Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quảnlý tiền lương của Ch

Một phần của tài liệu công tác quản lý tiền lương của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ (Trang 75 - 78)

5. Kết cấu khóa Luận

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quảnlý tiền lương của Ch

nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ

Để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương thì trước hết, chúng ta cần phải xét đến các đặc điểm của ngành than đang chi phối

công tác quản lý tiền lương. Sau đây là một số đặc điểm chi phối đến công tác quản lý tiền lương của ngành than nói chung và Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ nói riêng:

- Tài nguyên khoáng sản là hữu hạn và không tái tạo, có trữ lượng hạn chế. Nên chính sách tiền lương phải góp phần khuyến khích khai thác tiết kiệm, hợp lý và tận thu tối đa tài nguyên, nhất là tài nguyên không tái tạo như than.

- Các mỏ nằm ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa có trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp và nhiều khó khăn. Vì vậy, phải có chính sách tiền lương và các chính sách xã hội khác phù hợp để khuyến khích thu hút lao động.

- Lao động khai thác khoáng sản là lao động vất vả, nặng nhọc, chủ yếu do nam giới đảm nhiệm, đặc biệt là lao động làm việc trong hầm lò. Hơn nữa, điều kiện và môi trường làm việc trong khai thác khoáng sản nguy hiểm, độc hại có rủi ro cao về tai nạn lao động, về mắc bệnh nghề nghiệp và ảnh hướng xấu đến sức khỏe. Vì vậy đòi hỏi chính sách tiền lương phải gắn liền đồng bộ với các chính sách thu hút lao động, chăm sóc sức khỏe, chế độ bảo hiểm, an toàn lao động và chính sách tạo việc làm cho lao động nữ.

- Ngành khai thác khoáng sản bao gồm khai thác lộ thiên, khai thác hầm lò, sàng tuyển gồm nhiều công đoạn là ngành tổng hợp nhiều ngành, nghề, nhiều loại công việc và sử dụng nhiều loại máy móc, thiết bị, phương tiện khác nhau, có quy mô công suất, trình độ hiện đại, trình độ cơ giới hóa khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện mỏ - địa chất. Do vậy phải có hệ thống thang lương, bảng lương phù hợp cho từng loại hình khai thác, loại hình thiết bị.

- Vì đối tượng lao động là các vỉa than, thân khoáng và các lớp đất đá bao quanh đứng im và chưa được nghiên cứu, thăm dò hiểu biết đầy đủ lại thường xuyên biến động theo không gian, trong khi phương tiện lao động luôn chuyển dịch theo đối tượng lao động và điều kiện làm việc, tổ chức lao động, tổ chức sản xuất luôn thay đổi theo không gian và thời gian nên gặp rủi ro cao về hiệu quả

khai thác. Điều đó đòi hỏi cơ chế tiền lương phải hết sức linh hoạt, năng động, có sự phân cấp hợp lý.

- Hiện nay các ngành kinh tế đều phát triển, người lao động có nhiều sư lựa chọn cho riêng mình, nên người lao động đặc biệt là lao động trong hầm lò có xu hướng ít gắn bò với nghề, khi họ đã tích luỹ được một khoản tiền nhất định và họ có đủ điều kiện chuyển nghề khác an toàn hơn, mặc dù thu nhập thấp hơn.

Từ đặc điểm của ngành cùng với những kết quả đạt được, những tồn tại, sinh viên đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tiền lương của Công ty Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ như sau:

3.2.1. Xây dựng đội ngũ thực hiện công tác quản lý tiền lương làm việc chất lượng, hiệu quả

Người làm công tác quản lý tiền lương chính là lao động thuộc phòng Tổ chức Lao động, kế toán tiền lương tại phòng Kế toán – Tài chính – Thống kê

Để làm tốt công tác quản lý tiền lương, cần phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của phòng Tổ chức Lao động và những yêu cầu đặt ra. Phòng Tổ chức lao động là phòng ban đảm nhân công tác nhân sự của mỏ than Phấn Mễ, phòng chịu sự quản lý của giám đốc và Công ty Gang thép Thái Nguyên, có nhiệm vụ là quản lý các vấn đề về nhân sự, trong đó có công tác quản lý tiền lương.

Phòng có nhiệm vụ xây dựng quỹ tiền lương, đơn giá tiền lương, khoán lương cho các phòng ban, các phân xưởng, thực hiện chia lương cho người lao động... với số lượng lao động gần 1000 người, là lượng lao động khá lớn và lực lượng lao động chủ yếu là lao động trực tiếp. Do đó, khối lượng và trách nhiệm công việc đối với phòng lớn. Phòng phải thực hiện tốt công tác trả lương thông qua thiết kế chính sách tiền lương, định mức lao động, tổ chức lao động, thực hiện đánh giá người lao động... Vì vậy, để thực hiện tốt công tác quản lý tiền lương, cần nâng cao trình độ kỹ năng của cán bộ Phòng Tổ chức lao động, sắp xếp công việc hợp lý.

- Đào tạo nhân viên, cho nhân viên tham gia học hỏi, tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ người lao động.

- Để đảm bảo viêc chia lương nhanh chóng chính xác, cần thực hiện áp dụng phần mền tính lương thay vì việc tính lương trên excel như hiện nay.

- Phối hợp với các phòng ban khác, vì việc chấm công do các phòng ban, phân xưởng thực hiện, nhân viên phòng tổ chức lao động cần phải kết hợp với các phòng ban, tham gia hướng dẫn cách chấm công, chấm điểm cho công nhân, đồng thời có biện pháp giám sát kiểm tra để đảm bảo bảng chấm công được thực hiện khách quan phản ánh được thực tế sự đóng góp thực hiện công việc của từng người lao động.

- Đối với phòng kế toán, kết hợp, trao đổi thông tin để việc chi trả lương cho người lao động thực hiện đúng thời gian quy định của người lao động, đồng thời xử lý các số liệu các chỉ tiêu doanh thu, sản phẩm để xây dựng quỹ lương, quỹ lương khoán cho từng bộ phận chính xác. Nâng cao trình độ người lao động trong Công ty và ý thức kỷ luật của người lao động.

Một phần của tài liệu công tác quản lý tiền lương của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w