" như Lưu Quang Vũ là một điều dễ gây chú ý. Và chính sự lạc điệu này một thời đã gây ra lắm vất vả cho đời anh. Thế nhưng Lưu Quang Vũ lại không mảy may quan tâm đến việc người ta bình giá về thơ anh như thế nào mà điều anh quan tâm chính là việc diễn đạt những cảm xúc chân thành của mình. Hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng được Lưu Quang Vũ đưa vào thơ với tất cả sự đắm đuối của tuổi trẻ. Thơ Lưu Quang Vũ lưu lại một ấn tượng khó phai trong lòng độc giả, vì đó là một hồn thơ với bút pháp riêng biệt, nó được tạo nên không phải bằng sự trau chuốt ngôn từ, mà bằng sự tuôn trào mãnh liệt của cảm xúc với những hình ảnh, những liên tưởng phong phú, bay bổng.
125
KẾT LUẬN