1.2.2.Con người đời thường

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 35 - 54)

MỞ ĐẦU

1.2.2.Con người đời thường

những hình ảnh trìu mến, bình dị của những người sống xung quanh mình. Việc miêu tả hình ảnh những con người đời thường trong thơ anh đã biểu hiện hứng thú quan sát, niềm yêu đời, yêu người của anh. Với cái nhìn hàng ngày anh dễ dàng phát hiện ra chất thơ ở những chốn không thơ, đưa vào thơ những hình ảnh, âm thanh của cuộc sống sinh hoạt đời thường rất đỗi thân thuộc.

Thơ anh đã tái hiện lại cái không khí của cuộc sống lao động thật sinh động. Mọi hình ảnh âm thanh của cuộc sống được đi vào thơ với cái vẻ vốn có của nó. Đây là bầu không khí lao động khẩn trương với vô vàn những âm thanh hỗn độn ở bến cảng Hải Phòng đầy than bụi:

Tiếng búa tiếng choàng tiếng goòng ken két Tiếng xô đá tiếng gò tốn tiếng bánh xe nghiền nát Than bay bụi bay nắng cuồng nhiệt khắp trời Tất cả lấm dầu và nhễ nhại mồ hôi

(Những người bạn khuân vác)

Và đây là hình ảnh cái "máy nước đầu ngõ" cho nguồn nước dồi dào với những cảnh sinh hoạt yên bình chung quanh như đối lập với thực tế chiến tranh khắc nghiệt đang diễn ra trong lòng Hà Nội cũng hiện lên đầy chất thơ:

Quanh máy nước bồ câu nhặt nắng Sân thượng phơi đầy áo trắng áo hoa Hiên gác nào cũng mở tới một trời xa...

Cái "máy nước đầu ngõ" quen thuộc ấy, qua con mắt của nhà thơ nó mang bao ý nghĩa. Quá khứ và hiện tại là một sự thay đổi lớn. Trước kia "Bác thợ gầy gục đầu bên máy nước, uống nghẹn ngào từng hớp, Mà môi nghèo vẫn khô". Thực tại hôm nay đã hoàn toàn khác xưa:

36

Nay rãnh bùn đã vét

Ngõ mang tiếng cười tới các phố xa Vòi nước ào ào dội xuống như mưa... Thùng tôn sang sảng va nhau

Đêm mùa thu tiếng đàn thánh thót Cuộc đời biết cười cuộc đời tập hát...

Qua đó anh cảm nhận được cái hơi thở, cái không khí và dáng hình của cuộc sống hiện tại một cách chân thực và sinh động.

Trong bài "Phố ta", Lưu Quang Vũ đã đưa vào thơ cái không gian đời thường với những hình ảnh rất chân thật:

Phố của ta

Những cây táo nở hoa Mùa thu đấy

Thân cây đang tróc vỏ Con đường lát đá

Nghiêng nghiêng trong sương chiều

Trong không gian đó là những con người đời thường với những công việc bình thường nhưng không thể thiếu được trong cuộc sống. Đó là chị thợ may, bác đưa thư, bác thợ mộc, anh thợ điện, bà giáo về hưu,... Những con người trong khu phố nghèo ấy hiện lên trong thơ với vẻ trầm lặng, buồn bã:

Chị thợ may đi lấy chồng Chị thợ may góa bụa Năm nay tôi mặc đồ đen... Riêng bác thợ mộc già buồn bã

37

Thở khói thuốc lên trần nhà

Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây Bà giáo về hưu ngồi dịch sách...

Thế nhưng, trong cái khung cảnh dường như tẻ nhạt của cuộc sống đời thường xung quanh, với cái nhìn tin yêu cuộc sống, anh vẫn tìm thấy những điều tốt đẹp, đáng yêu:

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế Sao anh lại yêu em nhiều đến thế ?

Lưu Quang Vũ luôn gần gũi và yêu mến những người sống chung quanh mình, khi đi xa anh thường rất nhớ và luôn hướng về họ. Không chỉ trong thơ mà ngay cả trong thư gởi cho Xuân Quỳnh (ngày 5/6/1976), Lưu Quang Vũ đã viết về những con người, những cảnh vật gần gũi quanh anh với một niềm thân yêu trìu mến thật cảm động: "...về với anh và con, về với nhà ta đi thôi. về với phố Huế chật hẹp, với nhà trẻ nơi ta đón Mí, với quán cà phê Nguyễn Công Trứ, nơi ta uống cà phê hai hào buổi sáng với những gã giáo viên còm, những người công nhân lam lũ và những tay thợ làm đạo cụ sân khấu, về với những con đường chúng ta vẫn đi, những công việc, với cái thành phố nghèo, nơi người ta sống rất khổ mà vẫn luôn tìm cách sống cho thanh thản trong nỗi khổ ấy, sống thanh thản và yên tĩnh..." [18, 335].

Những con người của cuộc sống đời thường hiện lên trong thơ Lưu Quang Vũ thường là những người lao động vất vả, với số phận lam lũ, nghèo khổ. Đặc biệt trong bài "Những người bạn khuân vác" - một bài thơ mang đậm tính tự truyện, là kết quả của những chuyến lãng du nơi đất biển - anh đã miêu tả cuộc sống ở cảng biển Hải Phòng với những mảnh đời trôi dạt, bất hạnh, qua đó cũng bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc của anh. Không biết có phải xuất phát từ những đắng cay của cuộc đời mình hay từ bản chất sâu xa nằm trong tiềm thức mà Lưu Quang Vũ có được trực giác khác thường, anh có khả

38

năng hiểu biết cảm thông với mọi đối tượng xung quanh mình. Anh dễ dàng giao hòa đồng cảm và nhận ra ngay nỗi niềm đau khổ của người khác. "Những người bạn khuân vác" được anh đưa vào thơ ấy là hiện thân của cuộc sống nghèo khổ, đắng cay:

Đội bốc vác bẩy người...

Có anh cày hoang bao đồng ruộng mênh mông Trốn nợ lưu lạc về đất cảng

Có anh ngực trổ đầy rồng rắn Cố anh mặt buồn mà hát rất hay Vai nổi u tay đầy vết sẹo chai

Người không mẹ không cha, người vợ con nheo nhóc...

Bảy con người với số phận riêng, hoàn cảnh riêng, mang nỗi đau khổ riêng ấy đã gắn kết lại với nhau. Phải thật gần gũi với họ nhà thơ mới có thể phát hiện ra rằng ẩn đằng sau vẻ ngoài gần như an phận, chai sạn trước khổ đau ấy chất chứa bao tình cảm mãnh liệt: "Ai cũng tựa hòn núi cao im lặng, Giấu trong lòng bao thác cuộn, suối trong". Nhà thơ đã dùng những từ ngữ gần như đối lập để miêu tả họ: "Sắc nhọn - cộc cằn, Bao la - nhỏ hẹp, u tối mà sáng suốt, Từng trải mà ngây thơ". Trong con người họ là sự giằng

xé, đan xen nhiều thái cực. Và với tấm lòng rộng mở, anh đã cảm nhận được bao tình cảm tốt đẹp nơi họ, nhất là sự đồng cảm, sẻ chia:

Những người bốc vác Mang trên vai cuộc đời Dạy tôi cách nhìn cách nghĩ

Trên cửa biển chói chang không chỗ nghỉ Kiện hàng to thôi đè ngập hai vai

Những bàn tay rộng lớn đỡ tay tôi Không vật nặng nào không nhấc nổi...

39

Viết về những con người đời thường Lưu Quang Vũ đã thể hiện quan niệm và triết lý sống của mình: Gần gũi và yêu mến những người sống xung quanh mình. Rộng hơn anh yêu tất cả những người cùng chung ngôn ngữ, chung tiếng nói với mình:

Mỗi sớm thức dậy nghe bốn bề thân thiết Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi.

(Tiếng Việt)

Vì thế khi viết về những người thân yêu ruột thịt của mình anh đã dành cho họ bao tình cảm yêu thương tha thiết. Hình ảnh người mẹ, người cha, người vợ, con trẻ hiện lên trong thơ Lưu Quang Vũ đã đánh thức trong chúng ta những tình cảm ruột rà.

Hình ảnh người mẹ đã đi vào thơ vào nhạc từ bao đời nay. Ca dao dân ca có vô số những câu viết về mẹ thật cảm động:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương.

Và Lưu Quang Vũ cũng vậy. Hình ảnh người mẹ hiện lên trong thơ Lưu Quang Vũ cũng là hình ảnh người mẹ Việt Nam của nghìn đời: tần tảo, hy sinh nuôi con khôn lớn. Ngay từ khi còn là cậu học trò lớp 9, nhìn chiếc áo cũ, nghĩ về mẹ lòng anh dâng tràn niềm yêu thương:

Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim Ảo con có đường khâu tay mẹ vá

Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm.

(Áo cũ)

Anh đã viết về mẹ với bao tình yêu mến, đặc biệt trong những ngày kháng chiến gian khổ anh lại càng thấu hiểu nỗi nhọc nhằn, cơ cực của mẹ:

40

Tàu bay giặc bắn

Nhà ta năm ấy cháy tan hoang Mẹ ơi thương mẹ nhiều mưa nắng Những năm dài khoai sắn nuôi con.

(Phố Huyện)

Vỡ đồi hoang

Mẹ trồng sắn trồng ngô

Nuôi con lớn trong nỗi nhọc nhằn của mẹ Trong cánh tay xóm làng bồng bế

Trong tiếng hò tha thiết vọng trên nương.

(Thôn Chu Hưng)

Tình cảm thiết tha đằm thắm của anh đối với mẹ được thể hiện bằng những lời thơ chân thành, giản dị như những lời nói thường ngày, không hề trau chuốt gọt dũa:

Trên đời này chẳng ai lo cho ta bằng mẹ

Cũng chẳng có ai ta làm khổ nhiều như mẹ của ta Mẹ ơi nếu con được sống lại tuổi thơ

Con chẳng bao giờ mải chen trốn học Đứa con trai nhiều lỗi lầm ương ngạnh Sẽ chẳng bao giờ làm mẹ xót xa.

(Gửi mẹ)

Tình cảm ấy được biểu hiện bằng những ước nguyện thiết tha khiến người đọc rưng rưng xúc động:

41

Ước con được sống suốt đời bên mẹ

Mẹ muốn ăn cá thu con chẳng nề xuống bể Chẳng ngại lên ngàn kiếm đạt măng mai

Tấm lòng bao dung, chở che của mẹ như một liều thuốc thần dược làm tan biến những bất hạnh, khổ đau con gặp phải trên đường đời vốn chông gai trắc trở:

Lo trước mọi điều mẹ thường ít nói Mắt tin yêu nhìn thấu tận đường xa

Mọi giả dối quanh co mọi tàn bạo hận thù Đều nát vụn trước mắt hiền của mẹ

Dẫu cuộc đời là con đường dài thế Con sẽ đi qua mọi đèo dốc chông gai Bằng đôi chân của mẹ, mẹ ơi.

Nỗi lòng của riêng anh cũng là nỗi lòng con của ngàn đời đối với mẹ. Mẹ trong thơ Lưu Quang Vũ là hình ảnh của một con người cụ thể với những hy sinh âm thầm nhẫn nại, kiên cường và nhân hậu. Mẹ là chỗ nhạy cảm nhất trong trái tim con người. Bài thơ của anh làm chúng ta liên tưởng đến bài "Thư gửi mẹ" của Êxênhin:

Đời con nay đã thấm nỗi nhọc nhằn Đã sớm chịu bao điều mất mát...

Chỉ mẹ là niềm vui, là ánh sáng diệu kỳ Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước...

Mẹ bao giờ cũng là nơi trở về, là chốn nương thân của con sau bao bôn ba lăn lộn với đời. Bên mẹ bao giờ con cũng thấy ấm áp, bình yên. Đối với Lưu Quang Vũ mẹ là điểm tựa vững chắc của anh trong suốt cuộc đời, là nguồn động viên an ủi lớn lao giúp anh luôn vươn lên sống có ích cho đời.

42

Bên cạnh hình ảnh người mẹ, thì hình ảnh người cha cũng hiện lên rất đẹp trong thơ Lưu Quang Vũ và cũng là điểm tựa vững chắc cho đời anh luôn vững bước. Người cha hiện ra trong sự hồi tưởng của anh là hình ảnh của một con người với khát vọng và lý tưởng lớn lao, luôn tất bật với những chuyến hành quân giết giặc:

Bố gởi con mảnh vải dù may áo Súng nổ dồn đuổi giặc suốt mùa mưa.

(Thôn Chu Hưng)

Mẹ dắt tay con ra vẫy chào bộ đội Bố ghé qua nhà áo ướt sương khuya Hôn vội con rồi lại hành quân.

(Phố Huyện)

Cha lội tắt qua dòng nước lạnh

Một nắm cơm đùm, một manh áo rách...

(Chuyện nhỏ bên sông)

Những câu thơ không có gì đặc biệt ấy đã làm nao lòng người đọc bởi một sự hồi tưởng bình thường nhưng da diết. Người cha- chiến sĩ- ấy không chỉ mang trong lòng lý tưởng cao đẹp mà còn là người cha của đời thường với những tình cảm rất chân thật. Trong những chuyến hành quân tất bật ấy cha luôn mang trong lòng hình ảnh của đứa con thơ. Cảm xúc của Lưu Quang Vũ khi viết về cha trong những dòng thơ trên đã bắt nhịp được với cảm xúc trong bài "Con vừa 6 tháng" của cha anh:

Con vừa 6 tháng răng chưa mọc Chiến sĩ hành quân giục trước nhà... Bây giờ theo pháo cha đi vội

43

(Con vừa 6 tháng - Lưu Quang Thuận)

Thật xúc động biết bao trước tấm lòng yêu thương, cao cả của cha. Chính sự yêu thương, chăm sóc và nuôi dạy chu đáo của cha là cơ sở cho việc hình thành nhân cách và phát triển tài năng của anh, đặc biệt là trong lãnh vực sân khấu. Tình phụ tử thiêng liêng quan trọng đối với cuộc đời con người biết bao. Vì thế khi cha ra đi con cảm thấy như mất đi điều lớn lao nhất. Tâm trạng ấy được anh thể hiện tập trung trong bài "Buổi chiều ấy".

Bài thơ là những hoài niệm đẹp đẽ về cha. Người hiện lên trong thơ anh với vẻ đẹp thật bình dị, với nụ cười hồn hậu, ấm áp:

Cha ở mặt trận về Gọi vang từ bên suối

Con ngựa trắng mình lấm lem đất bụi Vai áo cha ướt đẫm mưa chiều

Chiếc mũ nan, tấm khăn dù, lưng gạo trong bao... Nụ cười cha ấm như ngọn lửa hồng.

Viết về cha, Lưu Quang Vũ đã dành cho ông bao tình cảm sâu đậm. Trước nỗi đau tột cùng vì mất cha, anh đã trưởng thành hẳn lên. Nén nỗi đau anh giấu đi tình cảm của mình:

Cha chẳng thích thói yếu mềm khóc lóc Sợ cha không vui con chẳng dám khóc nhiều

Đối với anh cha như vẫn còn sống, hình bóng của ông luôn hiện diện quanh anh, luôn dõi theo mỗi bước chân anh:

Cha vẫn còn kia như sông nước hiền hoà Vẫn ở quanh con như ánh sáng trong nhà Trong mỗi chúng con, trong mỗi ngày con sống

44

Trong hoa trái của cuộc đời bất tận...

Được bao bọc trong môi trường gia đình đầy tình nhân ái, yêu thương của cha mẹ, Lưu Quang Vũ đã truyền tình thương yêu cho mọi người quanh anh, đặc biệt là trong cái gia đình nhỏ của anh. Trước hết anh dành tình thương đó cho con. Anh có nhiều bài thơ viết về con với một tình cảm trìu mến đến lạ lùng. Trong các bài "Gởi em và con", "Nói với con cuối năm", "Buổi chiều đón con", "Thằng Mĩ",... đều chứa đựng tình thương yêu vô bờ của một người cha đầy trách nhiệm với những đứa con yêu.

Đây là tâm trạng náo nức mong chờ của anh khi sắp đến ngày làm bố, đối với anh đó là một sự kiện lớn vì "sinh nở đời con" cũng là "thay đổi đời cha", vì thế bé chưa ra đời mà không khí chuẩn bị đón bé đã rộn ràng lắm, người bố trẻ còn làm thơ sẵn dành tặng cho con:

Anh mong đợi ngày cha con gặp mặt Con thân yêu người bạn nhỏ của cha... Đời chông gai vẫn mong con ra đời Bài thơ đẹp cha dành cho buổi ấy...

Trong bài "Nói với con cuối năm", viết cho Lưu Minh Vũ, đứa con trai đầu lòng của anh, anh đã đưa vào đó những chi tiết thời sự rất thật, có cả triết lý về cuộc sống trong thời chiến tranh, cũng như những triết lý về tình yêu hạnh phúc:

Con bi bô với bàn ghế cỏ cây Tập gọi tên các sự vật trên đời Tập tin lời người lớn

Cha làm sao nổi được

Những khổ đau lầm lạc đợi trên đường Cái ác đen sì trong mỗi quả bom Mang mặt đẹp nối cười khôn khéo...

45

Đó là tâm sự của người cha sau những trải nghiệm đắng cay ở đời. Viết về con, anh đã thể hiện những tình cảm thiện tính nhất của con người. Con trẻ chính là sự sống, là sự tươi mát hồn nhiên bất diệt:

Con hát lời ngọng nghịu

"Vịt dắt tay gà hai đứa đi chơi" Áp trán vào gò má ngây thơ

Cha bỗng thấy chẳng có gì đáng sợ...

(Nói với con cuối năm)

Đặc biệt viết về Lưu Quỳnh Thơ (bé Mí), đứa con trai xinh xắn và tài hoa kết tinh từ tình yêu của anh và Xuân Quỳnh, những vần thơ của anh luôn nồng ấm tình thương, thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao nhưng bình dị trong cuộc sống đời thường. Hình ảnh bé Mí hiện lên trong thơ anh thật sinh động, ngây thơ, rất đáng yêu:

Thằng Mí của bố ơi Đôi mắt to lay láy Miệng bi bô tập nói Làm gà "ò ó o" Hoa con gọi là "tư"

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 35 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)