Chương 3: HÌNH ẢNH VÀ GIỌNG ĐIỆU THƠ LƯU QUANG VŨ
3.1.1.Hình ảnh ngọn gió
hồn bao thi nhân đông tây kim cổ. Tản Đà đã từng cất lời than với gió: "Gió hỡi gió phong trần ta đã chán, Cánh chim bằng chín vạn những chờ mong". Xuân Diệu lại thấy gió như một con người mang "bao điều ảo não của nhân sinh": "Gió vừa chạy, vừa rên,
vừa tắt thở, Đem trái tim làm uất cả không gian",... Lưu Quang Vũ là con người nhiều ước mơ và khát vọng, anh luôn náo nức muốn khai phá, tìm kiếm "những chân trời chưa tới được". Vì thế, hình ảnh "ngọn gió" đã khơi nguồn sáng tạo mãnh liệt nơi anh, bởi bản
chất của gió rất hợp với "cái tạng" của anh. Gió đã nói hộ anh biết bao điều. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh ngọn gió xuất hiện rất nhiều trong thơ Lưu Quang Vũ. Qua thống kê trong 121 bài thơ, chúng tôi thấy "gió" xuất hiện đến 122 lần. Có bài
101
thơ gió là hình tượng trung tâm của cả bài "Mùa gió", "Chiều chuyển gió", "Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi",... Đặc biệt trong bài thơ "Giơ và tình yêu thổi trên đất nước tói", hình ảnh ngọn gió xuất hiện với tần số dày đặc, 25 lần, ngoài ra còn có từ "heo may", "nồm nam" cũng để chỉ gió. Gió xuất hiện trong thơ Lưu Quang Vũ với những biểu hiện rất phong phú: gió thổi, gió hú, gió chuyển, gió mát, gió nóng, gió lạnh, gió độc, gió lốc, gió bấc, gió dữ, gió điên, gió hoang, gió ngợp,... và nhiều nhất là gió lộng. Và nếu như "mây trắng" là hình ảnh được dùng để ví với thơ Lưu Quang Vũ, thì "ngọn gió" có thể dùng để ví cho đời anh, một cuộc đời trải qua nhiều gió bão, luôn không yên ổn...
Gió là một hiện tượng tự nhiên vô hình, luôn hiện diện xung quanh chúng ta nhưng không ai có thể nhìn thấy hay nắm bắt được, và Lưu Quang Vũ đã thể hiện bản chất này của gió trong thơ: "Như gió nước không thể nào nắm bắt", "Như gió hoang không hình
không giới hạn, Chỉ có gió em làm sao thấy được". Gió như một vị thần linh "tung hoành
trong ngang dọc không trung", không có ngỏ ngách hay xó xỉnh nào mà gió không đến được. Lưu Quang Vũ rất thích đặc tính này của gió. Bởi như gió, anh có thể bới tung những vấn đề mà người khác che đậy, dấu điếm, dám nói và dám làm những điều mình thấy cần thiết, những điều mà thậm chí không mấy ai dám nghĩ đến: "Khi bè bạn gặp nhau có người theo dõi, Thầm thì không dám nói to, Khi những bài thơ anh viết ra, Chỉ có mình anh đọc",... Như gió anh không thể yên ổn, bằng lòng trong những cái khuôn
phép, lừng chừng: "Cửa kính đóng xong anh đưa tay đập vỡ, Đời anh ổn định rồi anh còn muốn phá tung'',...
Cuộc đời Lưu Quang Vũ gắn liền với gió, song hành với gió: “Tôi lớn lên trong ngọn gió nhà ga" và nếm trải "Ngọn gió dữ của rừng già khắc nghiệt". Anh đến với tình
yêu cũng với sức gió, mạnh mẽ và khoáng đạt: "Anh mở gió tâm hồn cho buồm thắm kéo lên". Khi được yêu: "Em có nghe đất trời đang náo động, Như tình em nổi gió giữa hồn anh". Những ngày chưa có em: "Anh như một toa tàu bỏ vắng, Rất nhiều gió thổi qua cửa
lạnh". Và khi đã có em: "Em đã tới diệu kỹ như âm nhạc, Đất mênh mông chuyển gió tới chân trời", ở cuộc tình đầu tiên, đầy đắm say và mơ mộng, anh như bay bổng trong đôi
102
cánh của gió. Gió như một thông điệp để gởi tới người anh yêu dấu: "Ở nơi xa em có nhớ
gió ân tình". Và anh đến với cuộc tình thứ hai cũng trong khung trời đầy gió: "Trời chuyển gió sắp quay cuồng bão lớn". Để rồi khi thất bại anh lại buồn bã ẩn mình trong
ngọn gió: "Bây giờ anh trong suốt như không khí, Như gió hoang không hình không giới hạn, Chỉ có gió em làm sao thấy được". Khi tuyệt vọng: "Anh bỏ nhà ra đi như ngọn gió, Ngọn gió âm thầm quằn quại vẫn yêu em". Khi hạnh phúc trong mối tình thứ ba, gió cũng hiện diện: "Mùa gió mới nhờ em tôi có lại", "Nằm bên em nghe gió suốt đêm dài",... Có thể nói cuộc đời Lưu Quang Vũ luôn quay trong gió. Đến nỗi có lúc bế tắc, tuyệt vọng anh đành thú nhận: "Đã có lần tôi muốn nguôi yên, Khép cánh cửa lòng mình cho gió
lặng", nhưng đã là gió thì làm sao mà lặng được, nên anh vẫn sống đúng với con người
của anh, với "những yêu thương khao khát" của đời anh.
Ngọn gió trong thơ Lưu Quang Vũ vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng. Gió trong thơ anh biểu tnừig cho sự hủy diệt của chiến tranh, gió đi liền với mưa bom, bão đạn và lửa cháy:
Gió hú ầm ào qua gạch vỡ
Người chết vùi thân dưới hố bom Kẻ sống vật vờ không chốn ở Lang thang trẻ ốm ngủ bên đường...
(Đêm đông chí uống rượu...)
Người chập choạng tìm nơi ẩn nấp Gió ù ù trên mái ngói bom xô
Lửa cháy đỏ trời bốn phía ngoại ô...
(Ghi vội một đêm 1972) Gió biểu trưng cho sự đói nghèo, đổ vỡ:
103
Dưới vòm cây run rẩy tối đen...
(Cầu nguyện)
Gió đã thổi ngàn cây nến tắt Khói bay mù mịt
Gã thất nghiệp đi lang thang Túi rách không tiền mua nến...
(Những ngọn nến) Nhưng gió cũng là biểu tượng của sức mạnh hồi sinh:
Bếp lửa tắt, gió lại bùng than đỏ
Không hình dáng vẫn nhận ra ngọn gió Khi ngàn cây bông lật lá sáng chiều...
(Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi)
Vì gió đem lại sự tươi mát, hồi sinh nên Lưu Quang Vũ ước ao được hóa thành ngọn gió:
Ước chỉ được hóa thành ngọn gió Để sưởi ấm những đỉnh đèo buốt giá Để mát rượi những mái nhà nắng lửa Để luôn luôn được trở lại với đời...
(Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi)
Chúng ta tin rằng những ước nguyện của anh sẽ được "gió thổi bùng". Anh sẽ là ngọn gió mát để đêm ngày vẫn thổi quanh chúng ta, và thơ anh sẽ là mây để che mát tâm hồn chúng ta.
104
3.1.2.Hình ảnh mưa