Xây dựng chế độ tiền lương gắn vơi an toàn lao động

Một phần của tài liệu công tác quản lý tiền lương của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ (Trang 88 - 89)

5. Kết cấu khóa Luận

3.2.5.Xây dựng chế độ tiền lương gắn vơi an toàn lao động

Vì đặc điểm ngành nghề khai thác mỏ, do đó vấn đề an toàn phải được quan tâm, chú ý. An toàn không phải chỉ một người, một bộ phận đảm nhận, vì vậy Công ty cần xây dựng chế độ tiền lương gắn với các chỉ tiêu an toàn. Dưới đây là 2 phương thức Công ty có thể áp dụng:

Phương thức 1: Mỏ chia lương theo điểm số đánh giá người lao động, vì vậy cần áp dụng chỉ tiêu an toàn trong việc chấm điểm người lao động, cụ thể trừ điểm đối với trường hợp sai phạm, gây mất an toàn, cộng điểm đối với mỗi cá nhân, đơn vị có đonhs góp cải thiện điều kiện làm việc an toàn hơn.

Phương thức 2: Đặt cọc rủi ro an toàn và tất cả mọi người đều phải nộp đặt cọc này bằng tiền túi của mình. Mức đặt cọc tùy thuộc vào chức vụ, vị trí, công việc và mức độ rủi ro: mức độ nguy hiểm càng cao thì lương càng cao và do vậy mức đặt cọc cũng càng cao. Ví dụ như, là Giám đốc mỏ nộp 30 000 000 đồng/ năm; công

nhân lò chợ nộp 5 000 000- 10 000 000 đồng/năm. Nếu xảy ra tai nạn nghiêm trọng thì thu tiền đặt cọc và phải nộp lại từ đầu. Nếu thực hiện tốt an toàn thì được thưởng, ví dụ Giám đốc mỏ được thưởng tối đa bằng 2 lần số tiền đặt cọc. Việc đánh giá kết quả công tác an toàn đối với giám đốc thực hiện hàng năm, còn đối với công nhân thì thực hiện đánh giá hàng tháng.

Công tác an toàn lao động phải là trách nhiệm của tất cả mọi người, từ giám đốc đến công nhân, nhân viên quản lý. Khi công tác an toàn được gắn vào thu nhập làm cho ý thức của người quản lý đến công nhân về công tác an toàn sẽ tốt hơn. Khi ý thức tốt hơn, tất yếu hành động sẽ tốt hơn, sẽ an toàn hơn cho người lao động.

Một phần của tài liệu công tác quản lý tiền lương của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ (Trang 88 - 89)