3.2.1.Giọng điệu buồn, da diết

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 114 - 121)

Chương 3: HÌNH ẢNH VÀ GIỌNG ĐIỆU THƠ LƯU QUANG VŨ

3.2.1.Giọng điệu buồn, da diết

giọng điệu trong trẻo lạc quan, thể hiện niềm vui của anh lính trẻ bước đầu đến với cuộc sống chiến đấu thì đọc những bài thơ Lưu Quang Vũ viết vào những năm đầu 70 ai cũng nhận thấy là nó buồn, nỗi buồn da diết dạn trải khắp các trang thơ. Thế nhưng, so với Huy Cận, giọng thơ sầu não bậc nhất trong phong trào thơ mới, thì Lưu Quang Vũ ít nhắc đến từ buồn hơn. Trong 50 bài của tập "Lửa thiêng", có đến 49 lần xuất hiện chữ "buồn", 33 lần xuất hiện chữ "sầu". Còn trong hai tập thơ "Bầy ong trong đêm sâu" (30 bài) và "Mây trắng của đời tôi" (40 bài) và khoảng 30 bài thơ riêng lẻ khác của Lưu Quang Vũ chỉ có 30 lần xuất hiện chữ "buồn". Dù vậy hầu hết các bài thơ này của Lưu Quang Vũ đều mang âm hưởng buồn, da diết.

Nếu như nỗi buồn bao trùm khắp không gian, thời gian trong thơ Huy Cận là vô duyên cớ, thì nỗi buồn trong thơ Lưu Quang Vũ lại có căn nguyên ctỉa nó. Thực tế đời sống của đất nước: chiến tranh, loạn lạc, đói nghèo,... khiến anh nhìn phía nào cũng chỉ thấy đau khổ, cơ cực. Nhức nhối, xót xa trước hiện thực làm cho các trang thơ anh luôn thấm đẫm nỗi buồn. Nỗi buồn trong thơ anh còn xuất phát từ hoàn cảnh riêng của cá nhân: gia đình tan vỡ, rời quân ngũ, thất nghiệp, phải trải qua nhiều nghề để kiếm sống,...

Tuy hội tụ nhiều nỗi đau buồn, nhưng thơ Lưu Quang Vũ không có những hình ảnh của nước mắt, không vật vã kêu than làm lây cái buồn sang cho người khác mà nỗi buồn ấy cứ lặng lẽ, ngấm sâu. Giọng điệu buồn thương, rách xé cứ canh cánh trong các trang thơ anh viết về đất nước, về chiến tranh, về tình yêu. Trong một bài thơ có cái tên rất dài "Đêm đông chí uống rượu với bác Lâm, bác Khánh nói về những cuộc chùi tay thời loạn", tác giả đã dùng hàng loạt tính từ gợi cảm giác về sự lạnh lẽo, buồn chán, cô quạnh để dệt nên một không gian chiến tranh đầy bi kịch:

Nhang tàn lả tả rơi lưng cốc Nhà lanh trần cao ngọn nến gầy

115

Chăn rách chiếu manh quần áo la Chuyện dài đêm vắng rượu buồn say Gió hú ầm ào qua gạch vỡ

Người chết vùi thân dưới hố bom Kẻ sống vật vờ không chốn ở Lang thang trẻ ốm ngủ bên đường...

Trong không gian đổ vỡ, loạn lạc, tan tác của cảnh chiến tranh tàn khốc, các nhân vật chưa đầy 30 tuổi ấy trở nên già hẳn đi trong những nhận thức đau buồn về đời. Nỗi buồn bã, lo âu, thảng thốt hiện ra trên từng khuôn mặt:

Tối đen thành phố đêm lưu lạc Máy bay giặc rít ở trên đầu Ba đứa da vàng ngồi uống rượu Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu... Lòng như vầng trăng nhọn

Chém giữa trời không nguôi.

Những điều trông thấy đã kết đọng trong lòng Lưu Quang Vũ một nỗi buồn không dễ nguôi ngoai. Nỗi buồn ấy còn được khắc hằn qua sự ám ảnh về "Những vườn dâu đánh mất". Vườn dâu đã mất, kéo theo sự dang dở một mối tình và bao nghịch cảnh éo le khác. cả bài thơ không có từ nào nói về nỗi buồn, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được một nỗi buồn day dứt xé tâm can qua những vần thơ ngắn gọn, súc tích nhưng dồn nén, chất chứa lắm ưu tư:

Trách nhau làm chi nữa Người cùng em thành đôi Bạn quen hay khách lạ

116

Em ở phía bên kia Giữa ta là đạn lửa Dẫu chồng em là kẻ Dội bom xuống đất này Anh cũng chẳng gọi em Là kẻ thù cho được.

Trong cảnh chiến tranh, nhìn đâu cũng thấy chết chóc, tro than, loạn lạc, tối tăm,... thơ anh làm sao tránh được giọng điệu buồn thương, rách xé. Hiện thực thời chiến càng tăng sắc độ bi thương khi tương đồng với nỗi buồn của tâm trạng, và Lưu Quang Vũ đã diễn đạt nó trong thơ bằng chất giọng buồn thương, rách xé của anh: "Tôi chẳng mang cho đời những tiệc vui ảo ảnh, Nỗi buồn chân thành đời chẳng nhận hay sao?", "Tôi lớn lên giữa thời bạo ngược, Biết trông đợi gì, biết tin cậy vào đâu?". Thơ anh có những câu gây ấn tượng mạnh với những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, liên tưởng thật độc đáo: "Hạt mưa đen ren trên ô kính vỡ", "Thếgiới xanh xao những sự thực gầy gò", "Thời đau khổ chung quanh đều đổ nát, Nỗi cô độc đen ngòm như miệng vực", "Giữa chiến tranh hiểu đời thực hơn nhiều, Rách tan cả những màn sương đẹp phủ, Chỉ còn lại nỗi buồn trơ núi đá", "Cỡ những lúc tâm hồn tôi rách nát, Như một chiếc lá khô như một chồng gạch vụn, Như một tấm gương chẳng biết soi gì",... Nhìn lại con đường mà dân tộc đã đi qua, Lưu Quang Vũ thấy một Việt Nam trải qua rất nhiều nỗi khổ: thiên tai, giặc giã, đói rét, lao động cực nhọc,... Đất đai thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của người dân. Trong bài thơ "Đất nước đàn bầu", cảm hứng về đất nước giàu có truyền thống văn hóa nhưng cũng lắm đau thương được anh thể hiện bằng một giọng thơ buồn, đắm đuối đến mê lòng. Đặc biệt ở bài "Việt Nam ơi", trong nỗi buồn đến uất nghẹn, những câu thơ cứ tuôn trào cùng những câu hỏi vang lên xoáy xiết, dồn dập:

Mảnh đất nghèo ứa máu Người sẽ đi đến đâu

117

Hả Việt Nam khốn khổ? Đến bao giờ bông lứa Là tình yêu của Người? Đến bao giờ ngày vui Như chim về bên cửa?

Đến bao giờ Người mới được nghỉ ngơi Trong nắng ấm và tiếng cười trẻ nhỏ ? Đến bao giờ nữa đến bao giờ nữa Việt Nam ơi?

Từ cảnh ngộ của bản thân cộng thêm những nỗi đau chung đã dồn đẩy anh đến một trạng thái bế tắc, bất lực: "Tôi khao khát yêu người, Mà không sao yêu được", "Điều anh tin không có ở trên đời, Điều anh có không giúp gì ai được",... Nhưng trong lời than này

ta cảm nhận được một sự trưởng thành trong nhận thức của anh, nó có tác dụng nâng đỡ những người cùng cảnh ngộ.

Và giọng điệu buồn, da diết còn được thể hiện rất rõ khi Lưu Quang Vũ viết về tình yêu, tạo nên những bài thơ tình đẹp và buồn. Nghiên cứu về cảm hứng tình yêu trong thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi nhận thấy tình yêu ở đây mang rất nhiều sắc điệu: có trong sáng, đắm đuối, say mê, tin tưởng nhưng cũng đầy hoài nghi, thất vọng và đau đớn, nhưng bao giờ nó cũng có gì buồn buồn, lặng lặng. Tình yêu của anh dù trong sáng, đắm say cũng không tránh khỏi "gốc rễ" của giọng điệu buồn thương, da diết:

Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa

Xóa nhòa hết những điều em hứa Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa

Nắng không trong như nắng buổi ban đầu... Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa

118

Thương vườn cũ gãy cành và rụng trái Áo em ướt để anh buồn khóc mãi Ngày mai chúng mình ra sao em ơi?

(Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa)

Và đặc biệt trong đau khổ, mất mát thì giọng điệu buồn thương càng rõ nét hơn. Yêu thành thực và đắm đuối bao nhiêu thì tan vỡ, chia ly người ta lại càng đau buồn bấy nhiêu:

Hai ta không đi một ngả đường dài

Không chung khổ đau không cùng nhịp thở Những gì em cần anh chẳng có

Em không màng những ngọn gió anh trao Chiếc cốc tan không thể khác đâu em Anh nào muốn nói những lời độc ác Như dao cắt lòng anh như giấy nát Phố ngoài kia ngột ngạt những toa tàu...

(Từ biệt)

Giọng thơ buồn càng ám ảnh, khắc khoải hơn khi anh gặp phải sự tan nát, đổ vỡ một lần nữa. Sự đau buồn pha lẫn luyến tiếc, xót xa ở đây không cần che giấu:

Chúng ta gặp nhau quá muộn trong đời

Chúng ta cách nhau như buổi sáng cách buổi chiều Chẳng dám mong một lần gặp gỡ...

Chúng ta gặp nhau quá muộn trong đời Tôi chỉ là cây trong nỗi buồn bão gió...

119

Giọng điệu buồn còn được thể hiện ngay cả khi nhìn những sự vật, hiện tượng rất đỗi bình thường trong cuộc sống. Chỉ với hình ảnh chiếc "Áo " thôi cũng đủ để gợi lên trong lòng anh bao kỷ niệm, bao cảm xúc thân thương và anh diễn dạt nó bằng những câu thơ rất xúc động:

Áo cữ rồi mỗi ngày thêm ngắn Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai Thương áo cũ như là thương ký ức Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.

Kể cả những cảm xúc bâng khuâng, mơ hồ, dịu nhẹ của tuổi học trò được trang trải trong các trang thơ cũng thấm đẫm nỗi buồn thương:

Hoa ti-gòn của T-T-KH

Bài thơ thời đi học nhớ không em Bài thơ đắng cay tuy điệu mà buồn Nay đọc lại chẳng còn rơi nước mắt Hoa ti-gôn như trái tim vỡ nát

Chết âm thầm dưới những bước chân quen

(Hoa Ti-gôn)

Thơ Lưu Quang Vũ mang giọng buồn còn vì phần lớn các bài thơ được viết ra trong không gian mưa, hay trong thời gian đêm. Đêm và mưa là những hoàn cảnh sáng tác đặc biệt, nó luôn gợi cho con người cảm giác buồn, cô đơn, trống vắng.

Và giọng thơ buồn không chỉ được thể hiện qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh mà còn được thể hiện qua nhịp thơ, thể thơ. Lưu Quang Vũ là người rất giàu cảm xúc, nên anh rất ưa dùng thể thơ tự do hoặc thể thơ 7 chữ, 8 chữ xen kẽ còn các thể thơ khác như thể lục bát thường gò bó về vần nhịp sẽ khó chuyển tải một cách chân thực những xúc cảm tuôn trào của anh nên rất ít được anh sử dụng (trong 121 bài thơ chỉ có 1 bài thuộc thể thơ lục

120

bát). Ở thơ 7 chữ, 8 chữ Lưu Quang Vũ có thiên hướng sử dụng nhịp thơ chậm rãi, đều đều tạo âm hưởng êm ái, buông trôi khiến cho các bài thơ của anh đều có vẻ buồn buồn, lặng lặng:

Những ngày qua không thể dễ nguôi quên Em lạc đến đời anh tia nắng rọi

Anh thuở ấy lòng thơm trang giấy mới Mối tình đầu tóc dại tuổi mười lăm...

(Từ biệt)

Trong thơ anh ít thấy cái nhịp điệu gấp gấp, hối hả như thơ Xuân Diệu:

Em phải nói, phải nói và phải nói Bằng lời riêng nơi cuối mắt đầu mày Bằng nét vui, bằng vẻ đẹp chiều say Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết.

(Phải nói - Xuân Diệu)

Lưu Quang Vũ là một nhà thơ rất nhạy cảm với buồn đau của chính mình, nhạy cảm với những đau khổ của số phận con người, của đất nước, của nhân dân. Vì thế buồn thương là giọng điệu chủ yếu của nhà thơ. Nhưng cốt lõi trong tâm hồn tình cảm Lưu Quang Vũ vẫn là lòng yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống, nến dù nhà thơ có buồn đến mấy đi nữa cũng không bao giờ buông tay, quay liửig lại với cuộc sống. Các câu thơ yêu đời, yêu người, khao khát vượt lên số phận có thể tìm thấy nhiều trong thơ anh: "Anh vẫn như ngày mười bảy tuổi, Ngực bồn chồn ước ao, Như chưa hề có chuyện khổ đau", "Anh đã khổ đau, khổ đau dài hơn số tuổi, vẫn trong lành khi em đến cầm tay", "Tôi chẳng muốn kỷ niệm về tôi là một điệu hát buồn",... Chính nhờ những câu thơ này mà thế giới nghệ thuật thơ của anh trở nên cân đối, hài hòa hơn.

121

3.2.2.Giọng điệu đắm đuối

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 114 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)