3.1.2.Hình ảnh mưa

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 104 - 107)

Chương 3: HÌNH ẢNH VÀ GIỌNG ĐIỆU THƠ LƯU QUANG VŨ

3.1.2.Hình ảnh mưa

Có thể nói không gian mưa rất thích hợp để con người phơi bày tâm trạng, đặc biệt là tâm trạng cô đơn, buồn bã. Đã đành, niềm vui hay nỗi buồn là do tự ở lòng người, không phải do ngoại giới chi phối. Nhưng nếu so sánh giữa tia nắng và giọt mưa thì tia nắng dễ đem lại cho con người niềm vui hơn âm thanh của những giọt mưa, tiếng mưa rơi "rả rích, tí tách" rất dễ bắt nhạy với phần yếu mềm của tâm trạng. Bởi thế mà Huy Cận - nhà thơ mang "nỗi sầu thiên cổ" trước cách mạng đã cho ra đời bài thơ một bài thơ rất nổi tiếng trong đêm mưa:

Đêm mưa làm nhớ không gian Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la Tai nương giọt nước mái nhà

Nghe trời nặng nặng nghe ta buồn buồn Nghe đi rời rạc trong hồn

Những chan xa vắng dặm mòn lẻ loi...

(Buồn đêm mưa)

Lưu Quang Vũ có nhiều bài thơ viết về mưa: "Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa", "Nửa đêm tới thành phố lạ gặp mưa", "Mưa dữ dội trên đường phô trên mái nhà ", "Mưa",... và nhiều bài thơ khác có nhắc đến hình ảnh mưa. Mưa được nhắc đến 89 lần/ 121 bài thơ trong "Lưu Quang Vũ - thơ và đời". Vì thế Vương Trí Nhàn đã nhận định về Lưu Quang Vũ như sau: "Trong các thi sĩ cùng thời anh là người nhạy cảm và thân thuộc với mưa hơn ai hết" [20, 69]. Bởi, nếu so với các thi sĩ cùng thời, anh cũng là người mang nhiều nỗi niềm tâm trạng nhất: đau khổ, cô đơn, bế tắc, thất vọng,... Lẽ thường, mưa sẽ hợp với "cái tạng" của anh hơn cả.

105

Cảm nhận đầu tiên về mưa trong thơ Lưu Quang Vũ là mưa sẽ "xóa nhòa" đi nhiều thứ tốt đẹp mà con người luôn mong được giữ gìn, điều đó cho thấy sự trôi qua của thời gian mà con người đành bất lực, không sao níu kéo được:

Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa Xóa nhòa đi những điều em hứa Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa

Nắng không trong như nắng buổi ban đầu... Cơn mưa rào nối trận mưa ngâu

Xoa cả dấu chân em về buổi ấy... Cây lá với người kia thay đổi cả Em không còn màu mắt xưa...

(Anh chỉ sự rồi trời sẽ mưa)

Mang tâm sự buồn nản ưu phiền nhìn mưa, Lưu Quang Vũ cảm nhận như mưa hiện thực thấm dần vào tâm trạng mình: "Mưa trên đường xa, mưa trên cửa sổ tâm hồn". Mưa cho thấy cái mong manh hữu hạn của hạnh phúc đời người: "Hạnh phúc con người mong manh mưa sa". Mưa gợi tâm trạng luôn phấp phỏng, âu lo: "Mưa cướp đi ánh sáng của ngày, Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ, Thức chẳng yên dề dang giấc ngủ...". Mưa trong thơ Lưu Quang Vũ còn gợi lên một ấn tượng về cảnh tro than, ly tán, đổ vỡ trong chiến tranh: "Hạt mưa đen rơi trên ô kính vỡ", hay gợi lên cảm giác về một không gian xám lạnh, âm u: "Những chùa cổ chiều mưa rêu ướt lạnh". Mưa còn là điềm dữ báo

trước những số phận:

Mưa không mơ hồ mà tàn nhẫn từng cơn Quyển sách cữ bài thơ nhòe nét chữ Em đã tin trời xanh ngoài cửa sổ Trời đen sầm sập cửa nát vai em...

106

(Gửi một người bạn gái)

Nhưng Lưu Quang Vũ không chỉ nhìn mưa với màu sắc bi thương một chiều như thế mãi. Nỗi buồn của tâm trạng đã thuộc về một thời đã qua, khi tìm lại được "niềm vui và sức lực", anh đã nhìn thấy ở mưa biểu tượng của niềm vui, hạnh phúc. Cũng là mưa, nhưng mưa bây giờ không còn gợi cho anh cảm giác thảng thốt, lo âu, lạnh lẽo như trước kia nữa mà ngược lại, anh nhìn mưa trong tâm thế lạc quan, ấm áp hơn. Trong bài thơ "Mưa" anh đã viết những câu thơ rất đẹp, thể hiện một cách cảm nhận mới về hình ảnh mưa: "Mưa rộng dài xóa những nỗi lo riêng", "Mưa mát lành cuốn sạch mọi buồn lo",... Mưa đem lại sự tươi mát, hồi sinh:

Anh hãy nghe tiếng mưa, tiếng mưa Trên những cánh đồng đất nâu tơi tả ướt đẫm cả tiếng cười ướt đẫm cả lưỡi cày cả hạt ngô mầm mạ...

Các tường nhà trong một sắc áo chung Chùm vải sẽ sai quả mận sẽ hồng

Cửa kính ướt sẽ thành gương trong trẻo... (Mưa)

Và quan trọng hơn, mưa còn là khúc hát của tình yêu:

Em đưa tay hứng những hàng mưa Bàn tay như đài hoa, như búp lá...

Thôi anh đừng nhìn em, đừng nhìn em nữa Em hiểu điều gì đã gắn bó đôi ta

107

Qua hình ảnh mưa trong thơ Lưa Quang Vũ, chúng tôi thấy mưa không chỉ là một hiện tượng tự nhiên thông thường mà nó còn là một phương tiện để nhà thơ bộc lộ tâm trạng, thể hiện những rung cảm trong sâu thẳm tâm hồn, để từ nó anh nhìn vào chính mình và nhìn ra thế giới xung quanh.

3.1.3.Hình ảnh ngọn lửa

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật thơ lưu quang vũ (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)