2.2.CẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU
2.2.2.Tình yêu với những đam mê và khát vọng
93
học trò 15, 17 tuổi - cái tuổi chưa đủ để thành người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con nữa. Theo quy luật của cuộc đời, chàng trai ấy đã đến với tình yêu và tìm đến nàng Thơ để giãi bày xúc cảm của lòng mình:
Anh vọng về em một sắc trời xanh Ở nơi xa em có nhớ gió ân tình
Có phải mơ không mà anh thấy em trong tà áo Một hương môi mận chín một lời thanh... Từ đó dịu dàng mà chói chang em tới Lúc hiện lúc đi ngẩn ngơ, chấp chới Để anh thành nai lạc khát suối lành Để anh thành nhạn lẻ vọng trời xanh.
(Bài thơ khó hiểu về em)
Dường như trong ký ức của các thi sĩ lãng mạn, ai cũng lưu giữ hình ảnh một mối tình đầu trong trắng, đẹp như "hoa hàm tiếu còn ngậm sương đêm". Đọc các câu thơ trên của Lưu Quang Vũ, ta như thấy ngân vang âm hưởng của thơ Puskin, cảm nhận lại cái phút giây choáng ngợp, say đắm trong tình yêu của con người được mệnh danh là "nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ" này:
Tôi nhớ mãi phút giây huyền diệu Trước mắt anh em bỗng hiện về Như hư ảnh xa xăm vụt biến Như thiên thần sắc đẹp trắng trong
(Gửi K...)
Đến với tình yêu, Lưu Quang Vũ tìm thấy ở đó ý nghĩa của cuộc đời. Anh mang trong lòng nỗi đàm mê, khát vọng về một tình yêu chân thành, đầy hy vọng. Và anh đã
94
diễn đạt nó bằng sự non tơ, rối rít của tâm hồn son trẻ: "Rối rít trong lòng một nỗi em em". Để rồi sau này, khi hồi tưởng lại bóng hình người con gái ấy, anh như vẫn còn cảm nhận được cái hương vị nồng nàn mà mối tình đầu để lại trong anh: "Em mà ngọn gió chiều nức nở, Em mà ngày xưa run rẩy cả lòng anh". Và mặc dù tình yêu đem đến cho anh không ít đau khổ, đắng cay, anh vẫn xem tình yêu như một cứu cánh còn lại của mình, anh nương tựa vào nó để "tâm hồn không lạnh giá", anh xem tình yêu như một thứ
"hành lý để lên đường". Trong những lúc cô đơn, tuyệt vọng, hay bực dọc "bỏ nhà ra đi như ngọn gió", anh vẫn không nguội tắt lòng yêu: "Ngọn gió âm thầm quằn quại vẫn yêu em”. Và trong suốt cuộc đời lắm khổ đau, lận đận anh vẫn không nguôi khát vọng về một tình yêu lý tưởng: "Tôi bôi xóa rất nhiều thề ước đẹp, Riêng với em tôi chẳng phản bao giờ,... Em ở đâu bao năm tháng qua rồi?, Người ta bảo rằng em đã chết, Người ta bảo quên đi đừng phí sức, Em làm gì có thật mà mong, ...Tôi làm sao có thể nguôi yên, Khi biết ở nơi nào em vẫn sống, Em sẽ đến như ngày rồi sẽ nắng, Tôi sống bằng khoảng rộng ở nơi em" (Thơ tình viết về người đàn bà không tên (III)).
Nếu như mỗi con người chỉ được sở hữu một sự sống hữu hạn, quá ngắn ngủi so với cái vô tận vô cùng, thì tình yêu là một cách để chiến thắng thời gian. Với tình yêu, Lưu Quang Vũ tìm thấy ở thơ niềm hạnh phúc vô tận, tìm thấy ở tình yêu "sức lực của đời anh". Vì "tình yêu là lời thử thách với thời gian và những tai ương của thời gian. Nhờ có tình yêu, từ cuộc đời này chúng ta tỏa sáng vào cuộc đời khác". Quan niệm này không xa lạ với các bậc thầy văn chương thế giới. Song đặt trong truyền thống biểu hiện có phần dè dặt của thơ tình phương Đông, cách tôn vinh tình yêu và người con gái mình yêu thành thật và mạnh mẽ thế này không hẳn là phổ biến:
-Anh yêu em và anh tồn tại -Anh có lại niềm vui và sức lực Nhờ em cho em đời sống của anh ơi -Phải xa em anh chẳng còn gì nữa Chẳng còn gì kể cả nỗi cô đơn
95
-Chỉ tin nơi nào có em đến ở
Của chỉ sống bằng hơi thở của em thôi...
Như vậy, Lưu Quang Vũ yêu đến đắm đuối, say mê, yêu bằng cả sự rối rít của tâm hồn, và cũng chẳng khác gì "ông hoàng của tình yêu"- Xuân Diệu, anh cũng công khai thừa nhận cái đắm đuối, say mê ấy. Và cũng chính vì yêu thương tha thiết bằng cả tấm lòng, nên có lúc anh cũng thật buồn bã cô đơn khi không được người thấu hiểu. Hành trình đi tìm hạnh phúc, đi tìm tình yêu đích thực của Lưu Quang Vũ thật lắm gian truân, nhưng với niềm đàm mê và khát vọng cháy bỏng, cuối cùng thì anh đã sở hữu được những điều anh hằng mong ước: "Dù sao cuộc đời đã dành em lại cho anh, Điều mong ước đầu tiên điều ở lại sau cùng, Chúng ta đi bên nhau trên mặt đất, Dẫu chỉ riêng điều đó là cố thất, Đủ cho anh mãi mãi biết ơn đời". Có em, anh như có tất cả, cả "sớm mai và tuổi trẻ", cả "niềm tin và sức lực",... và đặc biệt hơn là cả nguồn thi hứng vô biên, vì em
chính là "người nổi gió những vần thơ có cánh" trong anh.
2.2.3.Tình yêu và những vẻ đẹp của muôn mặt đời thường