2.1.2.1.Cảm hứng về đất nước nghèo khó:

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 76 - 79)

QUANG VŨ

2.1.2.1.Cảm hứng về đất nước nghèo khó:

phổ biến: "Đất nghèo nuôi những anh hùng", "Anh yêu em như yêu đất nước, Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần" (Nguyễn Đình Thi), "Đất nước mình nghèo lắm hỡi em yêu" (Chế Lan Viên), "Rễ siêng không ngại đất nghèo" (Nguyễn Duy),... Thế nhưng trong khi nói về sự nghèo khó ấy, chúng ta thấy hình như những câu thơ trên còn ẩn chứa một niềm tự hào sâu kín, với cảm hứng ca ngợi sự chắt chiu, nhường nhịn, sự hi sinh, chia sẻ,... Trong thơ Lưu Quang Vũ, đất nước nghèo khó được miêu tả trước hết bắt nguồn từ thực tế, anh dám thừa nhận cái nghèo khổ - giống như là định mệnh, như truyền kiếp của dân tộc mình. Anh hình dung đất nước như một cơ thể sống luôn chịu cảnh lầm than, cơ cực. Thơ anh viết về đất nước có những dòng thương đến xót xa:

-Đất nghèo thân bóng long đong -Nước Việt đói nghèo thân cơ cực Đất hẹp trụi trần vạn khổ đau

-Đất tả tơi trong định mệnh đói nghèo -Đất gầy đói, đất bùn lầy cay cực...

77

Cảm hứng về đất nước nghèo khó trong thơ Lưu Quang Vũ được hội tụ ở hình tượng Đất. Với anh đất đai của tổ quốc là nạn nhân luôn phải gánh chịu mọi tai ương, thảm họa. Trước hết là thiên tai. Đất gắn chặt với mưagió:

-Mưa và gió ào ào trên mặt đất -Gió lục địa tràn về như bão -Bán đảo mưa rào gai ngút mắt -Bán đảo mưa rào và gió mặn

-Đêm bão gầm cồn cát chạy lang thang...

Thiên nhiên còn dữ dội với "những đỉnh đèo buốt giá", "những mái nhà nắng lửa", với những cảnh lũ lụt kinh hoàng:

Những cánh đồng nằm trong lũ lụt Những xóm làng tan hoang

Những người chết đuối

Những đê cao tưởng không gì phá nổi Bây giờ tan vỡ trong đêm

(Mấy đoạn thơ)

Đất trong thơ Lưu Quang Vũ còn là "mảnh đất nghèo ứa máu". Bởi lẽ trên mảnh đất lam lũ này, đã bao phen "gót giầy ngoại bang, giẫm lên ngực đất". Đất không chỉ thấm

mồ hôi của những người bao đời đi mở nước:

Mỗi mùa thu cùng cùng gió xuống phương Nam Rừng dao rựa của những người mở đất

mà đất còn thấm máu của những người nối tiếp nhau giữ nước:

Đất chiến hào vẫn đồng đất quê ta Máu đồng đội đã thấm vào đất ấy

78

Đất còn là nơi chôn giữ những người chết vì thiên tai, đói rét, giặc giã. Vì thế tiếng đất trong thơ Lưu Quang Vũ không mơ hồ, vang vọng từ cõi xa xăm như tiếng đất trong thơ Nguyễn Đình Thi mà nó cụ thể, mạnh mẽ và đau đớn: "Những đêm thức nghẹn ngào nghe đất gọi".

Phải thật sự gắn bó và yêu thương đất nước mãnh liệt, Lưu Quang Vũ mới có thể lắng nghe được tiếng gọi nghẹn ngào của Đất mẹ, những dòng thơ như thế không phải ai cũng có thể viết được. Anh yêu đất mẹ không phải yêu các chiến công, mà yêu chính "những luống cày đất nâu tơi tả", yêu những mảnh đất lam lũ nắng gió mà chúng ta đã "mọc lên" từ đó, đã "ra đi" từ đó, yêu đến cả "những vệt bùn trên áo gió khô se". Tình yêu ấy ăn sâu vào tâm khảm anh, thậm chí cả người con gái anh yêu cũng được đem so sánh với vẻ lam lũ và tốt lành của đất:

-Như đất kia em độ lượng vô tư -Em như đất này khó nhọc Thành phố này gian truân. -Em của anh chỉ đất này thôi

Lưu Quang Vũ đã bày tỏ tình yêu mãnh liệt của mình đối với đất:

-Ngực anh thở gắn liền với đất

Dẫu nhiều đêm khao khát những chùm sao -Anh áp mặt vào đất

Thấy bao nhiêu mầm mạ lớn lên -Tôi ra sông nằm soài trong bãi sú Phù sa ướt lấm lem gò má

-Tôi thức suốt trong nỗi buồn của đất...

Chúng tôi có cảm giác tình yêu anh dành cho Đất mẹ không chỉ dừng lại ở một thứ trạng thái nội tâm thông thường. Mà đó là một thứ tình yêu tha thiết, mãnh liệt, phải huy

79

động cả các giác quan để gắn bó, thâm nhập vào đối tượng mình yêu: tôi nằm soài, tôi áp mặt, tôi gắn liền,... Tình yêu loại này chỉ có ở những tâm hồn nồng nhiệt, nhạy cảm. Xuân Diệu cũng từng có sự ham mê táo bạo: "Giơ tay muốn ôm cả Trái Đất, Ghì trước

trái tìm, ghì trước ngực". Cả hai đều không e dè, ngượng ngập khi bộc lộ với người đọc những khao khát khác thường của mình. Và tình yêu sâu sắc mà nhà thơ dành cho mảnh đất thân yêu mà nghèo khổ, cơ cực của mình được thể hiện qua những ước mơ, khát vọng đến cháy lòng:

Muốn làm mọi việc

Cho mắt em không còn phải khóc Đất bao la lạnh giá buốt mưa phùn Thóc chín vàng như một mặt trời con

(Đất)

Từ trạng thái nội tâm thông thường, tình yêu đất mẹ đã biến thành khát khao được hiến dâng. Đất là hình tượng đẹp đẽ, sâu sắc và rất riêng của Lưu Quang Vũ, đó là biểu tượng của đất nước lam lũ, đau thương, đói nghèo mà anh yêu đến đắm đuối, xót xa.

2.1.2.2.Cảm hứng về đất nước đau thương trong khói lửa chiến tranh

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)