Phương hướng phát triển giai đoạn 2013 – 2016

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần xi măng tây đô tại cần thơ (Trang 50)

- Mục tiêu chất lượng năm 2013

+ Thực hiện tiêu thụ 550.000 tấn xi măng và phấn đấu đạt 600.000 tấn xi măng, cổ tức đạt 30%.

+ Đảm bảo đủ nguyên liệu, công suất tối đa 900.000 tấn/năm.

+ Không có khiếu nại của khách hàng về việc giao hàng trễ và chất lượng xi măng.

39

- Mục tiêu môi trường và sức khỏe nghề nghiệp năm 2013.

+ Đảm bảo các chỉ tiêu môi trường như: nước thải, nồng độ bụi, tiếng ồn, chiếu sáng, khí hậu,... thích hợp với môi trường Việt Nam.

+ Đảm bảo 365 ngày trong năm 2013 không xảy ra tai nạn lao động ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và bệnh nghề nghiệp.

- Về sản phẩm:

+ Tận dụng đội ngũ nhân sự có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm để nghiên cứu phát triển thêm các loại xi măng khác, đồng thời thực hiện các trạm trộn bê tông, sản xuất gạch ngói xi măng không nung,... có công suất lớn, chất lượng cao để đáp ứng thị trường.

- Về phương hướng hoạt động: Công ty vẫn duy trì, bảo vệ và giữ vững thị trường trên cơ sở áp dụng các chính sách có lợi cho khách hàng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà phân phối tăng sản lượng tiêu thụ và mở rộng thị trường.

+ Chính sách hỗ trợ vốn.

+ Chính sách hưởng % theo doanh số bán. + Chính sách khuyến mãi theo từng địa bàn. + Chính sách khuyến mãi theo tháng, quý, năm.

+ Chính sách khuyến mãi vào những ngày lễ trong năm,...

- Sử dụng chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, thực hiện chiến lược này Công ty cần cam kết giao hàng 24/24 đảm bảo về thời gian, số lượng và chủng loại, giảm tối đa thời gian vận chuyển xi măng vì đưa xi măng trực tiếp từ nhà máy đến công trình giúp giảm nhiều chi phí.

- Duy trì và áp dụng 5 hệ thống quản lý (HTQL) theo tiêu chuẩn quốc tế: HTQL chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; HTQL chất lượng Phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005; HTQL môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004; HTQL trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 và HTQL an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế OHSAS 18001.

- Tiếp tục chương trình xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng nhằm hỗ trợ các nhà phân phối trong việc bán hàng. Đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Công ty.

- Giá cả sẽ được áp dụng một cách linh hoạt theo từng thời điểm, theo thị trường và tạo sự ổn định về giá cả.

40

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ

CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY 4.1 PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CĂN CỨ ỨNG XỬ

Để phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận thì việc cần thiết đầu tiên là phải nắm vững cách ứng xử của chi phí đó. Căn cứ ứng xử là đặc điểm của một hoạt động hay sự kiện làm phát sinh chi phí bởi hoạt động hay sự kiện đó. Trong doanh nghiệp các loại chi phí khác nhau chủ yếu là do căn cứ ứng xử khác nhau. Để xác định được căn cứ ứng xử, kế toán nên chú ý việc xem xét phạm vi của chi phí hoặc các nhóm chi phí khác nhau do khác căn cứ ứng xử. Sự tương quan giữa chi phí và căn cứ ứng xử càng chặt chẽ, càng hiểu chính xác cách ứng xử chi phí. Từ đó giúp cho việc tách toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của Công ty thành chi phí khả biến và bất biến được tiến hành một cách thuận lợi hơn.

Do tính phức tạp trong quá trình sản xuất sản phẩm, từ một nguồn nguyên liệu Công ty có thể sản xuất ra nhiều mặt hàng khác nhau cho nên ở đây ta chủ yếu phân tích chi phí theo 2 sản phẩm chính là xi măng pooc lăng hỗn hợp PCB30 và PCB40.

Nói chung việc chỉ ra những chi phí thường gắn liền với khối lượng hoàn thành như lượng sản phẩm sản xuất ra, số giờ máy sử dụng, số sản lượng tiêu thụ, số giờ lao động trực tiếp... gọi chung là mức độ hoạt động kinh doanh, đó chính là cách ứng xử của chi phí. Và khi phân tích chi phí theo cách ứng xử, thì việc xác định phạm vi phù hợp là rất quan trọng. Phạm vi phù hợp trình bày mức độ hoạt động mà trong đó ứng xử của các loại chi phí là hoàn toàn tuyến tính. Vượt ra khỏi phạm vi phù hợp thì cần đánh giá lại chi phí. Như chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công phát sinh phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất và số giờ máy hoạt động, khoản chi phí này biến động theo sự tăng (giảm) của số lượng sản xuất ra, số giờ lao động trực tiếp, còn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì chủ yếu phụ thuộc vào số sản phẩm tiêu thụ được. Vì vậy việc lựa chọn căn cứ ứng xử của chi phí của các sản phẩm phát sinh tại Công ty được tổng hợp như sau:

4.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT)

Do loại hình sản xuất của Công ty là mua các nguyên liệu đầu vào như clinker, thạch cao, đá puzoland, chất trợ nghiền để sản xuất ra các loại xi măng nên cung ứng nguyên vật liệu là nhiệm vụ rất quan trọng luôn được Công ty chủ động thực hiện.

- Về cung ứng nguyên liệu: nguồn nguyên vật liệu chính để sản xuất xi măng là clinker. Nguồn clinker thì được mua từ hai nguồn chính là trong nước (từ miền Bắc và Nam) và clinker nhập khẩu từ Thái Lan. Trong khi đó, nguồn clinker từ miền Bắc thường gặp khó khăn do thời tiết nước ta thường mưa bão,

41

gió mùa Đông – Bắc,... các tàu vận tải clinker phải thường xuyên tránh bão làm bị động hoàn toàn tiến độ sản xuất.

Chính vì thế, trong những năm gần đây chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn ở mức giá khá cao và khá biến động, gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ năm 2010 – 2012, chi phí nguyên liệu đầu vào liên tục tăng làm cho chi phí NVL cũng tăng, trong hai sản phẩm thì PCB40 chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi thành phần trong sản phẩm của nó có clinker chiếm đến 75%, mà thêm vào đó clinker là nguyên liệu có chi phí cao nhất trong các chi phí còn lại.

Cụ thể ta có các bảng 4.1 dưới đây ta thấy, chi phí nguyên vật liệu đầu vào của hai sản phẩm liên tục tăng qua các năm, trong đó:

- Năm 2011, tổng chi phí NVL của hai sản phẩm tăng mạnh nhất với tỷ lệ 11,89% và sự gia tăng đó càng thể hiện rõ hơn khi chúng ta xét về CP đơn vị của hai sản phẩm (CP đơn vị của PCB30 tăng với tỷ lệ 10,54% và PCB40 tăng với tỷ lệ 10,98%). Và trong tất cả các chi phí thì clinker là chi phí tăng mạnh nhất trong tất cả các chi phí khác. Nguyên nhân khiến chi phí đầu vào tăng như vậy là do từ đầu năm 2010, Nhà nước thực hiện chính sách bảo hộ ngành xi măng trong nước bằng thông tư số 01/2010/TT-BXD ngày 08 tháng 01 năm 2010, Nhà nước hạn chế nhập khẩu xi măng và clinker bằng rào cản kỹ thuật, nguồn clinker từ Thái Lan coi như bị cấm nhập hoàn toàn. Vì vậy, từ năm 2010 Công ty phải tìm nguồn clinker trong nước để thay thế khoản thiếu hụt clinker hằng năm. Nguồn clinker trong nước chủ yếu mua từ các công như Công ty Cổ phần Thương mại Nắng Vàng, Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư DIC. Thêm vào đó cũng từ đầu năm 2010, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu clinker từ Việt Nam nên các doanh nghiệp cũng ưu tiên xuất sang Trung Quốc vì giá cao, thời gian vận chuyển lại ngắn nên đã gây khó khăn lớn cho việc tìm kiếm nguyên liệu clinker sản xuất cho Công ty.

- Năm 2012, ngành xi măng vẫn chưa khắc phục được khó khăn, bên cạnh đó Công ty không thể tự chủ được nguồn cung, các nguyên vật liệu đầu vào chưa ổn định, chủ yếu nguồn cung vẫn còn phụ thuộc khá nhiều ở các tỉnh phía Bắc, vì thế mức giá của các nguyên liệu đầu vào vẫn còn ở mức khá cao. Cụ thể CP NVLTT đơn vị được thể hiện qua biểu đồ sau:

42

Bảng 4.1 Chi phí nguyên vật liệu của 2 sản phẩm trong 3 năm 2010 - 2012

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu

Thành phần 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) PCB 30 Clinker 111.239.943 116.325.328 140.171.624 5.085.385 4,57 23.846.295 20,5 Puzoland 22.559.753 22.207.724 27.838.112 -352.029 -1,56 5.630.388 25,35 Thạch cao 3.869.475 3.934.526 4.714.594 65.051 1,68 780.067 19,83 Chất trợ nghiền BAC 1.340.563 1.383.558 1.848.031 42.995 3,21 464.473 33,57 CP bao bì 7.513.934 8.119.059 9.358.270,71 605.124 8,05 1.239.212 15,26 Tổng CP 146.523.668 151.970.195 183.930.630 5.446.527 3,72 31.960.435 21,03 Sản lượng (tấn) 160.554 150.640 180.506 -9.915 -6,18 29.866 19,83 CP đơn vị/tấn 913 1.009 1.019 96 10,54 10 1,01 PCB 40 Clinker 279.226.523 323.814.385 330.641.776 44.587.861 15,97 6.827.392 2,11 Puzoland 28.913.525 31.564.339 33.528.042 2.650.814 9,17 1.963.703 6,22 Thạch cao 8.049.796 9.077.186 9.216.771 1.027.390 12,76 139.585 1,54 Chất trợ nghiền BAC 2.434.006 2.785.849 3.153.154 351.843 14,46 367.306 13,18 CP bao bì 15.591.709 18.683.488 18.248.352 3.091.779 19,83 -435.136 -2,33 Tổng CP 334.215.560 385.925.246 394.788.096 51.709.687 15,47 8.862.850 2,3 Sản lượng (tấn) 333.156 346.650 351.981 13.494 4,05 5.331 1,54 Chi phí đơn vị/tấn 1.003 1.113 1.122 110 10,98 8 0,75 Tổng CP 480.739.228 537.895.441 578.718.726 57.156.214 11,89 40.823.285 7,59

Nguồn: số liệu phòng kế toán

42 42

43 Để rõ hơn ta quan sát hình vẽ sau:

Nguồn: số liệu từ bảng 4.1

Hình 4.1 CP NVLTT đơn vị của hai sản phẩm qua 3 năm

- Trong 6 tháng 2013 vừa qua, ngành xi măng đã có khởi sắc do ngành bất động sản đã được khai thông so với 3 năm vừa qua nhưng hầu hết giá các nguyên liệu vẫn còn ở mức giá khá cao, vì thế CP NVLTT vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể ta có bảng số liệu sau: Bảng 4.2 CP NVLTT trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Thành phần 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) PCB 30 Clinker 66.947.281 51.136.904 -15.810.377 -23,62 Puzoland 13.295.743 10.232.638 -3.063.105 -23,04 Thạch cao 2.251.734 1.695.593 -556.141 -24,7 Chất trợ nghiền BAC 882.637 716.575 -166.062 -18,81 CP bao bì 4.469.598 3.462.980 -1.006.618 -22,52 Tổng CP 87.846.993 67.244.691 -20.602.302 -23,45 Sản lượng (tấn) 86.211 64.918 -21.293 -24,7 CP đơn vị 1.019 1.036 17 1,65 PCB 40 Clinker 156.849.796 196.062.188 39.212.392 25,00 Puzoland 15.905.028 20.031.701 4.126.673 25,95 Thạch cao 4.372.251 5.387.881 1.015.630 23,23 Chất trợ nghiền BAC 1.495.793 1.987.282 491.489 32,86 CP bao bì 8.656.651 10.975.893 2.319.242 26,79 Tổng CP 187.279.518 234.444.944 47.165.426 25,18 Sản lượng (tấn) 166.973 205.759 38.786 23,23 Chi phí đơn vị 1.122 1.139 18 1,59 Tổng CP 275.126.511 301.689.635 26.563.124 9,65

44

Qua bảng 4.2 trên, ta thấy tổng CP NVLTT của 6 tháng 2013 so với cùng kỳ 6 tháng 2012 vẫn tiếp tục tăng vì ngành xi măng đang đứng trước tình trạng ”thừa Bắc thiếu Nam” bởi nguồn clinker chủ yếu được sản xuất ở miền Bắc nên chi phí nguyên vật liệu đã tăng lại còn tăng thêm do chi phí vận chuyển đường xa.

Tóm lại, Công ty cần có những chính sách hợp lý để giải quyết tình trạng nguồn cung nguyên vật liệu không ổn định để góp phần giảm chi phí đầu vào vì giá cả không những phụ thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu – chất lượng càng cao thì giá mua vào càng cao mà còn phụ thuộc vào tình hình thu mua, thời điểm thu mua và nhiều nhân tố khác như: mua ở đâu, mua của ai, quãng đường vận chuyển, vùng nguyên liệu và thời điểm mua,...

Chi phí NVLTT khi xét về tổng thể thì nó tỷ lệ với lượng sản xuất, tức là khi lượng sản xuất tăng thì chi phí nguyên vật liệu tăng đúng phần gia tăng của lượng sản xuất, còn khi nhìn dưới gốc độ của 1 tấn xi măng sản xuất thì nó không đổi. Hay nói cách khác, CP NVLTT được tính thẳng vào giá thành sản phẩm sản xuất. Do đó, đây là một khoản chi phí thuộc chi phí khả biến.

Nhìn chung, chi phí đơn vị của xi măng PCB40 cao hơn so với PCB30, tuy nhiên với chi phí cao hơn PCB30 nhưng thay vào đó sản phẩm có chất lượng tốt hơn về khả năng chịu lực, độ bền vững,.. nên lượng sản phẩm sẽ được sản xuất nhiều hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

4.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT)

Do ta chủ yếu phân tích chi phí theo từng sản phẩm nên chi phí nhân công trực tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh được tập hợp ở tại phân xưởng sản xuất và sau đó phân bổ theo số giờ lao động trực tiếp. Sau đây ta có bảng tổng hợp CP NCTT của 2 sản phẩm như sau:

Bảng 4.3 Chi phí nhân công trực tiếp trong 3 năm 2010 - 2012

ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 PCB 30 CP nhân công 2.320.691.678 2.260.919.060 2.622.605.556 Sản lượng (tấn) 160.554 150.640 180.506 CP đơn vị 14.454 15.009 14.529 PCB 40 CP nhân công 5.776.243.951 6.309.199.970 6.131.822.944 Sản lượng (tấn) 333.156 346.650 351.981 CP đơn vị 17.338 18.200 17.421 Tổng CP NCTT 8.096.935.629 8.570.119.030 8.754.428.500

Nguồn: số liệu phòng kế toán

Qua bảng 4.3 trên, ta thấy tổng chi phí nhân công trong 3 năm liên tục tăng. Trong 3 năm vừa qua, chi phí trong năm 2011 tăng mạnh nhất khi ta xét chi phí đơn vị của hai sản phẩm, do Công ty tăng một số khoản phụ cấp độc hại và phụ cấp cho các công nhân làm việc thêm ca 3.

45

Đến năm 2012, chi phí đơn vị của 2 sản phẩm giảm xuống do trong năm 2012 Công ty cắt giảm số lượng công nhân trực tiếp vì Công ty tiến hành đầu tư vào dây chuyền sản xuất.

Cụ thể CP NCTT đơn vị được thể hiện qua biểu đồ sau:

Nguồn: số liệu từ bảng 4.3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.2 CP NCTT đơn vị của hai sản phẩm trong 3 năm

Tiếp theo là tình hình sử dụng lao động của Công ty trong 6 tháng 2013 như sau:

Bảng 4.4 Chi phí nhân công trực tiếp trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013

ĐVT: đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 PCB 30 CP nhân công 1.492.385.902 1.053.404.132 Sản lượng (tấn) 86.211 64.918 CP đơn vị 14.529 16.227 PCB 40 CP nhân công 2.890.430.797 3.535.154.817 Sản lượng (tấn) 166.973 205.759 CP đơn vị 17.311 17.181 Tổng CP NCTT 4.382.816.699 4.588.558.949

Nguồn: số liệu phòng kế toán

Qua bảng 4.4 trên ta thấy được chi phí nhân công qua 6 tháng 2013 tăng lên so với cùng kỳ 2012, lý do là Công ty tiến hành tăng lương cơ bản cho lao động.

Cũng như CP NVLTT, CP NCTT cũng là một khoản mục chi phí khả biến trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, do khoản chi phí này gắn liền với việc sản xuất sản phẩm. Nói cách khác CP NCTT được tính trực tiếp vào sản phẩm mà nó sản xuất ra.

46

4.1.3 Chi phí sản xuất chung (CP SXC)

Chi phí sản xuất chung (hay còn gọi là chi phí phân xưởng) bao gồm các khoản chi phí phát sinh tại Công ty như chi phí khấu hao phân xưởng, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí điện năng, chi phí nhiên liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài,...

Trong các loại chi phí thì chi phí sản xuất chung là phức tạp nhất bởi nó bao gồm cả chi phí bất biến và chi phí khả biến. Chi phí này được tập hợp theo từng phân xưởng và phân bổ lại cho các sản phẩm dựa trên căn cứ ứng xử là số lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc số giờ máy sản xuất. Để dễ dàng nhận xét sự biến động của chúng, ta xét riêng từng mảng biến phí và định phí.

4.1.3.1 Biến phí sản xuất chung (BP SXC)

Nhìn chung BPSXC qua 3 năm ít biến động, cụ thể như sau:

- Năm 2011, tổng BP SXC giảm với tỷ lệ 7,79% do Công ty đã tiến hành nâng cấp dây chuyền sản xuất để giảm chi phí sản xuất, đồng thời để thực hiện định hướng phát triển ngành xi măng theo Quyết định 1488/QĐ – TTg ngày 29 tháng 08 năm 2011 phê duyệt ”Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần xi măng tây đô tại cần thơ (Trang 50)