2.1.2.2.Cảm hứng về đất nước đau thương trong khói lửa chiến tranh

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 79 - 84)

QUANG VŨ

2.1.2.2.Cảm hứng về đất nước đau thương trong khói lửa chiến tranh

truyền thống lịch sử oai hùng, bất khuất, ca ngợi sức mạnh tâm hồn, ý chí dân tộc, ca ngợi những chiến công vang dội,... Tuy nhiên mỗi bước đi của lịch sử, dù là tiến bộ thì bao giờ cũng đi kèm với những mất mát, hy sinh không thể nào tránh khỏi, với những tổn thất không thể nào bù đắp nổi. Vì thế bên cạnh dòng mạch chung với những bài ca phơi phới lạc quan vẫn lặng lẽ có một dòng mạch khác, âm thầm thể hiện những khám phá về đất nước, về nhân dân với những cung bậc trầm lắng, xót xa hơn. Mảng thơ viết về đất nước đau thương trong khói lửa chiến tranh của các nhà thơ thời chống Mỹ, đặc biệt là của Lưu Quang Vũ đã bổ sung phần còn khiếm khuyết để cho toàn cảnh bức tranh đất nước trong chiến tranh được hiện lên đầy đủ hơn, chân thật hơn.

80

Lưu Quang Vũ là một nhà thơ đồng thời cũng là một chiến sĩ, và cũng như bao nhà thơ - chiến sĩ cùng thế hệ khác, giáp mặt với thực tế chiến đấu, anh ý thức sâu sắc vị trí, vai trò của thế hệ mình đối với đất nước, nhân dân trong hoàn cảnh bấy giờ. Tâm tư, tình cảm của anh bộ đội trong tập thơ đầu tay "Hương cây" của anh đã cho thấy quê hương, đất nước chính là nguồn sống nuôi dưỡng anh và anh đã trưởng thành trong lòng quê hương, đất nước. Tâm trạng của người lính trẻ không ngủ được vì bồi hồi nghe tiếng cuốc kêu mà tưởng như lời "khắc khoải của người xưa thương đất nước" đã thể hiện tình yêu

quê hương đất nước thầm kín của anh. Hình ảnh người lính trẻ "Đêm sâu này thức trắng với quê hương" đã lưu lại một ấn tượng tốt đẹp ở người đọc.

Nhưng thơ Lưu Quang Vũ còn nói lên cái bi tráng của cả dân tộc trong những năm ác liệt nhất của cuộc chiến tranh. Dân tộc ta đã phải cho những dòng máu trẻ trung nhất của mình ra mặt trận:

Những đứa trẻ con vô tư Những đứa trẻ con 17 tuổi Hôm nay tòng quân

(Lại sắp hết năm rồi)

Bao nhiêu con người chưa kịp sống hết tuổi thơ đã ý thức được nhiệm vụ của mình. Và bao nhiêu chuyến lên đường không về mà người người vẫn nối tiếp nhau:

Thôi nhé mai này tiễn Khánh đi Đường xa bom phá tàu không về...

(Đêm đông chí uống rượu)

Dẫu biết rằng cuộc kháng chiến của chúng ta là chính nghĩa, được cầm súng đánh giặc dẫu gian khổ, hy sinh vẫn luôn là niềm tự hào của bao người. Song những câu thơ trên của Lưu Quang Vũ khiến người đọc không khỏi xót xa.

Và cũng chính vì đã từng đối mặt với hy sinh, gian khổ trong chiến tranh mà Lưu Quang Vũ đã không lý tưởng hóa cuộc kháng chiến của dân tộc. Nhất quán với quan

81

niệm thơ "nói sự thực của lòng mình", "sự thực về đất nước mình", Lưu Quang Vũ đã

trung thực phơi bày những đau thương mất mát của đất nước trong cảnh chiến tranh. Trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Đình Thi đã có hai câu thơ rất hình ảnh viết về đất nước đau thương trong chiến tranh từng làm nhức nhối tâm khảm người đọc:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều ...

(Đất nước)

Và nếu như các nhà thơ cùng thế hệ với anh như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo,... thường viết về những đau thương, mất mát do sự huy diệt của chiến tranh nơi chiến trường thì Lưu Quang Vũ lại nhìn thấy những tổn thất của cuộc chiến ngay trong lòng cuộc sống của nhân dân.

Qua thơ Lưu Quạng Vũ, sự thảm khốc của chiến tranh được phơi bày trước hết ở thủ đô Hà Nội. Từ đầu những năm 70, cuộc sống thời chiến ở Hà Nội đã bắt đầu phô ra những khó khăn của nó. Hà Nội yên bình, trong trẻo với "cây bàng lên búp đỏ, xanh như

là thương nhau'', với khung cảnh ấm áp của "những ngọn đèn đọc sách thâu đêm, những quán cà phê ngon, những bức tranh sơn dầu đầy nắng",... giờ chỉ còn là quá khứ xa xăm. Hiện tại bao trùm lên là vẻ nghèo nàn, khốn khó, cuộc sống của người dân nghèo khổ, túng thiếu:

Hè phố đầy hầm tường đầy khẩu hiệu Quần áo và mặt người màu cỏ héo Thiếu ăn thiếu mặc thiếu nhà Người đợi tàu ngủ chật sân ga Trẻ con thiểu nơi học hành dạy dỗ...

(Viết lại một bài thơ Hà Nội) Mấy mươi năm vẫn mái tranh này

82

Dòng sông đen nước cạn Tiếng loa đầu dốc lạnh Tin chiến trận miền xa...

(Việt Nam ơi)

Người dân không chỉ chịu cảnh sống ngột ngạt túng thiếu mà còn là nạn nhân của sự chết chốc, huy diệt trong khói lửa chiến tranh:

Gió hú ầm ào qua gạch vỡ

Người chết vùi thân dưới hố bom Kẻ sống vật vờ không chốn ở Lang thang trẻ ốm ngủ bên đường...

(Đêm đông chí uống rượu...)

Sự thảm khốc của chiến tranh còn được Lưu Quang Vũ diễn đạt bằng những câu thơ rất ấn tượng: "Bao nhiêu người chết, Tiếng súng đóng đinh trên ngực cuộc đờV\ "Hạt

mưa đen rơi trên ô kính vỡ",... Chỉ với hình ảnh "hạt mửa màu đen" cũng đủ để gợi lên cảnh tro than, ly tán, loạn lạc của chiến tranh. Phạm Tiến Duật cũng từng dùng hình ảnh này để miêu tả không khí dữ dội, ác liệt nơi chiến trường: "Tàn lá đầy trời như mưa tuyết

màu đen" ("Những mảnh tàn lá").

Hình tượng đất nước đau thương trong khói lửa chiến tranh được Lưu Quang Vũ thể hiện tập trung nhất trong bài "Việt Nam ơi", cảm xúc của anh được thể hiện trong bài thơ tuy có hơi bi quan, tuyệt vọng nhưng nó rất chân thành:

Tổ quốc là nơi tỏa bống yên vui Nơi nghĩ đến lòng ta yên tĩnh nhất Nhưng nghĩ đến Người lòng ta rách nát Xin Người đừng trách giận, Việt Nam ơi.

83

Và giữa dàn đồng ca hào hùng ca ngợi đất nước, cổ vũ cho cuộc kháng chiến của dân tộc thì Lưu Quang Vũ lại riêng mình đau và lo cho đất nước:

Tất cả sẽ ra sao

Mảnh đất nghèo máu ứa Người sẽ đi đến đâu Hả Việt Nam khốn khổ?...

Đến bao giờ Người mới được nghĩ ngơi Trong nắng ấm và tiếng cười trẻ nhỏ ? Đến bao giờ đến bao giờ nữa

Việt Nam ơi?

Hàng loạt câu hỏi cứ vang lên dồn dập, xoáy xiết.

Viết về đất nước trong chiến tranh, Lưu Quang Vũ không chỉ thiên về miêu tả một đất nước đau thương mà anh còn thể hiện niềm tự hào sâu kín, niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh bất diệt tiềm tàng của dân tộc:

Viên đạn thù độc ác

Bắn vào gương mặt yêu thương Không ngăn được nước Hồ Gươm Xanh thắm lòng người Kẻ Chợ Viên ngói hoa dưới Tràng An đất cổ

Đến ngôi trường mới mở sáng tầm gương...

(Những người đi năm ấy)

Anh vững tin vào sự đổi thay của đất nước. Anh nhìn thấy "đất nước như con

thuyền xuyên gió mạnh", và "Ngọn gió lớn hòa bình, Sẽ thổi dập đống lửa tàn dĩ vãng", "Mai gắn lại những vết thương xé thịt, Dân tộc mình mở tới một trang vui”... Và cũng từ

84

hiện thực chiến tranh, Lưu Quang Vũ đã kêu gọi, thức tỉnh mọi người hãy phấn đấu để tạo dựng một cuộc đời mới:

Người ta không thể sống bằng niềm tin đẹp

Bằng áp phích trên tường bằng những lời đanh thép Phải mang cho mọi người áo mặc cơm ăn

Phải có nhà trường cửa sổ trời xanh...

(Viết lại một bài thơ Hà Nội)

Ngày nay chiến tranh đã qua đi, đọc lại những bài thơ này của Lưu Quang Vũ chúng ta càng thấm thìa cái giá mà dân tộc, nhân dân ta phải đánh đổi để có được độc lập tự do, càng thêm trân trọng những gì mà chúng ta đang có.

2.1.3.Cảm hứng về nhân dân - những người làm nên đất nước

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)