MỞ ĐẦU
1.2.TỪ QUAN NIỆM THƠ ĐẾN HÌNH ẢNH CON NGƯỜI TRONG THƠ
trung tâm, là đối tượng miêu tả và phản ánh chủ yếu của văn học. Việc khám phá và miêu tả những con người tiêu biểu của thời đại mình bao giờ cũng là khát vọng của những nhà văn chân chính. Trong đó có Lưu Quang Vũ.
Hình ảnh con ngươi được thể hiện trong thơ Lưu Quang Vũ rất đa dạng và sống động. Bước đầu anh đã đến với thơ bằng tâm hồn của một người chiến sĩ còn mang nhiều vóc dáng và kỷ niệm thời học sinh, sục sôi những hoài bão và khát vọng của tuổi trẻ lên đường chiến đấu. Vì vậy, hình ảnh con người trong "Hương cây" gắn liền với những cảm
26
xúc tươi trẻ, tin yêu của một nhà thơ - chiến sĩ còn mang nhiều dấu ấn của sách vở và lý tưởng. Cũng như những nhà thơ khác trong kháng chiến, anh nhìn con người trong sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng, say mê trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới và hết lòng hy sinh vì sự nghiệp chống Mỹ, giải phóng đất nước.
Nhưng khi đã kinh qua thực tế chiến đấu, chứng kiến những tổn thất về vật chất, tinh thần mà đặc biệt là "tổn thất về tâm trạng", đồng thời trải qua những bi kịch riêng của bản thân, tâm hồn anh trở nên già dặn hơn và trĩu nặng những nỗi niềm nhân thế. "Bầy ong trong đem sâu" chính là kết quả của những mất mát riêng và chung được kết tinh trong thơ anh. So với những nhà thơ cùng thời khác anh đã thấy trước những trạng huống xã hội và miêu tả nó một cách trung thực, không tô vẻ, không lý tưởng hóa. Vì thế, trong "Bầy ong trong đêm sâu" bên cạnh hình ảnh những con người đời thường với những số phận riêng còn có sự xuất hiện của những con người hiện lên trong cõi mộng của nhà thơ, đồng thời tập thơ cũng cho thấy bức chân dung tự họa của anh trong những năm 70 đầy gian khổ.
Sau này, trong "Mây trắng của đời tôi", Lưu Quang Vũ đã thoát khỏi tâm trạng dằn vặt, cô đơn trên do anh đã tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống, gặt hái được hạnh phúc và thành công trong tình yêu, trong công việc. Thơ anh viết đã vui hơn, khuynh hướng cảm xúc đã nối lại được với "Hương cây" nhưng từng trải hơn, dường như ở đây có sự dung hòa giữa hai khuynh hướng, nói như Vũ Quần Phương thì: "không cực đoan như giai đoạn 71-72 nhưng anh cũng không né tránh những nghịch cảnh chua chát của đời sống" [20, 49]. Vì vậy hình ảnh con người được anh thể hiện trong tập thơ này cũng sâu sắc hơn. Đặc biệt hình ảnh nhân dân hiện lên trong thơ anh với tầm vóc vĩ đại, đó là những con người vô danh nhưng làm nên lịch sử, anh ca ngợi họ nhưng cũng thấy hết những nhược điểm của họ, thây để xót thương. Và đặc biệt ở tập thơ này, hình tượng mà anh tập trung thể hiện nhiều nhất chính là người yêu, người vợ, người bạn đời mà anh đã từng khao khát tìm trong suốt đời người và đời thơ của mình và đã gặp...
27
1.2.1.Con người công dân mang đậm chất lý tưởng