Kết cấu hàng bán thể hiện tỷ lệ doanh số của từng sản phẩm trong tổng doanh số của các sản phẩm. Dưới đây là bảng tổng hợp kết cấu hàng bán của các sản phẩm qua các năm:
Bảng 4.34 Kết cấu hàng bán của PCB30 và PCB40 trong năm 2010-2012
ĐVT:1.000.000 đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh thu Kết cấu (%) Doanh thu Kết cấu (%) Doanh thu Kết cấu (%) PCB 30 199.007 31,22 200.305 28,7 238.371 32,23 PCB 40 438.367 68,78 497.512 71,3 501.333 67,77 Tổng 637.374 100 697.817 100 739.704 100
Nguồn: số liệu phòng kế toán
Qua bảng 4.34 trên ta thấy qua 3 năm xi măng PCB40 là mặt hàng có kết cấu hàng bán lớn hơn PCB30, nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng sản
79
phẩm, PCB40 là sản phẩm phù hợp với vùng đất nhiễm mặn, nhiễm phèn của vùng ĐBSCL, nó có khả năng chống xâm thực, ăn mòn ở các vùng đất này, thêm vào đó nó có độ dẽo và bề mặt vữa trác láng mịn hơn so với PCB30. Chính vì thế nó luôn được người tiêu dùng sử dụng thay cho PCB30. Nhìn chung, với tỷ lệ như vậy thì PCB40 chính là mặt hàng chủ lực của Công ty bởi chất lượng sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng khẳng định, vì thế Công ty cần quan tâm hơn nữa vào những khoản mục chi phí đối với sản phẩm này, nhất là chi phí nguyên liệu đầu vào là clinker để có những biện pháp tiết kiệm chi phí để mang lại lợi nhuận cho Công ty hơn nữa trong thời gian tới. Để thấy rõ hơn ta quan sát hình sau:
Nguồn: số liệu từ bảng 4.34
Hình 4.13 Kết cấu hàng bán của hai sản phẩm trong năm 2012
Trong phần trước đã trình bày tốc độ tăng (giảm) lợi nhuận của các mặt hàng do đòn bẩy quyết định mà đòn bẩy kinh doanh là hệ quả của kết cấu chi phí. Xi măng PCB40 có sản lượng tiêu thụ lớn hơn PCB30, kết cấu trong tổng doanh thu cũng lớn hơn PCB30. Vì vậy PCB40 là sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên không có kết cấu hàng bán nào là tốt nhất, vì thế ban quản lý nên nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng để có chính sách đẩy mạnh sản xuất mặt hàng này thay vì mặt hàng kia sao cho hợp lý nhất.