Xem xét các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng trong dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 85)

Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm tra các vi phạm các giả định, mô hình đưa ra là phù hợp với dữ liệu và các biến độc lập có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc. Cụ thể:

Phương trình hồi quy thể hiện sự hài lòng của khách hàng theo tất cả các biến độc lập được xác định là:

HL = 0,136 + 0,06 (TX) + 0,083 (TB) + 0,194 (TL) + 0,19 (QL) + 0,26 (GV)

Kết quả phân tích hồi quy (bảng 5.11) cho thấy tất cả các biến độc lập đều có mức ý nghĩa < 0,05 nghĩa là các biến này đều có ý nghĩa thống kê. Cả 5 biến độc lập đều tác động dương đến nhận biết thương hiệu. Do đó, nghiên cứu chấp nhận 5 giả thuyết đặt ra.

Giả thuyết H1: Tiếp xúc với khách hàng (TX) có tác động cùng chiều đến sự hài

lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt:

Biến TX có mức ý nghĩa thống kê 1% là Sig = 0,003 < 0,05 với hệ số hồi quy riêng phần là 0,06, mang dấu (+) nên có tác động cùng chiều với biến HL (Sự hài lòng của khách hàng), có nghĩa là trong trường hợp các biến khác không đổi, khi biến TX tăng thêm 1 đơn vị thì biến HL tăng thêm 0,06 đơn vị.

Giả thuyết H2: Trang thiết bị dịch vụ hữu hình (TB) có tác động cùng chiều đến

sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt:

Biến TB có mức ý nghĩa thống kê 1% là Sig = 0,003 < 0,05 với hệ số hồi quy riêng phần là 0,083, mang dấu (+) nên có tác động cùng chiều với biến HL (Sự hài lòng của khách hàng), có nghĩa là trong trường hợp các biến khác không đổi, khi biến TB tăng thêm 1 đơn vị thì biến HL tăng thêm 0,083 đơn vị.

Giả thuyết H3: Sự tiện lợi của dịch vụ (TL) có tác động cùng chiều đến sự hài

lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt:

Biến TL có mức ý nghĩa thống kê 1% là Sig = 0,000 < 0,05 với hệ số hồi quy riêng phần là 0,194, mang dấu (+) nên có tác động cùng chiều với biến HL (Sự hài lòng của

khách hàng), có nghĩa là trong trường hợp các biến khác không đổi, khi biến TL tăng thêm 1 đơn vị thì biến HL tăng thêm 0,194 đơn vị.

Giả thuyết H4: Hỗ trợ quản lý điều hành (QL) có tác động cùng chiều đến sự hài

lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt;

Biến QL có mức ý nghĩa thống kê 1% là Sig = 0,000 < 0,05 với hệ số hồi quy riêng phần là 0,19, mang dấu (+) nên có tác động cùng chiều với biến HL (Sự hài lòng của khách hàng), có nghĩa là trong trường hợp các biến khác không đổi, khi biến QL tăng thêm 1 đơn vị thì biến HL tăng thêm 0,19 đơn vị.

Giả thuyết H5: Giá vé dịch vụ hợp lý (GV) có tác động cùng chiều đến sự hài

lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt:

Biến GV có mức ý nghĩa thống kê 1% là Sig = 0,000 < 0,05 với hệ số hồi quy riêng phần là 0,26, mang dấu (+) nên có tác động cùng chiều với biến HL (Sự hài lòng của khách hàng), có nghĩa là trong trường hợp các biến khác không đổi, khi biến GV tăng thêm 1 đơn vị thì biến HL tăng thêm 0,26 đơn vị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng trong dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 85)