5. Kết cấu khóa Luận
2.1.6. Đặc điểm nguồn nhân lực
Nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng, quyết định sự thành bại sự phát triển của Công ty. Chính vì vậy, xây dựng một đội ngũ lao động hợp lý về số lượng, cơ cấu, trình độ phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là mục tiêu theo đuổi của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ cũng là trường hợp như vậy. Trong quá trình hình thành và phát triển Công ty đã xây dựng được một đội ngũ lao động có trình độ, có chuyên môn, có kỷ luật và trung thành với Công ty.
Dưới đây là những số liệu cụ thể thể hiện nguồn nhân lực của Công ty:
* Số lượng và cơ cấu lao động
Sau đây là bảng tổng hợp số lượng cơ cấu lao động của Công ty :
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp số lượng và cơ cấu lao động của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính – Thống kê)
Số lượng lao động: Công ty hiện có có gần 1000 người lao động. Số lượng
này có biến động qua các năm, năm 2010, tăng 20 người so với 2010, trong đó lao động trực tiếp tăng 16 người. Nguyên nhân là trong năm 2010, Công ty mở rộng hoạt động khai thác, tăng sản lượng lên tuyển thêm công nhân. Năm 201, số lượng lao động lại giảm 13 người so với năm 2010. Sự giảm sút lao động như trên là do có lao động xin chuyển công tác sang công ty khác, thôi việc, nghỉ hưu... Lý do chính để giảm lao động là Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên đang từng bước chuyển đổi để phù hợp với mô hình Công ty Cổ phần, Công ty đổi mới phương pháp quản lý nhằm cố gắng giảm bộ máy quản lý và giảm những vị trí lao động dư thừa nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. Đây là một chính sách hợp lý phù hợp với điều kiện chung của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Cơ cấu lao động theo tính chất lao động: Chúng ta thấy lao động trực tiếp là lao động chủ yếu trong Công ty, chiếm 76.77 %, lao động gián tiếp chỉ chiếm 23.23 % xuất hiện tình trạng này là do đặc điểm ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là khai thác mỏ. Nhìn chung, cơ cấu lao động như trên là hợp lý phù hợp với đặc điểm kinh doanh. Nhưng sự tồn tại hai bộ phận lao động có tính chất lao động khác nhau yêu cầu Công ty cần có chính sách tiền lương khác nhau cho hai bộ phận này. Đặc biệt có chính sách ưu tiên, khuyến khích bộ phận lao động trực tiếp vì họ phải làm việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại, nguy hiểm. Bên cạnh chính sách lương, cần có chính sách thưởng, phụ cấp theo tính chất công việc và hiệu quả công việc.
Cơ cấu lao động theo giới tính: Tỷ lệ lao động nam chiếm số lượng cao,
chiếm 76.77% trong tổng số lao động, lao động nữ chỉ chiếm 23.23%. Sự chênh lêch này là do đặc trưng của ngành nghề khai thác mỏ. Nhìn chung, cơ cấu lao động theo giới tính như vậy là phù hợp. Công ty cần phải xây dựng chính sách tiền lương thích hợp với từng đối tượng này. Cụ thể, cần phải có các ưu tiên cho lao động nam, bởi đây là lực lượng lao động chủ yếu, họ là nguồn thu nhập của gia đình, là người
cầu tiến trong công việc và nhất là dễ thay đổi, do đó chính sách lương, thưởng phải khích thích lao động, năng động, sáng tạo cũng như lòng trung thành của người lao động với công ty. Còn đối với lao động nữ vốn thích ổn định, ít thay đổi, họ hài lòng với hiện tại thì chính sách lương phải kích thích họ làm việc hiệu quả
Nhìn chung, số lượng, cơ cấu lao động trên đã phản ánh được đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty cần tổ chức quản lý hợp lý hơn nữa để duy trì và ổn định lực lượng lao động, đồng thời có kế hoạch phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình.
* Trình độ lao động
Bảng 2.5: Trình độ lao động của Chi nhánh Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Mỏ than Phấn Mễ
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính – Thống kê)
Trình độ người lao động là một yếu tố quan trọng, cho thấy năng lực làm việc của đội ngũ công nhân viên của doanh nghiệp. Điều này không có nghĩa là một doanh nghiệp cứ có đội ngũ toàn cử nhân, thạc sĩ thì sẽ làm việc hiệu quả tốt. Trình độ người lao động phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh. Như vậy mới có thể tạo ra sự phấn đấu thăng tiến, khích thích lao động, phân chia tiền lương hợp lý. Do đặc điểm của mình mà công ty có số lượng lao động là công nhân chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 72.05% trong tổng số lao động. Đây là những công nhân có kinh nghiệp, tay nghề, đáp ứng với nhu cầu sản xuất của Công ty. Người lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm khoảng 10% chủ yếu là lao động gián tiếp làm
việc trong các phòng ban. Công ty cần có chính sách lương phù hợp để giữ chân lao động có trình độ, đồng thời, tạo điều kiện để họ học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ. Lao động phổ thông chủ yếu là lao động mỏ tuyển dụng theo chế độ bồi thường giải phóng mặt bằng. Số lượng này mỏ không có nhu cầu tuyển dụng nên số lượng cũng có hạn và có biến động chủ yếu là ở đối tượng này.