5. Kết cấu khóa Luận
3.2.4. Xây dựng quỹ tiền lương và phân phối tiền lương trong công ty công bằng và hợp lý
và hợp lý
* Tăng quỹ tiền lương dựa trên việc tăng doanh thu
Xây dựng quỹ tiền lương sao cho đảm bảo, năm sau cao hơn năm trước, để tiền lương người lao động nhận được tăng nên. Tuy nhiên, mức tăng phải thấp hơn mức tăng của năng suất lao động.
Hiện nay tiền lương của người lao động tại mỏ vẫn thấp hơn mức lương bình quân của Công ty Gang thép Thái Nguyên. Vì vậy, cần tăng quỹ lương để nâng lương của người lao động. Vì quỹ lương hình thành từ một phần doanh thu, nên tăng doanh thu để quỹ lương tăng. Như chúng ta biết, Công ty đang bán than với giá nội bộ, do kế hoạch Công ty Gang thép, mức giá này thấp hơn mức giá thị trường. Do đó, cần đề xuất bán với giá thị trường. Việc này sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng than, do đó khối lượng than mà Công ty Gang thép phải nhập ngoại (chủ yếu từ Trung Quốc) với chi phí cao hơn sẽ giảm.
* Phân phối quỹ tiền lương Nguyễn Thị Lâm - QTDNB - K11
Việc phân phối tiền lương, quỹ lương phân cho các bộ phân, đơn vị phải công bằng chính xác.
Đối với bộ phận lao động trực tiếp, tiền lương phân cho ngoài dựa trên số lượng sản phẩm hoàn thành, nên có thưởng thêm đối với đơn vị có khối lượng sản phẩm hoàn thành lớn, đơn vị có năng suất lao động cao. Nhằm khuyến khích người trong đơn vị này làm việc hiệu quả hơn nữa và để các bộ phận khác có động lực phấn đấu thi đua.
- Đối với các phân xưởng, tổ đội điều kiện làm việc nguy hiểm độc hai hay công việc nặng nhọc cần có hệ số phân chia quỹ lương cao hơn, ví dụ như phân xưởng hầm lò, công việc nặng nhọc, điều kiện làm việc nguy hiểm độc hại thì cần bổ sung quỹ lương cao hơn đơn vị khác, các khoản phụ cấp cao hơn, chế độ nghỉ ngơi, nghĩ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cũng phải hơn đơn vị khác.
Đối tượng là công nhân trực tiếp sản xuất. Vì vậy, cần phân ra tính chất công việc, điều kiện công việc để chia quỹ lương sao cho có độ dãn cách. Tính lương dựa trên sản phẩm, không nên chia lương gộp chung cho cả khối lao động gián tiếp như trước. Người lao động trực tiếp thành 3 loại như sau:
+ Công nhân đào lò và khai thác: có bội số 2,7 lần; trả theo đơn giá tiền lương trên sản phẩm là tấn than và mét lò đào.
+ Công nhân phụ trợ hầm lò: Trả theo hệ số được xác định cho từng cấp bậc, vị trí công việc; công nhân cơ khí/ cơ điện trả lương theo khối lượng công việc được giao hoàn thành; có bội số 1,7 lần.
+ Công nhân trên bề mặt: Trả theo hệ số được xác định căn cứ vào công việc, vị trí; có bội số 1,0.
+ Cần tính toán chính xác mức độ đóng góp của người lao động trong tổng khối lượng sản phẩm của đơn vị. Chỉ như vậy, lương được chia mới công bằng, chính xác. Việc chấm điểm cho lao động này phải tập trung vào khối lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành của họ, dựa vào phương pháp chấm điểm mới đã đưa ra trong phần đánh giá công việc ở trên.
Với khối lao động gián tiếp, quỹ lương được xác định cho cả khối dựa trên hệ số lương và hiệu quả kinh doanh, tuy nhiên công việc các phòng ban khác nhau, tính chất, mức độ làm việc khác nhau, do đó không nên chia đều mà quỹ lương phải phân cho tưng phòng ban sao cho sát với mức độ công việc hiệu quả làm việc của họ.
Đối với lao động quản lý, lãnh đạo Mỏ, mức hệ số dãn cách hiện nay là 5, tuy nhiên cần thấy phải tăng lên, nhằm giữ người lao động quản lý có trình độ, kinh nghiệm gắn bó lâu dài với Công ty, đồng thời mức lương phải gắn liền với trách nhiệm, an toàn lao động, kết quả hoạt động của Mỏ.
Đối với phương pháp trả lương theo thời gian trong khối văn phòng, thì cơ sở chủ yếu là ngày công làm việc, hệ số lương của người lao động. Vì vậy việc chấm công yêu cầu khách quan và chính xác hơn, ngày công phải gắn liền hiệu quả công việc chứ không đơn thuần chỉ là điểm danh có mặt. Công lên cử thêm nhân viên phòng Tổ chức lao động hướng dẫn đánh giá người lao động, và có kiểm tra giám sát công tác chấm công lao động.