Phân tích điểm hòa vốn

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần xi măng tây đô tại cần thơ (Trang 27 - 32)

Phân tích điểm hòa vốn là nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Quá trình phân tích điểm hòa vốn cung cấp cho nhà quản trị cách nhìn toàn diện về mối quan hệ này trong quá trình điều hành doanh nghiệp. (Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2001, trang 188).

Đó chính là việc chỉ rõ:

- Sản lượng, doanh thu ở mức nào để doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn.

- Phạm vi lời lỗ của doanh nghiệp theo những cơ cấu chi phí – sản lượng tiêu thụ - doanh thu.

- Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được một mức lợi nhuận mong muốn.

2.1.5.1 Điểm hòa vốn

a) Khái niệm điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó mức doanh thu đủ trang trải mọi phí tổn là điểm khởi đầu để quyết định quy mô sản xuất, tiêu thụ, quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh để đạt được mức lãi mong muốn phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện hành cũng như đầu tư mới hoặc đầu tư bổ sung. (Lê Phước Hương và cộng sự, 2001, trang 63).

b) Đồ thị điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là thông tin hữu ích cho người quản lý, nhưng nó không chỉ ra các chi phí, doanh thu hoặc lợi nhuận thay đổi khi sản lượng bán thay đổi. Để minh họa mối quan hệ này, đồ thị hòa vốn sẽ được sử dụng. Đồ thị này biểu diễn toàn bộ mối liên hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận và làm nổi bật điểm hòa vốn gọi là đồ thị hòa vốn. Cách vẽ đồ thị hòa vốn như sau:

+ Bước 1: kẻ một hệ trục tọa độ (Ox; Oy), trục hoành Ox biểu diễn sản lượng tiêu thụ, trục tung Oy biểu diễn chi phí và doanh thu (giá trị)

+ Bước 2: từ tung độ b, kẻ một đường thẳng song song với trục hoành. Đây là đường biểu diễn định phí.

+ Bước 3: chọn một điểm trên mặt phẳng tọa độ (Ox; Oy) phản ánh tổng chi phí (biến phí, định phí) ứng với mức độ hoạt động đã chọn. Sau khi đánh

16

dấu điểm này, kẻ một đường thẳng nối liền điểm vừa xác định với giao điểm của đường định phí tại trục tung.

+ Bước 4: chọn một doanh số bất kỳ và đánh dấu điểm ứng với doanh số đã chọn trên mặt phẳng tọa độ, kẻ một đường nối liền điểm này với gốc tọa độ.

+ Bước 5: giao điểm của đường doanh thu với đường chi phí là điểm hòa vốn. Từ điểm hòa vốn, kẻ một đường thẳng song song với trục hoành cắt trục tung tại một điểm là doanh thu hòa vốn. Kẻ một đường thẳng song song với trục tung cắt trục hoành tại một điểm là sản lượng hòa vốn. (Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2001, trang 190).

Hình 2.8 Đồ thị điểm hòa vốn

c) Phương pháp xác định điểm hòa vốn

Để xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn, chúng ta có thể tiếp cận qua hai phương pháp.

- Phương pháp 1: Tiếp cận theo phương trình

Doanh thu = biến phí + định phí + lợi nhuận Tại điểm hòa vốn, lợi nhuận = 0, nên

Doanh thu = biến phí + định phí gX = aX + b

Doanh thu hòa vốn = sản lượng hòa vốn x đơn giá bán

Ngoài ra, nếu biết tỷ lệ biến phí trên doanh thu việc xác định doanh thu và sản lượng hòa vốn có thể tính toán như sau:

Đường doanh thu Y = gX

Tổng chi phí Y = aX + b Tổng định phí Y = b Tổng biến phí Y = aX Phạm vi lỗ Phạm vi lãi Sản lượng Sản lượng hòa vốn Doanh thu hòa vốn b Chi phí Sản lượng hòa vốn = Định phí

Đơn giá bán – biến phí 1 sản phẩm = b (g-a)

17

Doanh thu hòa vốn = biến phí + định phí G0 = KG + b

Với G0 là doanh số hòa vốn, k là tỷ lệ biến phí trên doanh thu.

(Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2001, trang 189).

- Phương pháp 2: Tiếp cận theo số dư đảm phí một sản phẩm

Phương pháp này dựa trên quan điểm, cứ một sản phẩm tiêu thụ cung cấp một số dư đảm phí là (g – a) để trang trải định phí. Vì vậy, khi biết được định phí và số dư đảm phí một sản phẩm thì:

Tương tự, nếu chúng ta biết được tỷ lệ số dư đảm phí:

d) Phương trình lợi nhuận và đồ thị lợi nhuận

- Phương trình lợi nhuận

Ngoài việc vận dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận để xác định điểm hòa vốn, chúng ta có thể vận dụng mối quan hệ này để xác định khối lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc doanh số đạt mức lợi nhuận nhất định. Kỹ thuật thiết lập phương trình lợi nhuận cũng tiếp cận bằng một trong hai phương pháp:

Phương pháp 1: tính theo mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận

Doanh thu = biến phí + định phí + lợi nhuận gX = aX + b + LN0

DT để đạt lợi nhuận (LN0) = sản lượng đạt lợi nhuận (LN0) x đơn giá bán.

Phương pháp 2: tính theo số dư đảm phí

Thực chất kỷ thuật này cũng dựa vào mối quan hệ trên, tuy nhiên, chúng ta căn cứ vào lý luận sau:

- Một sản phẩm tạo ra một số dư đảm phí (g – a) G0 = Định phí 100% - tỷ lệ biến phí = b (100% - K) =

Sản lượng hóa vốn Doanh thu hòa vốn Đơn giá bán = G0 g = Sản lượng hòa vốn Định phí Số dư đảm phí 1 sản phẩm =

Doanh thu hòa vốn Định phí Tỷ lệ số dư đảm phí

=

Sản lượng để đạt lợi nhuận LN0 Định phí + mức lợi nhuận mong muốn Số dư đảm phí một sản phẩm

18

- Để đạt mức dư đảm phí bù đắp định phí và thu được mức lợi nhuận (LN0) thì:

Số dư đảm phí = định phí + lợi nhuận mong muốn Doanh nghiệp phải tiêu thụ một sản lượng:

Doanh thu để đạt được lợi nhuận = sản lượng để đạt lợi nhuận x đơn giá bán.

- Đồ thị lợi nhuận

Ngoài đồ thị hòa vốn, một loại đồ thị khác cũng thiết lập trên cơ sở mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Đó là đồ thị lợi nhuận, minh họa trực tiếp mối quan hệ giữa sự thay đổi khối lượng sản phẩm tiêu thụ với lợi nhuận. Đồ thị này dễ thể hiện hơn tuy nhiên việc phân tích qua đồ thị lợi nhuận chưa nhận thấy rõ ràng chi phí thay đổi như thế nào khi doanh thu thay đổi.

Kỷ thuật vẽ:

-Bước 1: giả định mức độ hoạt động bằng 0, tổng định phí thể hiện trên trục tung tại tung độ b. Điểm này chính là khoản lỗ khi doanh nghiệp không hoạt động.

-Bước 2: lấy một điểm trên mặt phẳng tọa độ thể hiện mức lỗ hoặc lãi ứng với mức doanh thu tương ứng.

-Bước 3: sau đó, kẻ một đường thẳng qua hai điểm này, đó là đường lợi nhuận

-

Hình 2.9 Đồ thị lợi nhuận Phân tích đồ thị trên:

- Nếu sản lượng tiêu thụ x < A: doanh nghiệp bị lỗ - Nếu sản lượng tiêu thụ x = A: doanh nghiệp hòa vốn

Giá trị Khoản lời Khoản lỗ B O A

Đường lợi nhuận

Doanh số hòa vốn

Sản lượng tiêu thụ =

Sản lượng tiêu thụ để đạt lợi nhuận LN0 Định phí + lợi nhuận Số dư đảm phí một sản phẩm

19

- Nếu sản lượng tiêu thụ x > A: doanh nghiệp đạt lợi nhuận

Muốn tìm được mức lợi nhuận ứng với sản lượng nào đó, căn cứ sản lượng trên trục hoành kẻ một đường thẳng song song với trục tung cắt đường lợi nhuận, đây chính là mức lợi nhuận muốn tìm. Điều này cũng được tiến hành tương tự khi tìm lợi nhuận ứng với một doanh thu đã biết và tìm sản lượng, doanh thu mong muốn ứng với một mức lợi nhuận.(Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2001, trang 193).

2.1.5.2 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn

a) Thời gian hòa vốn

Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh, thường là 1 năm.

b) Tỷ lệ hòa vốn

Tỷ lệ hòa vốn là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng khối lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giá bán không đổi). (Lê Phước Hương và cộng sự, 2001, trang 64).

Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng hoạt động kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là thước đo sự rủi ro. Trong khi thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn càng thấp càng an toàn hơn.

c) Doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn

- Doanh thu an toàn được định nghĩa là khoản doanh thu vượt quá doanh thu hòa vốn. Doanh thu an toàn có thể đo lường bằng chênh lệch giữa doanh thu ước tính với doanh thu hòa vốn hoặc chênh lệch giữa doanh thu thực tế với doanh thu hòa vốn. (Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2001, trang 195).

Doanh thu an toàn = doanh thu – doanh thu hòa vốn

- Tỷ lệ doanh thu an toàn là một chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu an toàn và doanh thu. (Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2001, trang 195).

2.1.5.3 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán

Kết cấu mặt hàng là mối quan hệ tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. Kết cấu mặt hàng còn được căn cứ vào

=

Tỷ lệ hòa vốn Doanh thu hòa vốn

Doanh thu thực hiện 100%

=

Tỷ lệ doanh thu an toàn Doanh thu an toàn

Tổng doanh thu 100% =

Thời gian hòa vốn 360 ngày

Doanh thu dự kiến Doanh số hòa vốn

20

mối quan hệ số dư đảm phí của từng mặt hàng trên tổng số dư đảm phí của toàn doanh nghiệp. ((Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2001, trang 196).

Sự thay đổi kết cấu mặt hàng sẽ chi phối đến doanh thu hòa vốn, doanh thu an toàn và lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể:

- Khi gia tăng những mặt hàng có kết cấu lớn thì: + Doanh thu hòa vốn giảm.

+ Tỷ lệ doanh thu an toàn tăng. + Lợi nhuận tăng.

- Khi giảm mặt hàng có kết cấu lớn thì: + Doanh thu hòa vốn tăng.

+ Tỷ lệ doanh thu an toàn giảm. + Lợi nhuận giảm.

2.1.5.4 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán

Điểm hòa vốn ngoài việc chịu sự ảnh hưởng bởi kết cấu hàng bán, điểm hòa vốn còn chịu sự ảnh hưởng của nhân tố giá bán. Xác định nhân tố này góp phần giúp nhà quản trị lập các dự án đầu tư đúng đắn, đề ra các quyết định kinh doanh tối ưu.

Nhân tố giá bán: trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá bán có quan hệ ngược chiều với sản lượng hòa vốn, nếu giá bán tăng thì doanh nghiệp cần sản xuất và tiêu thụ một sản lượng ít hơn trước là đã hòa vốn; ngược lại, nếu giá bán giảm, để hòa vốn doanh nghiệp cần sản xuất và tiêu thụ một sản lượng lớn hơn trước. Ảnh hưởng của nhân tố này tới sản lượng hòa vốn được xác định trong điều kiện giả định: tổng định phí kỳ phân tích, giá bán kỳ phân tích và biến phí đơn vị kỳ gốc. (Lê Phước Hương và cộng sự, 2001, trang 66).

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần xi măng tây đô tại cần thơ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)