một kết cấu hàng bán hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thu hồi vốn nhanh.
4.4.5 Ứng dụng phân tích C–V-P trong lựa chọn phương án kinh doanh. doanh.
Trong hoạt động quản trị, các nhà quản trị thường phải xem xét hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều khía cạnh, quan hệ khác nhau để tìm ra một phương án tối ưu về kinh tế, lợi nhuận. Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một trong những mối quan hệ kinh tế mà nhà quản trị cần xem xét để đưa đến các quyết định về một phương án kinh doanh, nhất là việc xem xét các phương án kinh doanh ngắn hạn. Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, trước sự biến đổi của biến phí, định phí, sản lượng tiêu thụ, đơn giá bán, nhà quản trị phải xem xét cách ứng xử của doanh nghiệp theo sự lựa chọn phương án kinh doanh ở những trường hợp sau.
Nhưng trước khi đi vào lựa chon phương án kinh doanh chúng ta cần dự báo cho lượng sản phẩm bán ra trong năm 2014, và theo thống kê của ngành xi măng thì đây là một trong những sản phẩm mang tinh chất mùa vụ bởi nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (thời tiết) và xi măng được tiêu thụ mạnh vào quý 2 và quý 4 hằng năm, ta có số liệu dự báo cho năm 2014 như sau:
Bảng 4.44 Số lượng sản phẩm dự báo cho năm 2014
ĐVT: tấn
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Tổng PCB30 42.684 55.523 52.610 73.328 224.145 PCB40 110.475 145.076 124.355 165.522 545.428 Tổng 153.159 200.599 176.965 238.850 769.573
89
4.4.5.1 Lựa chọn phương án kinh doanh khi biến phí và sản lượng thay đổi
Trong những năm vừa qua, do ngành xi măng khá khó khăn, nguồn clinker trong nước luôn bất ổn, đặc biệt là khu vực phía Nam vì hầu hết các nhà máy clinker đều ở phía Bắc, vận chuyển về phía Nam vừa khó khăn lại tốn kém làm cho chi phí đầu vào khá cao. Còn nếu nhập khẩu thì thế suất thuế nhập khẩu lên đến 20%.
Phương án 1: Theo dự báo của phòng kinh doanh, trong năm 2014 Công ty sẽ tiềm kiếm các nhà cung ứng clinker với chất lượng tốt hơn, chính vì thế giá clinker có thể tăng khoảng 3%, điều này làm cho CPNVLTT tăng dẫn đến CPKB của PCB30 tăng thêm 23.631 đồng/tấn, PCB40 tăng 28.586 đồng/tấn. Nhưng khi có được nguồn nguyên liệu tốt thì phòng kinh doanh dự đoán sản lượng tiêu thụ có thể tăng thêm khoảng 9% (tương ứng với 20.173 tấn) đối với PCB30 và tăng khoảng 12% (tương ứng với 65.451 tấn) so với PCB40, cụ thể các số liệu được tính toán như sau:
Xi măng PCB30:
- Ta có tổng SDĐP hiện nay cho PCB30:
215.619 x 224.145 = 48.329.920.760 đồng - Tổng SDĐP ước tính:
(215.619 – 23.631) x (224.145 + 20.173) = 46.906.124.180 đồng Vậy tổng SDĐP của PCB30 giảm đi: 1.423.796.580 đồng
Xi măng PCB40:
- Ta có tổng SDĐP hiện nay cho PCB40:
207.727 x 545.428 = 113.300.122.200 đồng - Tổng SDĐP ước tính:
179.141 x 610.879 = 109.433.474.900 đồng
Vậy tổng SDĐP của PCB40 giảm đi: 3.866.647.261 đồng. Tổng SDĐP của 2 sản phẩm giảm: 5.290.443.841 đồng
Kết luận: phương án trên không khả thi về m t kinh tế
4.4.5.2 Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến và sản lượng thay đổi
Căn cứ vào tình hình kinh doanh của Công ty, các phòng ban đưa ra đề xuất như sau: Các chương trình quảng cáo trước đây, Công ty quá tập trung vào hình ảnh bao bì xi măng và Công ty nên chưa gây được chú ý nhiều từ khách hàng. Trong chương trình quảng cáo sắp tới, Công ty cần phải nâng cao hình ảnh người sử dụng xi măng hay các công trình sử dụng xi măng.
Tổng hợp ý kiến trên, phòng kế hoạch kinh doanh đưa ra chiến lược: tăng chi phí quảng cáo thêm 2.000.000.000 đồng, vì thế sản lượng tiêu thụ của PCB30 tăng 5%, PCB40 tăng 4% so với kế hoạch.
90 Ta có các số liệu sau: Xi măng PCB30: - Tổng SDĐP hiện nay: 215.619 x 224.145 = 48.329.920.760 đồng - Tổng SDĐP ước tính: 215.619 x 235.352 = 50.746.362.890 đồng
Vậy tổng SDĐP của PCB30 tăng thêm: 2.416.442.128 đồng Xi măng PCB40:
- Tổng SDĐP hiện nay:
207.727 x 545.428 = 113.300.122.200 đồng - Tổng SDĐP ước tính:
207.727 x 567.245 = 117.832.102.100 đồng
Vậy tổng SDĐP của PCB40 tăng thêm: 4.531.979.900 đồng Vậy tổng SDĐP của 2 sản phẩm tăng thêm: 6.948.422.028 đồng Trừ cho CP quảng cáo: 2.000.000.000 đồng
Vậy thu nhập thuần túy tăng thêm: 4.948.422.028 đồng
Kết luận: phương án khả thi về m t kinh tế
4.4.5.3 Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, giá bán và sản lượng thay đổi
Công ty có ưu thế lớn là tự chủ trong các quyết định của mình, vì thế Công ty có thể các chính sách giá linh hoạt theo từng thời điểm biến động của thị trường, theo dõi chặt chẽ các chính sách bán hàng của đối thủ cạnh tranh.
Công ty thực hiện các chương trình quảng cáo, chương trình bảo hành xi măng tại khu vực Cần Thơ, các chương trình này sẽ tập trung quảng bá chất lượng xi măng.
Tổng hợp các thông tin trên, bộ phận kinh doanh tổng hợp như sau: công ty đầu tư cho chi phí quảng cáo 2.000.000.000 đồng. Bên cạnh đó nâng giá bán xi măng PCB30 thêm 30.000 đồng/tấn và PCB40 thêm 20.000 đồng/tấn, như vậy sản lượng tiêu thụ PCB30 giảm 28.500 tấn và PCB40 giảm 22.400 tấn ta có: Xi măng PCB30: - Tổng SDĐP hiện nay: 215.619 x 224.145 = 48.329.920.760 đồng - Tổng SDĐP ước tính: 245.619 x 195.645 = 48.054.129.260 đồng Vậy tổng SDĐP của PCB30 giảm đi: 275.791.505 đồng
91 Xi măng PCB40: - Tổng SDĐP hiện nay: 207.727 x 545.428 = 113.300.122.200 đồng - Tổng SDĐP ước tính: 227.727 x 523.028 = 119.107.597.400 đồng Vậy tổng SDĐP của PCB40 tăng thêm: 5.807.475.156 đồng Ta có tổng SDĐP của 2 sản phẩm tăng thêm:
5.807.475.156– 275.791.505 = 5.531.683.651 đồng Trừ đi chi phí quảng cáo là 2.000.000.000 đồng
Ta có thu nhập thuần túy tăng: 3.531.683.651 đồng.
Kết luận: phương án khả thi về m t kinh tế
4.4.5.4 Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, khả biến và sản lượng thay đổi
Tử những cơ sở phân tích trên, bô phận kinh doanh lập phương án theo một hướng khác, cụ thể là Công ty đầu tư vào chi phí quảng cáo 2.000.000.000 đồng. Thêm vào đó, Công ty thực hiện chiến lược trả thêm hòa hồng cho các đại lý với 10.000/tấn đối với PCB30 và 8.000 đồng/tấn đối với PCB40. Với các chiến lược trên, ban quản lý tin rằng Công ty có thể tăng sản lượng tiêu thụ với PCB30 tăng 5% và PCB40 tăng 4%.
Xi măng PCB30:
- Tổng SDĐP hiện nay:
215.619 x 224.145 = 48.329.920.760 đồng - Tổng SDĐP ước tính:
205.619 x 235.352 = 48.392.842.890 đồng Vậy tổng SDĐP của PCB30 tăng 62.922.128 đồng Xi măng PCB40:
- Tổng SDĐP hiện nay:
207.727 x 545.428 = 113.300.122.200 đồng - Tổng SDĐP ước tính:
199.727 x 567.245 = 113.294.142.100 đồng Vậy tổng SDĐP của PCB40 giảm: 59.801.100 đồng Tổng SDĐP của 2 sản phẩm tăng 3.121.028 đồng
Trừ cho chi phí quảng cáo 2.000.000.000 đồng
Vậy thu nhập thuần túy của Công ty giảm: 2.003.121.028 đồng
92
4.4.5.5 Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, khả biến, sản lượng và giá thay đổi
Công ty tiến hành tăng hoạt động quảng cáo sản phẩm với chi phí 1.000.000.000 đồng, bên cạnh đó Công ty cũng tiến hành trả hoa hồng cho đại lý theo doanh số bán là 10.000 đồng/tấn PCB30 và 8.000 đồng tấn cho PCB40. Vì chi phí tăng nên Công ty tăng giá bán xi măng PCB30 thêm 30.000 đồng/tấn và PCB40 thêm 20.000 đồng/tấn, như vậy sản lượng tiêu thụ PCB30 giảm 28.500 tấn và PCB40 giảm 22.400 tấn. Xi măng PCB30: - Tổng SDĐP hiện nay: 215.619 x 224.145 = 48.329.920.760 đồng - Tổng SDĐP ước tính: 235.619 x 195.645 = 46.097.679.260 đồng Vậy tổng SDĐP của PCB30 giảm: 2.232.241.505 đồng Xi măng PCB40:
- Tổng SDĐP hiện nay:
207.727 x 545.428 = 113.300.122.200 đồng - Tổng SDĐP ước tính:
219.727 x 523.028 = 114.923.373.400 đồng Vậy tổng SDĐP của PCB40 tăng: 1.623.251.156 đồng Vậy tổng SDĐP của 2 sản phẩm giảm: 608.987.349 đồng. Trừ cho chi phí quảng cáo 1.000.000.000 đồng
Thu nhập thuần túy của Công ty giảm: 1.608.987.349 đồng
Kết luận, phương án trên không khả thi về m t kinh tế
Qua 5 phương án đề ra như trên, ta thấy có 2 phương án khả thi về mặt kinh tế, và trong đó phương án tốt nhất là phương án số 2 bằng cách Công ty nên đầu tư vào quảng cáo 2.000.000.000 đồng, từ đó giúp sản lượng bán ra tăng thêm, mang lại cho Công ty số lợi nhuận tăng là 4.948.422.028 đồng. Qua những ví dụ phân tích ở trên, việc phân tích mồi liên hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là để tìm ra kết cấu có lợi nhất của các chi phí khả biến, bất biến, giá bán và doanh số. Và trong đó, SDĐP là mối quan tâm chủ yếu cho việc quyết định kết cấu có lợi nhất của các nhân tố này. Chúng ta đã thấy lợi nhuận có lúc được tăng lên do giảm SDĐP nếu các chi phí bất biến có thể giảm một lượng lớn. Thông thường, cách tăng lợi nhuận lên là tăng tổng SDĐP về lượng. Đôi khi, điều này có thể được thực hiện bằng cách giảm giá bán và do đó tăng khối lượng, cũng có thể nó được làm bằng cách tăng CPBB (thí dụ như quảng cáo) và do đó tăng khối lượng, và đôi khi cũng có thể được làm bằng việc chuyễn đổi giữa các chi phí khả biến và bất biến với những thay đổi thích hợp về khối lượng. Rất nhiều cách kết hợp các nhân tố này với nhau.
93
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY