Định hướng phát triển của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thá

Một phần của tài liệu công tác quản lý tiền lương của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ (Trang 73 - 75)

5. Kết cấu khóa Luận

3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thá

3. 1. Định hướng phát triển của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ

Vì là chi nhánh của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, nên định hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh của mỏ thực hiện theo kế hoạch của Công ty, dựa trên kế hoạch Công ty. Cùng với những kết quả đạt được trong thời gian qua, mỏ than Phấn Mễ đưa ra định hướng cụ thể để phát triển của Công ty trong thời gian tới như sau:

Về sản xuất kinh doanh: Tận dụng thiết bị kỹ thuật, đẩy mạnh khai thác than mỡ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp đầy đủ nguyên liệu than cho Công ty Gang thép, để công ty có thể giảm than nhập khẩu, từ đó giảm giá thành, chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp trong ngành. Nâng doanh thu năm 2012 là 550.000.000.000 đồng, tăng 28% so với 2011.

- Xây dựng đội ngũ nhân lực hợp lý, đầy đủ, tăng số lượng công nhân trực tiếp để tăng sản lượng khai thác, đồng thời thực hiện gọn nhẹ bộ máy, thu hẹp số lượng lao động bộ phận gián tiếp, nhằm tiết kiệm chi phí dư thừa, một điều quan trọng trong điều kiện nền kinh tế khó khăn hiện nay.

- Bổ sung, phát triển máy móc phù hợp với công nghệ khai thác hiện đại, an toàn và năng suất, phù hợp chiến lược phát triển lâu dài.

- Thực hiện chặt chẽ công tác kiểm tra giám sát đảm bảo an toàn lao động.

Về công tác quản lý: Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác quản trị doanh nghiệp, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên tất cả các lĩnh vực cụ th; thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ngày 03/01/2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, Công ty ban hành Chương trình hành động về tiết giảm các chi phí, quản lý chặt chẽ các chỉ tiểu hao, giảm chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí chung, chi phí quản lý...

Về sản xuất: Tận dụng tối đa nguồn lực, đẩy mạnh khai thác, nhất là khai thác than mỡ, tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy trình, quy phạm, chấp hành kỷ luật lao động các quy chế, quy định của Công ty.

Thường xuyên quan tâm kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị và nhà xưởng; sản xuất phải đảm bảo an toàn, không để xảy ra sự cố nghiêm trọng và thiết bị và tai nạn lao động nặng; Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, bảo vệ môi trường, an toàn lao động nhất là các dịp lễ, tết.

Tiếp tục rà soát, bổ sung và ban hành các quy chế, quy định của Công ty cho phù hợp, nhất là quy chế về thưởng phạt, gắn trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể vào công việc cụ thể; làm tốt công tác quy hoạch, nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miến nhiệm cán bộ; đặc biệt quan tâm đến công tác tuyển dụng lao động và đào tạo nguồn nhân lực;thực hiện tốt các chế độ với người lao động.

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; tổ chức phát động phong trào thi đua sản xuất sạch hơn, thường xuyên quan tâm động viên CNVC để phát huy được tính chủ động, sáng tạo của toàn đội ngũ trong việc thực hiện nhiệm vụ...; thực hiện tốt công tác thao diễn kỹ thuật, thi lao động giỏi. Tiếp tục triển khai có hiệu quả công việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong toàn công ty. Duy trì các hoạt động văn

hoá thể thao. Tích cực tham gia các phong trào địa phương, ủng hộ các hoạt động xã hội nhân đạo từ thiện.

* Định hướng trong công tác quản lý tiền lương

Chuyển đổi sang hình thức Công ty CP, Công ty chủ trương thay đổi cơ cấu, phương thức quản lý, coi trọng vấn đề quản trị nhân lực và đưa việc trả lương cho người lao động thực sự trở thành công cụ của quản trị nhân sự. Trong thời gian tới, Công ty có những định hướng nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý tiền lương để phù hợp với hình thức công ty cổ phần hóa. Những định hướng đó cụ thể như sau:

- Định hướng hoàn thiện công tác quản lý tiên lương theo đúng nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động, tạo đòn bẩy kinh tế giúp công ty tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh lên cao.

- Nâng cao lương nhân viên, phấn đấu bằng hoặc lớn hơn mức lương trung bình của người lao động công ty.

- Đảm bảo tính mở, tính linh hoạt, dễ hiểu, dễ biết, dễ thực hiện

- Xây dựng thang bảng lương theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và tăng cường tính tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp với mục tiêu đảm bảo tiền lương là giá cả sức lao động, gắn liền với kết quả và hiệu quả lao động cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xây dựng được chế độ chính sách tiền lương và hệ thống thang lương, bảng lương cho ngành than - khoáng sản đảm bảo tính khả thi và phù hợp với chủ trương đổi mới chính sách tiền lương của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm của Ngành, của doanh nghiệp và phù hợp với cơ chế thị trường thời kỳ toàn cầu hóa.

Một phần của tài liệu công tác quản lý tiền lương của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w