Phương pháp phân phối quỹ tiền lương

Một phần của tài liệu công tác quản lý tiền lương của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ (Trang 49 - 64)

5. Kết cấu khóa Luận

2.2.3. Phương pháp phân phối quỹ tiền lương

2.2.3.1. Trả lương lao động sản xuất trực tiếp và quản lý phân xưởng

* Xác định quỹ lương cho từng đơn vị, bộ phận hoặc tổ sản xuất

Trong đó:

L: Tổng quỹ lương

Vdgi: Đơn giá tiền lương của sản phẩm hoặc công việc i. m : Số loại sản phẩm hoặc công việc.

K Q V L i m i dgi + = ∑ =1

i i i n i i i SP i t h K h t L L = + ∑ =1

K: Tổng lương khác (Lương lễ, phép, bổ sung, phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, kiêm nghiệm...).

* Chia lương theo tổ, bộ phận và cho từng người lao động

- Đối với tổ, bộ phận sản xuất làm lương khoán, lương tập thể:

Trong đó:

Li: Tiền lương người thứ i nhận.

Lsp: Quỹ lương sản phẩm của tập thể tổ, nhóm (LSP = i

m i dgiQ V ∑ =1 )

n : Số lượng thành viên trong tổ.

Ki: Lương khác (học, phép, lễ, phụ cấp (nếu có)) của người thứ i. ti: Thời gian làm việc thực tế của người thứ i (công).

hi: Hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i được tính:

Trong đó:

a : Là tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc ( có thể từ 2, 3, 4 chỉ tiêu như: tay nghề, kinh nghiệm, trách nhiệm...).

∑ = a i i d

1 : Là tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i.             = ∑ ∑ = = a i i a i i i d d h 1 min 1

∑ = a i i d 1 min

: Là tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thấp nhất trong tập thể.

Tiêu chí xác định điểm đánh giá mức độ đóng góp hoàn thành công việc:

1- Nhóm các tiêu thức đánh giá kinh nghiệm (thâm niên) công việc (tối đa là 25 điểm).

Tiêu chí này thể hiện kinh nghiệm trong công việc và được đánh giá tương ứng với hệ số lương hiện hưởng. Mức điểm tối đa cho tiêu thức này là 40 điểm tương ứng với bậc 5 hệ số là 3,45.

Đối với người thuộc ngạch bậc lương khác thì xác định điểm như sau: Điểm người i = x 25 điểm

2- Nhóm các tiêu thức đánh giá trách nhiệm công việc (tối đa 15 điểm)

A1: Trách nhiệm đối với quá trình thực hiện và kết quả thực hiện công việc hoặc liên quan đến an toàn, tính mạng con người, hiệu quả SXKD của mỏ, tối đa 10 điểm.

A2: Trách nhiệm đối với phương tiện làm việc, tối đa 5 điểm.

3- Nhóm các tiêu thức đánh giá độ phức tạp của công việc( tối đa 60 điểm), trong đó:

B1: Trình độ đào tạo theo yêu cầu của nghề của vị trí đảm nhận, điểm tối đa là 50.

Điểm công nhân bậc 5 là 20, điểm công nhân i là: Điểm người i = x 30 điểm

B2: Yêu cầu sáng tạo, chủ động xử lý công việc, điểm tối đa là 5.

B4: Tính hợp tác và phối hợp trong công việc (có liên quan đến hiệu quả SXKD), điểm tối đa là 5.

B5: Môi trường làm việc, điểm tối đa là 10.

Ví dụ: Tính lương cho anh Nguyễn Đức Cường, thuộc Tổ nghiền, phân xưởng Than tuyển.

- Quỹ lương của Tổ nghiền, phân xưởng Than tuyển tháng 10 được tính là: 36,779,778 đồng.

- Ngày công làm việc trong tháng của anh nguyễn Đức Cường là 19 ngày. - Hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của anh Nguyễn Đức

Cường là 1.33

Lương chia cho anh Nguyễn Đức Cường trong tháng là: ×19×1.33 = 3.516.754 (đồng)

Theo cách tính trên ta có bảng chia lương cho từng người trong tổ ( Phụ lục 04)

2.2.3.2. Trả lương cho lao động gián tiếp

* Xác định quỹ lương cho các bộ phận, phòng ban như sau:

Để đảm bảo tính chủ động trong công việc và quản lý lao động, tiền lương cho các đơn vị mỏ tiến hành giao khoán quỹ lương cho các bộ phận, phòng ban như sau:

Quỹ lương khoán:

Lkp =

Trong đó:

Lkp: Là tổng quỹ lương khoán cho các bộ phận, phòng ban dựa trên lao động định biên.

TLi: Là lương khoán hàng tháng của chức danh quản lý thứ i có tính đến hệ số sản xuất kinh doanh.

Công khoán các vị trí: Các Phòng, Bộ phận khoán 26 công/tháng. Riêng các vị trí do yêu cầu, tính chất công việc như quản lý kho than, chấm chuyến thuộc Bộ phận điều độ... tính theo công thực tế trong tháng. Bộ phận y tế theo dõi, cập nhật, quản lý Hồ sơ sức khỏe cho CNVC được Mỏ trả thêm 3 công/tháng cho việc này, hàng tháng đồng chí trạm trưởng có trách nhiệm theo dõi chấm công gửi về phòng tổ chức lao động để làm cơ sở trả lương. Do yêu cầu SXKD để sử dụng hiệu quả lao động mỏ không bố trí thêm lao động làm lương, sổ lương và tính thuế thu nhập của các phòng nên công việc này được mỏ trả thêm ngoài khoản lương khoán cụ thể như sau: Phòng Kế toán-Tài chính-Thống kê, tổ chức lao động, cơ điện mỗi phòng 01 công/tháng. Phòng kế hoạch kinh doanh, kỹ thuật công nghệ, hành chính quản trị, bảo vệ tự vệ mỗi phòng 02 công/tháng. Trường hợp đặc biệt do nhu cầu công việc thì phải có xác nhận của thủ trưởng đơn vị, phòng tổ chức lao động duyệt mới có giá trị thanh toán lương.

* Chia lương cho người lao động trong các bộ phận phòng ban

Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên- Mỏ than Phấn Mễ hiện tại đang áp dụng phương pháp trả lương theo phương pháp chấm điểm cho bộ phận gián tiếp. Phương pháp trả lương được tiến hành theo 3 bước:

- Bước 1: Xây dựng điểm số đánh giá mức độ phức tạp, tính tránh nhiệm và thâm niên công tác từng người ( chức danh).

Chấm theo 4 nhóm tiêu thức với tổng số điểm tối đa là 100 điểm ( có phụ lục kèm theo).

1- Nhóm các tiêu thức đánh giá độ phức tạp của công việc( tối đa 40 điểm), trong đó: A1: Trình độ đào tạo theo yêu cầu của nghề của vị trí đảm nhận, điểm tối đa là 10. A2: Yêu cầu sáng tạo, chủ động xử lý công việc, điểm tối đa là 12.

A4: Tính hợp tác và phối hợp trong công việc ( có liên quan đến hiệu quả SXKD), điểm tối đa là 5.

2- Nhóm các tiêu thức đánh giá kinh nghiệm (thâm niên) công việc (tối đa là 45 điểm). Tiêu chí này thể hiện kinh nghiệm trong công việc và được đánh giá tương ứng với hệ số lương hiện hưởng. Mức điểm tối đa cho tiêu thức này là 40 điểm tương ứng với bậc 5 chuyên viên chính hệ số là 5,32.

Với người thuộc ngạch bậc lương khác thì xác định điểm như sau: Điểm người i = x 45 điểm

3- Nhóm các tiêu thức đánh giá trách nhiệm công việc ( tối đa 15 điểm)

B1: Trách nhiệm đối với quá trình thực hiện và kết quả thực hiện công việc hoặc liên quan đến an toàn, tính mạng con người, hiệu quả SXKD của Mỏ, tối đa 7 điểm.

B2: Trách nhiệm đối với phương tiện làm việc, tối đa 3 điểm. B3: Trách nhiệm trong công tác đốu ngoại, tối đa 5 điểm.

4- Nhóm các tiêu thức khuyến khích kinh nghiệm đặc biệt ( tối đa 5 điểm). Bước 2: Xác định hệ số trả lương cho từng người:

Quy định chức danh có mức điểm thấp nhất hệ số là 1, chức danh có mức điểm khác thì hệ số như sau:

Hệ số chức danh i (hi) =

Ví dụ: người thấp nhất có tổng số điểm là 40 tương ứng hệ số là 1, thì người thứ i có tổng điểm là 60 thì hệ số xác định như sau:

Hệ số trả lương chức danh i (hi) = = 1,5

Theo công thức sau:

Tiền lương người thứ i nhận được: Ti = x hi x ni

Trong đó n là công thức khoán theo thực tế.

Sau đây tôi sẽ trình bày cách xác định tiền lương của người lao động trong phòng ban, cụ thể là chị Đào Thị Minh, nhân viên phòng Tài chính – Kế toán – Thống kê:

- Xác định hệ số chia lương của Chị Đào Thị Minh:

- Hệ số chia lương của Chị Đào Thị Minh: hi = 78/40 = 1.95

- Quỹ lương bộ phận gián tiếp trong tháng 10 là: 709.858.900 (đồng)

Bảng 2.6: Bảng xác định hệ số chia lương của Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính tháng 10/2011

(Nguồn: Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính)

* Đối với lãnh đạo mỏ, phó, trưởng phòng

- Đối với trưởng phòng

Theo quy chế hiện tại, mức lương bình quân của trưởng phòng bằng 2,1 lần mức bình quân của nhân viên quản lý và phục vụ nhân viên quản lý.

Thực hiện chấm điểm cho người lao động là trưởng phòng như sau:

+ Chấm điểm, xác định mức độ phức tạp của công việc (ATP) : Tối đa là 65 điểm.

+ Chấm điểm dựa trên kinh nghiệm (thâm niên) công việc (BTP) : Tối đa là 35 điểm. Hệ số trả lương chức danh hi =

- Đối với các phó phòng

Phương pháp như trưởng phòng, mức lương bình quân bằng 1.8 lần mức lương bình quân của nhân viên

Hệ số trả lương:

Hệ số trả lương chức danh hi = - Đối với lãnh đạo mỏ

Giám đốc, Bí thư Đảng ủy chuyên trách: Mức lương bình quân bằng 5 lần mức lương bình quân của nhân viên.

Phó Giám đốc, chủ tịch công đoàn chuyên trách bằng 80% giám đốc, bí thư Đảng ủy chuyên trách có xét đến hệ số (Bậc 1 tương đương với 80%).

* Lương trả cho công nhân trạm điện 35 KV, 6 KV

Lương công nhân trạm điện 35 KV, 6 KV hưởng bằng 75% lương bình quân sản phẩm các phân xưởng.

2.2.3.3. Lương thêm giờ

Đối với một số trương hợp, người lao động phải làm thêm giờ, thì căn cứ vào quy chế tiền lương của Công ty, những trường hợp làm thêm giờ được tính tiền lương thêm giờ như sau:

VTG = × H× TTG

Trong đó:

VTG: Là tiền lương làm thêm giờ trong tháng. LCB: Lương cấp bậc.

VPC: Các loại phụ cấp lương (nếu có).

H: Hệ số % tiền lương làm thêm giờ theo quy định của BLLĐ. - Làm thêm giờ vào ngày thường: 150%

- Làm thêm giờ vào ngày chủ nhật: 200%

- Làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có lương: 300% TTG: Số giờ làm thêm trong tháng.

Các công việc nằm trong chức trách, nhiệm vụ của từng phòng, từng cá nhân nếu chưa hoàn thành thì tự đi làm them, không trả thêm lương.

Ví dụ lương thêm giờ của chị Đào Thị Minh, phòng Kế toán – Tài chính – Thống kê trong tháng 10/2011 là:

- Số giờ làm thêm vào ngày thường trong tháng là 14 giờ Tiền lương làm thêm trong tháng của chị Minh :

2.2.3.4. Tiền lương trả cho CNVC nghỉ phép, nghỉ lễ, đi học, họp và tham gia hoạt động xã hội

- Tiền lương trả cho CNVC đi học do nhu cầu của mỏ được Công ty quyết định cử đi học được hưởng lương theo quyết định cử đi học và đối tượng các bậc học. - Tiền lương đội cấp cứu mỏ trong những ngày tập trung luyện tập hàng tháng

thì được hưởng 100% ( LCBBQ của đội + PCKV, CV). Lương xử lý sự cố lò hưởng bằng 1,5% bình quân lương sản phẩm thợ lò trong tháng tương ứng (chỉ trả cho những ngày khắc phục sự cố lớn như: Bục nước, sập lò, cháy lò. Còn những ngày đi dã ngoại, phục vụ lấy mẫu khí trong lò chỉ được hưởng lương như đi luyện tập hàng tháng). Trường hợp đặc biệt do giám đốc quyết định. - CNVC nghỉ phép, nghỉ lễ, dân quân tự vệ và tham gia các hoạt động xã hội do

mỏ triệu tập được hưởng nguyên lương cơ bản cộng phụ cấp ( nếu có). Riêng phong trào: văn nghệ, thể thao, phụ trách thiếu niên... được tính bằng lương bình quân sản phẩm các phân xưởng khối Lộ thiên. Trường hợp tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa thể thao, dân quân tự vệ do Công ty triệu tập thì phải hưởng lương theo quy chế Công ty sau khi trích các quỹ theo quy định. Trường hợp đặc biệt do giám đốc mỏ quyết định.

- Tất cả các tiền trên được Mỏ chi cùng kỳ lương tháng, riêng chế độ nghỉ phép hàng năm để mọi CNVC có thời gian nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe tái sản xuất sức lao động, tiêu chuẩn nghỉ phép của năm nào, các đơn vị, các phòng cần bố trí chó CNVC nghỉ phép năm đó, thủ trưởng các đơn vị cần bố trí cho CNVC trong đơn vi mình đi nghỉ dải đều ra các tháng trong năm tránh để nghỉ dồn phép vào những tháng cuối năm, đối với các đơn vị công việc có tính chất mùa vụ thì bố trí CNVC nghỉ vào những tháng ít việc.

2.2.3.5. Phụ cấp

* Phục cấp theo khu vực

Thực hiện theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và Thông tư liên bộ số 11/2005/TTL-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2005 củ Bộ Nội vụ, Bộ

Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính. Phục cấp này trong đơn giá tiền lương các công việc sản phẩm đã xác định.

* Phụ cấp làm đêm

Thực hiện theo Nghị định số 205/204/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và thông tư số 08/2005/TTLT-BNV-TC ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ. Mỏ áp dụng cụ thể như sau:

- Các sản phẩm, công việc có đơn giá tiền lương Mỏ đã tính các yếu tố này vào đơn giá, không tách riêng.

- Các công việc gián tiếp nếu làm theo chế độ 3 ca thì hưởng lương 30% lương chính làm việc ban ngày; làm theo chế độ 4 kíp thì kíp 3 hưởng 10% lương chính làm ban ngày, kíp 4 hưởng 25% lương chính làm việc ban ngày.

* Phụ cấp chức vụ trách nhiệm, kiêm nhiệm

Thực hiện theo Nghị định số 205/204/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 14/12/2004, Thông tư 03/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế đọ phụ cấp trách nhiệm công việc; Quyết định số 158/QĐ- GTTN ngày 01/02/2010 của Tổng giám đốc Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, theo điều kiện thực tế của Mỏ:

Phụ cấp chức vụ:

- Mức 0,4 lương tối thiểu gồm: Trưởng phòng, quản đốc. - Mức 0,3 lương tối thiểu gồm: Phó phòng, phó quản đốc.

Phụ cấp trách nhiệm:

- Mức 0,3 lương tối thiểu: Ca trưởng, đội trưởng, trạm trưởng y tế. - Mức 0,2 lương tối thiểu gồm: Tổ trưởng sản xuất.

- Mức 0,15 lương tối thiểu gồm: Cán bộ an toàn mỏ, phụ trách an toàn phân xưởng lò.

- Mức 0,1 lương tối thiểu gồm: Tổ trưởng các mặt bằng, vận hành, kho đun nước tắm, đèn lò, tổ công tác, nhóm trưởng sửa chữa ô tô, nhóm bơm mương trong thời kỳ sản xuất.

Phụ cấp kiêm nghiệm

Đối với các chức danh kiêm nghiệm đoàn thể hưởng phụ cấp kiêm nghiệm như sau:

- Mức 0,4 lương tối thiểu: Bí thư Đảng ủy mỏ.

- Mức 0,3 lương tối thiều: Ủy viên ban chỉ huy Đảng ủy mỏ, Bí thư Đảng bộ trực thuộc mỏ, Bí thư đoàn TN mỏ.

- Mức 0,2 lương tối thiểu gồm: Bí thư chi bộ.

- Mức 0,15 lương tối thiểu gồm: Phó bí thư đoàn thanh niên mỏ, trưởng ban thanh tra nhân dân.

- Mức 0,1 lương tối thiểu gồm: Bí thư chi đoàn thanh niên.

Nguồn chi trả phụ cấp trên từ quỹ lương và được trả cùng tiền lương hàng tháng. Phụ cấp kiêm nhiệm Công đoàn mức hưởng theo QĐ số 158/QĐ-GTTN ngày 01/02/2010 của Tổng Giám đốc Công ty CP gang thép Thái Nguyên và được chi trả từ nguồn quỹ của Công đoàn, thời điểm trả do Công đoàn quyết định.

Trường hợp 1 người đảm nhận nhiều chức danh trong cùng ngạch (Chuyên môn, Đảng, Đoàn thanh niên...) thì chỉ được hưởng 1 mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất.

2.2.3.6. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Trích đóng các khoản bảo hiểm, kinh phí là một phần trong quản lý tiền lương. Công ty thực hiện trích, đóng các khoản theo đúng các quy định của pháp

Một phần của tài liệu công tác quản lý tiền lương của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ (Trang 49 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w