Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu công tác quản lý tiền lương của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ (Trang 79 - 86)

5. Kết cấu khóa Luận

3.2.3. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc rất quan trọng trong công tác quản lý tiền lương, bởi như vậy mới có thể chia lương cho người lao động đúng với sức lao động họ bỏ ra. Việc đánh giá đúng, sẽ làm người lao động làm việc hiệu quả hơn vì họ thấy việc họ làm được đánh giá một cách công bằng, chính xác và được chi trả hợp lý. Hiện nay, Công ty có xây dựng hệ thống bảng điểm để đánh giá người lao động, tuy nhiên nó vẫn mang tính hình, thức chưa đánh giá được chính xác mức độ thực hiện và đóng góp người lao đông, Công ty cần hoàn thiện lại cơ chế đánh giá người lao động, cụ thể như sau:

* Đối với lao động gián tiếp:

Việc đánh giá nên chú trọng vào tính chất công việc, kết quả thực hiện công việc, khối lượng công việc thực hiện, vì thang điểm đánh giá hiện nay của công ty vẫn tập chung vào chức vụ và thâm niên công tác, chưa quy định thang điểm đánh giá cụ thể. Quan trọng nhất là cần phải đánh giá đúng công việc hoàn thành chứ không chỉ đếm số ngày đi làm. Cần xây dựng chi tiết điểm số đánh giá người lao động, dưới đây là một số bảng chấm điểm dành cho người lao động gián tiếp.

- Đối với nhân viên

1- Nhóm các tiêu thức đánh giá độ phức tạp của công việc( tối đa 60 điểm), trong đó: A1: Trình độ đào tạo theo yêu cầu của nghề của vị trí đảm nhận

Bảng 3.1: Thang điểm theo trình độ đào tạo

Mức Các chỉ tiêu đánh giá Điểm

1 Trình độ đại học trở lên 10

2 Trình độ cao đẳng 9

3 Trình độ trung cấp 7

4 Trình độ dưới trung cấp (nghiệp vụ cấp dưỡng, bảo vệ...) 4 A2: Yêu cầu sáng tạo, chủ động xử lý công việc – công việc ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Mỏ

Bảng 3.2: Thang điểm theo yêu cầu sáng tạo chủ động

Mức Chỉ tiêu đánh giá Điểm

1 Công việc phải thu thập, nghiên cứu xử lý thông tin phức tạp, đề xuất giải pháp, tháo gỡ những vứng mắc.

20

2 Công việc đòi hỏi phải linh hoạt, tuy nhiên không đòi hỏi phức tạp hay sáng tao như mức 1.

15

3 Công việc thực hiện thụ động, giản đơn, không đòi hỏi sáng tạo. 10

Cụ thể các vị trí có mức điểm tối đa là: Điều độ, giá thành, ĐMLĐ tiền lương, xây dựng biện pháp sản xuất, nổ mìn, trắc địa, thiết bị... có ảnh hưởng đến trực tiếp và quan trọng đến hiệu quản sản xuất kinh doanh tại Mỏ.

Các vị trí có điểm 7 là: Thống kê, KCS, kinh tế viên các phòng... Các vị trí có mức điểm 4 là: Cấp dưỡng, bảo vệ, điện nước...

A3: Tính nhạy bén và kỹ xảo công việc

Bảng 3.3: Thang điểm theo tính nhạy bén, kỹ xảo

Mức Chỉ tiêu đánh giá Điểm

1 Công việc đòi hỏi phải nhanh nhạy, kỹ năng tốt mới đáp ứng được công việc chuyên môn ( sử dụng vi tính, lái xe...)

15

2 Công việc tiến hành bình thường, kỹ năng trung bình 10

3 Công việc giản, đơn không đòi hỏi kỹ năng 5

A4: Tính hợp tác và phối hợp trong công việc (có liên quan đến hiệu quả

SXKD)

Bảng 3.4: Thang điểm đánh giá tính hợp tác và phối hợp trong công việc

Mức Chỉ tiêu đánh giá Điểm

1 Công việc đòi hỏi phải hợp tác với nhiều người trong và ngoài đơn vị

5 2 Công việc đòi hỏi phải hợp tác với nhiều người trong

đơnn vị

4 3 Công việc đòi hỏi phải hợp tác với ít người trong, ngoài

đơn vị

3 4 Công việc độc lập, không đòi hỏi phải hợp tác với người

khác

2

A5: Môi trường làm việc

Bảng 3.5: Thang điểm đánh giá môi trường làm việc

Mức Chỉ tiêu đánh giá Điểm

1 Công việc đòi hỏi ≥15 ngày công/ tháng làm việc trực tiếp ở công trường hoặc mang tính di động( phương tiện cá nhân)

10

2 Công việc đòi hỏi từ 3 đến < 15 ngày công/tháng làm việc ở các công trường hoặc mang tính di động (phương tiện cá nhân)

6

3 Công việc đòi hỏi <3 ngày công/tháng làm việc ở các công trường hoặc mang tính di động (phương tiện cá nhân)

3

2- Nhóm các tiêu thức đánh giá kinh nghiệm (thâm niên) công việc (tối đa là 25 điểm).

Bảng 3.6: Thang điểm đánh giá kinh nghiệm, thâm niên

Mức Chỉ tiêu đánh giá Điểm

1 Chuyên viên chính bậc 5 (5.32) 25 2 Chuyên viên chính bậc 4 (4.99) 20 3 KS, CV bậc 8 (4.51) 18 4 CS, KTV bậc 11 (3.7) 15 5 .... ... 6 Cấp dưỡng bậc 1 8

Xác định điểm người i = x 25 điểm

3- Nhóm các tiêu thức đánh giá trách nhiệm công việc ( tối đa 15 điểm)

B1: Trách nhiệm đối với quá trình thực hiện và kết quả thực hiện công việc hoặc liên quan đến an toàn, tính mạng con người, hiệu quả SXKD của Mỏ

Bảng 3.7: Bảng đánh giá trách nhiệm công việc

Mức Chỉ tiêu đánh giá Điểm

1 Công việc đòi hỏi phải kiểm tra chặt chẽ từng phần việc và kết quả cuối cùng. Phải có trách nhiệm cao do liên quan trực tiếp đến hiệu quản SXKD của Mỏ hoặc tính mạng con người

7

2 Công việc đòi hỏi cẩn thận vì có liên quan đến hiệu quả SXKD của Mỏ hoặc đòi hỏi phải chu đáo vì liên quan đến sức khỏe con người

5

3 Công việc bình thường ít hoặc không ảnh hưởng hiệu quả SXKD hoặc tính mạng trực tiếp của con người

3

B2: Trách nhiệm đối với phương tiện làm việc

Bảng 3.8: Thang điểm theo trách nhiệm với phương tiện

Mức Chỉ tiêu đánh giá Điểm

1 Làm việc lên quan trực tiếp tới thiết bị có giá trị ( lái xe ô 3

tô văn phòng...) trở lên

2 Làm việc liên quan trực tiếp tới thiết bị có giá trị thấp hơn mức 1

2

B3: Trách nhiệm trong công tác đối ngoại

Bảng 3.9: Thang điểm theo trách nhiệm đối ngoại

Mức Chỉ tiêu đánh giá Điểm

1 Công việc thường xuyên tiếp xúc, liên quan với người ngoài đơn vị

5

2 Công việc tiếp xúc với người trong Mỏ 4

3 Công việc độc lập, ít tiếp xúc, liên quan với người ngoài Mỏ cũng như trong Mỏ

2

4- Nhóm các tiêu thức khuyến khích kinh nghiệm đặc biệt ( tối đa 5 điểm).

- Đối với trưởng phòng

1- Tiêu chí đánh giá mức độ phức tạp (ATP): Tối đa 75 điểm, cụ thể:

Bảng 3.10: Thang điểm theo mức độ phức tạp trưởng phòng

TT Đơn vị Điểm

1 Phòng Kỹ thuật Côn nghệ 75

2 Phòng Cơ điện 70

3 Phòng Kế toán Thống kê Tài chính 68

4 Phòng Kế hoạc Kinh doanh 70

5 Phòng Tổ chức Lao động 68

6 Phòng Hành chính Quản trị 65

7 Phòng Bảo vệ Tự vệ 65

2- Nhóm các tiêu thức đánh giá kinh nghiệm (thâm niên) công việc (tối đa là 25 điểm).

Xác định điểm người i = x 25 điểm

- Đối với các phó phòng

1- Tiêu chí đánh giá mức độ phức tạp (ATP): Tối đa 75 điểm, cụ thể:

Bảng 3.11: Thang điểm theo mức độ phức tạp Phó phòng

TT Đơn vi Điểm

1 Phó phòng Kỹ thuật Công nghệ 75

2 Phó phòng Cơ điện 70

3 Phó phòng Kế toán Thống kê Tài chính 68

4 Phó phòng Kế hoạc Kinh doanh phụ trách điều độ 65

5 Phó phòng Kế hoạc Kinh doanh phụ trách vật tư 68

6 Phó phòng Tổ chức Lao động 68

7 Phó phòng Hành chính Quản trị 65

8 Phó phòng Bảo vệ Tự vệ 65

2- Nhóm các tiêu thức đánh giá kinh nghiệm (thâm niên) công việc (tối đa là 25 điểm).

Xác định điểm người i = x 25 điểm

* Đối với lao động trực tiếp:

Họ là những người trực tiếp làm ra sản phẩm, làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm, do đó đánh giá công việc cần chú ý đến yếu tố sản phẩm hoàn thành, việc đánh giá này là quan trọng, tránh tình trạng người làm nhiều người làm ít lại được hưởng mức lương như nhau.

Ta có thể xây dựng lại bảng đánh giá mức độ tham gia công việc của lao động trực tiếp như sau:

Bảng 3.12: Bảng xác định mức độ tham gia công việc của lao động trực tiếp

Một phần của tài liệu công tác quản lý tiền lương của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w