Theo nghiên cứu của Parasuraman, Zeithaml và Berry (1985) trích bởi Nguyễn Thị Ngọc An (2008) một trong những khía cạnh trông thấy của dịch vụ như trang thiết bị, nhân viên phục vụ, cơ sở vật chất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
Trong lĩnh vực về vận tải công cộng, nghiên cứu của Yong (2012) về khám phá chất lượng dịch vụ tại thành phố Đài Bắc (Đài Loan) đã tách chất lượng dịch vụ công cộng thành bốn thành phần là: thái độ phục vụ của nhân viên và lái xe, thiết bị dịch vụ hữu hình, sự tiện lợi và độ tin cậy thông tin. Theo nghiên cứu của Hu và Jen (2006) trích bởi Wen và Ching (2011), những thiết bị dịch vụ hữu hình trong VTHKCC là những yếu tố liên quan đến mức độ tiện nghi của phương tiện (vận tải) và thiết bị (nằm trên phương tiện) được điều hành bởi các nhà cung cấp dịch vụ.
Hồ Sỹ Long (2009) trong nghiên cứu về đo lường sự thỏa mãn của hành khách sử dụng dịch vụ Mai Linh Expess Nha Trang đã nhận thấy các yếu tố về tiện nghi của phương tiện có ảnh hưởng lớn đến sự thỏa mãn của hành khách sử dụng dịch vụ. Joewono và Kubota (2007) trích bởi Wen và Ching (2011) đã đo lường chất lượng dịch vụ của hệ
thống vận chuyển ở Indonesia bằng cách sử dụng 9 thành phần với 54 biến, trong đó bao gồm biến quan sát về tiện nghi của phương tiện, biến này đề cập tới những đặc tính của phương tiện như ghế ngồi, trang thiết bị trong xe như tay cầm, máy lạnh v.v... Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến cả sự hài lòng (thỏa mãn), lòng trung thành của khách hàng và sự hài lòng có ảnh hưởng tích cực đến lòng trung thành của khách hàng.
Sự gia tăng chất lượng thiết bị dịch vụ hữu hình sẽ dẫn đến sự gia tăng mức độ hài lòng trong sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại TP. HCM.