Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần xi măng tây đô tại cần thơ (Trang 97 - 100)

Khi thay đổi giá bán sản phẩm thì điểm hòa vốn cũng thay đổi theo vậy cần phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt được doanh thu hòa vốn, sản lượng hòa vốn. Việc phân tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quyết định giá bán của công ty, các nhà quản trị có thể dự kiến rằng khi giá bán thay đổi, sản lượng tiêu thụ là bao nhiêu để đạt điểm hòa vốn với mức giá mới đó.

Lấy ví dụ về sản phẩm PCB40 vào 6 tháng đầu năm 2013 có giá bán là 1.456.840 đồng/tấn, sản lượng tiêu thụ là 205.759 tấn, sản lượng hòa vốn là 119.646 tấn. Nếu giá bán dao động từ 1.400.000 đồng/tấn – 1.500.000 đồng/tấn, định phí không thay đổi thì phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm mới đạt hòa vốn. Đây là mức SLHV theo SDĐP đơn vị theo giá bán:

DT thực hiện

DT HV Triệu đồng

86

Bảng 4.39 Mối quan hệ giữa giá bán và điểm hòa vốn

ĐVT: 1.000 đồng

Khối lượng bán (tấn)

Định phí Biến phí Doanh thu Giá bán hòa vốn 1 sản phẩm Biến phí SDĐP Tổng 175.809 26.929.512 219.203.562 246.133.074 1.247 153 1.400 155.505 26.929.512 193.887.649 220.817.161 1.247 173 1.420 139.405 26.929.512 173.813.817 200.743.329 1.247 193 1.440 132.544 26.929.512 165.258.915 192.188.427 1.247 203 1.450 126.326 26.929.512 157.506.632 184.436.145 1.247 213 1.460 115.491 26.929.512 143.996.869 170.926.381 1.247 233 1.480 106.367 26.929.512 132.621.564 159.551.077 1.247 253 1.500 Nguồn: tổng hợp từ bảng 4.25

Theo kết quả bảng trên, nếu định phí không đổi trong phạm vi cho phép khi sản lượng bán ra từ 106.367 tấn đến 175.809 tấn thì giá bán tương ứng từ 1.500.000 đồng giảm xuống đến 1.400.000 đồng thì sản phẩm PCB40 có thể đạt được hòa vốn. Qua bảng trên ta thấy khi sản lượng tăng thì biến phí đơn vị không thay đổi nhưng định phí trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm làm cho tổng chi phí đơn vị giảm. Với giá bán càng tăng thì sản lượng hòa vốn càng giảm vì vậy Công ty sẽ dễ đạt được hòa vốn và lợi nhuận sẽ tăng nhanh khi sản lượng tiêu thụ tăng. Sản lượng tiêu thụ PCB40 trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 205.759 tấn tăng so với cùng kỳ năm trước (6 tháng 2012 đạt 166.973 tấn) do năm 2013 ngành xi măng đã qua thời kỳ khó khăn, bất động sản được khai thông, bên cạnh đó khu vực ĐBSCL nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng luôn có tốc độ phát triển kinh tế cao, là một thị trường năng động cho Công ty.

Như vậy trong 6 tháng đầu năm vừa qua, Công ty đã đạt được và vượt qua mức sản lượng hòa vốn, đó là một kết quả khả quan giúp Công ty có thêm động lực phát triển hơn trong thời gian tới.

4.4.4 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán

Kết cấu hàng bán cũng là một trong những chỉ tiêu ảnh hưởng đến điểm hòa vốn của Công ty. Phòng kinh doanh nhận thấy rằng mặt hàng xi măng PCB30 có nhiều tiềm năng phát triển nên có kế hoạch thúc đẩy kinh doanh như sau:

- Gia tăng sản xuất xi măng PCB30 và giảm PCB40 với sản lượng 20.000 tấn, giá bán PCB30 và PCB40 không thay đổi, khi đó ta có sản lượng mới và doanh thu mới sau:

87

Bảng 4.40 Sản lượng tiêu thụ và doanh thu khi thay đổi kết cấu hàng bán Chỉ tiêu Sản lượng tiêu thụ (tấn) Doanh thu (1.000.000 đồng)

6 tháng 2013 6 tháng 2013 mới 6 tháng 2013 6 tháng 2013 mới

PCB 30 64.918 84.918 88.348 115.566

PCB 40 205.759 185.759 299.757 270.621

Tổng 270.677 270.677 388.105 386.186

Nguồn: số liệu phòng kế toán

Ta thấy được rằng khi tăng 20.000 tấn xi măng PCB30 và đồng thời giảm 20.000 tấn PCB40 thì tổng doanh thu của Công ty trong 6 tháng 2013 sau khi thay đổi tăng 1.919 triệu đồng so với 6 tháng 2013 thực tế. Điều này cũng chưa chứng minh được rằng kết cấu báng hàng nào xấu hơn vì thực tế nó còn phụ thuộc vào yếu tố CPKB. Và ta có kết cấu hàng bán mới như sau: Bảng 4.41 Kết cấu hàng bán mới của 2 sản phẩm vào 6 tháng đầu năm 2013

Năm 6 tháng 2013 6 tháng 2013 mới

Chỉ tiêu Doanh thu (1.000.000 đồng) Kết cấu (%) Doanh thu (1.000.000 đồng) Kết cấu (%) PCB30 88.348 22,76 115.566 29,92 PCB40 299.757 77,24 270.621 70,08 Tổng 388.105 100 386.186 100 Nguồn: tổng hợp từ bảng 4.40

Từ kết cấu hàng bán mới ta lập bảng báo cáo thu nhập đạng đảm phí so sánh giữa thực tế và giả sử:

Bảng 4.42 Mối quan hệ giữa kết cấu hàng bán với điểm hòa vốn

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Thực tế 6 tháng đầu 2013 Kết cấu hàng bán mới

Tổng Đơn vị Tổng Đơn vị Doanh thu 388.104.805.546 1.433.830 386.186.005.546 1.426.741 Biến phí 330.894.850.054 1.222.471 328.863.954.498 1.214.968 SDĐP 57.209.955.492 211.359 57.322.051.049 211.773 Định phí 35.497.385.620 35.497.385.620 Lợi nhuận 21.712.569.872 21.824.665.429 Nguồn: tổng hợp từ bảng 4.40 và 4.41

Ta thấy rằng khi thay đổi kết cấu hàng bán như trên làm cho SDĐP tăng thêm 414 đồng, góp phần làm cho lợi nhuận của Công ty tăng thêm 112.095.557 đồng.

Bên cạnh đó, khi tăng sản lượng tiêu thụ PCB30 và giảm PCB40 là 20.000 tấn thì DTHV sẽ giảm, TLDTAT tăng và LN tăng, cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

88

Bảng 4.43 Mối quan hệ giữa SLHV và DTHV, DTAT và TLDTAT

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Thực tế 6 tháng 2013 Kết cấu hàng bán mới

DTTH (đồng) 388.104.805.546 386.186.005.546 SLHV (tấn) 167.948 167.620 DTHV (đồng) 240.809.590.306 239.150.437.032 DTAT (đồng) 147.295.215.241 147.035.568.514 TL DTAT (%) 37,95 38,07 Nguồn: tổng hợp từ bảng 4.42

Như vậy, khi kết cấu hàng bán thay đổi sẽ làm cho SLHV của công ty giảm được 328 tấn và TLSDAT cũng tăng thêm 0,12%. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi nhà quản lý cần có một số biện pháp như quảng cáo thêm hoặc có một số chính sách khuyến mãi nhằm kích cầu cho PCB30 trong thời gian tới.

Tóm lại, Công ty có thể lập ra nhiều kết cấu hàng bán khác nhau nhưng không có kết cấu bán hàng nào là tối ưu cho mọi thời kỳ vì nó còn tùy vào loại

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần xi măng tây đô tại cần thơ (Trang 97 - 100)