Hình thức trả lương theo sản phẩm

Một phần của tài liệu công tác quản lý tiền lương của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ (Trang 27 - 33)

5. Kết cấu khóa Luận

1.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm

Khái niệm: Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao

động dựa trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (dịch vụ) mà họ đã hoàn thành.[1, tr. 358]

Phạm vi áp dụng: Đây là hình thức trả lương được áp dụng phần lớn trong các

nhà máy công ty ở nước ta, nhất là trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo sản phẩm.

1.3.2.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân

Khái niệm: Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là hình thức

trả lương được trả theo từng đơn vị sản phẩm hoặc chi tiết sản phẩm và theo đơn giá nhất định. [1, tr. 362]

Dù công nhật hụt mức, đạt mức, hay vượt mức thì cứ mỗi đơn vị sản phẩm làm ra đều được trả tiền lương nhất định gọi là đơn giá sản phẩm như vậy tiền lương sẽ tăng theo số sản phẩm xuất ra.

Phạm vi áp dụng: Hình thức tiền lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân được

áp dụng rộng rãi đối với những người trực tiếp sản xuất trong quá trình lao động của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể định mức kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách riêng biệt.

Ưu điểm: Dễ dàng tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ. Khuyến khích công

nhân tự giác, tiết kiệm thời gian làm việc, giảm tối đa thời gian lãng phí tự học hỏi để nâng cao kỹ năng kỹ sảo làm việc, nâng cao năng xuất lao động, tăng thu nhập.

Nhược điểm: Công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý đến chất

vật liệu.Với doanh nghiệp có số lượng lao động lớn khó tính toán, áp dụng hình thức trả lương này.

1.3.2.2. Hình thức trả lương sản phẩm tập thể

Khái niệm: Hình thức trả lương sản phẩm tập thể là hình thức trả lương cho

từng đơn vị sản phẩm theo đơn giá nhất định mà tập thể chế tạo, đảm bảo chất lượng và phụ thuộc vào cách phân chia tiền lương cho từng thầnh viên. [1, tr. 363]

Phạm vi áp dụng: Hình thức trả lương sản phẩm tập thể được áp dụng đối

với những công việc hay sản phẩm do đặc điểm về tính chất công việc (hay sản phẩm) không thể tách riêng từng chi tiết, từng công việc để giao cho từng người mà phải có sự phối hợp của một nhóm công nhân thực hiện.

Vấn đề cần chú ý là trong hình thức trả lương này là phải phân phối tiền lương cho các thành viên phù hợp với mức độ đóng góp hoàn thành công việc, bậc lương và thời gian lao động của họ.

Ưu điểm: Có tác dụng nâng cao ý thức, trách nhiệm, tinh thần hợp tác vàphối

hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm viểc trong tổ, khuyến khích các tổ lao động theo tổ tự quản.

Nhược điểm: Tiền lương chưa phản ánh hết số lượng chất lượng lao động,

hạn chế khuyến khích tăng NSLĐ lao động cá nhân do tiền lương chỉ phụ thuộc vào kết quả lao động chung của cả tổ mà không phụ thuộc trực tiếp vào kết quả làm việc của bản thân họ. Vì vậy phải có người giám sát đôn đốc nhắc nhởđ ể quátrình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, liên tục.

1.3.2.3. Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp

Khái niệm: Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp là hình thức trả

lương cho công nhân phục vụ hay bổ trợ dựa trên cơ sở xản xuất dựa trên cơ sở sản lượng hoàn thành của công nhân chính. [1, tr. 373]

Đặc điểm của chế độ trả lương là tiền lương thực tế của công nhân phụ thuộc vào kết quả làm việc của công nhân chính. Do vậy nếu công nhân chính làm tốt, NSLĐ cao thì công nhân phụ mới có thu nhập cao và ngược lại.

Ưu điểm: Hình thức trả lương này khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho

công nhân chính góp phần nâng cao NSLĐ của cả hai.

Nhược điểm: Tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc trực tiếp vào kết quả của

công nhân chính, mà kết quả này nhiều khi chịu tác động của các yếu tố khách quan nên làm hạn chế sự cố gắng làm việc của công nhân phụ.

1.3.2.4. Hình thức trả lương sản phẩm khoán

Khái niệm: Hình thức trả lương sản phẩm khoán là hình thức trả lương cho

một người hay một tập thể công nhân căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương được quy định trong hợp đồng giao khoán.[1, tr. 376]

Phạm vi áp dụng: Hình thức này được áp dụng trong trường hợp mà sản

phẩm hay công việc khó giao chi tiết, phải giao nộp cả khối lượng công việc, hay nhiều công việc tổng hợp yêu cầu phải làm xong trong một thời gian xác định, với chất lượng nhất định. Hình thức trả lương sản phẩm khoán khá phổ biến trong ngành nông nghiệp, xây dựng cơ bản hoặc một số ngành khác khi công nhân làm công việc mang tính đột xuất công việc không thể xác định một định mức lao động ổn định trong thời gian dài được. Đối tượng khoán có thể là cá nhân hoặc một nhóm lao động.

Ưu điểm: Có tác dụng khuyến khích công nhân nâng cao NSLĐ phát huy sáng

kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hoá quá trình làm việc giảm thời gian lao động, hoàn thành công việc trước thời hạn giảm bớt số lao động không cần thiết.

Nhược điểm: Việc xác định đơn giá khoán phức tạp, khó chính xác. Phải tiến

1.3.2.5. Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng

Khái niệm: Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng là hình thức trả lương cho

công nhân dựa trên sự kết hợp trả lương theo sản phẩm và tiền thưởng. [1, tr. 379] Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng gồm hai phần: Phần trả theo đơn giá cố định và số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành và phần tiền thưởng dựa vào trình độ hoàn thành vượt mức.

Ưu điểm: Quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động

khuyếnkhích công nhân chú trọng hơn nữa việc cải tiến chất lượng sản phẩm, tiết kiệmnguyên liệu, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ quy định.

Nhược điểm: Phải tính toán chính xác, đúng đắn các chỉ tiêu tính thưởngnếu

không sẽ làm tăng chi phí tiền lương, bội chi quỹ tiền lương.

1.3.2.6. Hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến

Khái niệm: Hình thức trả lương theo sản phẩm lũy tiến là hình thức trả lương

cho công nhân dựa trên hai loại đơn giá (đơn giá cố định và đơn giá luỹ tiến) và số lượng sản phảm xản xuất ra đảm bảo chất lượng. [1, tr. 380]

Đơn giá cố định: Dùng để trả cho những sản phẩm thực tế đã hoàn thành. Đơn giá luỹ tiến: dùng để tính lương cho những sản phẩm vượt mức khởi

điểm và có giá trị bằng đơn giá cố định nhân với tỷ lệ tăng đơn giá.

Phạm vi áp đụng: Hình thức trả lương sản phẩm lũy tiến được áp dụng đối

với công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh. Áp dụng cho công nhân làm ở những khâu trọng yếu của dây chuyền sản xuất hoặc do yêu cầu đột xuất của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (đơn đặt hàng đột xuất, sản xuất hàng xuất khẩu...) đòi hỏi phải hoàn thành khẩn trương, kịp thời kế hoạch.

Ưu điểm: Việc tăng đơn giá sẽ làm cho công nhân tích cực làm việc tăng

Nhược điểm: Áp dụng hình thức này làm cho tốc độ tăng tiền lương nhanh

hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Công nhân chỉ chạy theo số lượng ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm, do đó không nên áp dụng rộng rãi, tràn lan.

Như vậy, trả lương theo sản phẩm là hình thức căn bản để thực hiện quy luật phân phối theo lao động. Người nào làm ra nhiều sản phẩm, đạt chất lượng tốt thì sẽ được hưởng nhiều lương, người nào làm ít sản phẩm , chất lượng thấp thì sẽ bị hưởng ít lương. Những người làm việc như nhau thì phải hưởng lương bằng nhau. Điều này sẽ có tác dụng tăng NSLĐ của người lao động.

Trả lương theo sản phẩm có tác dụng trực tiếp khuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ lành nghề tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo để nâng cao khả năng làm việc và năng xuất lao động.

Trả lương theo sản phẩm còn có ý nghĩa trong việc nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ và chủ động trong làm việc của người lao động. Đồng thời đấu tranh chống hiện tượng tiêu cực làm việc thiếu trách nhiệm trong cán bộ, công nhân sản xuất.

Như vậy, hình thức trả lương theo sản phẩm có ý nghĩa kinh tế chính trị quan trọng, nó động viên người lao động làm việc để tăng thêm thu nhập và tăng sản phẩm cho xã hội.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tiền lương luôn là vấn đề quan trọng có liên quan mật thiết đối với toàn thể xã hội nói chung và người lao động nói riêng. Một sự thay đổi nhỏ trong chính sách tiền lương cũng đều kéo theo sự thay đổi về thu nhập và cuộc sống của người lao động. Nó có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến doanh nghiệp. Tiền lương chịu ảnh hưởng các yếu tố chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội... và nó cũng có các tác động ngược đến các vấn đề đó. Ngày nay, đất nước đang trong xu thế hội nhập quốc tế, từng bước hoàn thiện nền kinh tế cơ chế thị trường. Việc hoàn thiện chính sách

tiền lương đã và đang là một yêu cầu cấp bách cho các ngành từ trung ương đến doanh nghiệp.

Do đó, việc nghiên cứu các lý luận các vấn đề về tiền lương là một công việc cần thiết, để từ việc hiểu rõ các vấn đề về tiền lương: bản chất, vai trò, nguyên tắc, các hình thức trả lương... để công tác quản lý tiền lương một cách hợp lý, đúng với các quy định của Nhà nước, với thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong công tác quản lý tiền lương hiện nay, đặc biệt là trong các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần, vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa thực hiện tốt các chức năng của tiền lương như tái sản xuất sức lao động, tăng năng suất lao động, sự công bằng trong trả lương... Vì vậy cần phải đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý tiền lương, để tiền lương thực hiện đúng vai trò và chức năng của mình, để tiền lương thực sự là một công cụ trong chính sách quản trị nhân sự của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, trong quá trình thực tập tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ, sinh viên đã chú trọng tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề và thực trạng công tác quản lý tiền lương tại Công ty. Vấn đề này sẽ được chúng tôi đưa ra trong chương 2 của khóa luận.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI

Một phần của tài liệu công tác quản lý tiền lương của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ (Trang 27 - 33)

w