Cơ cấu tổ chức công ty

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần xi măng tây đô tại cần thơ (Trang 36)

3.2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty

3.2.1.1 Sơ đồ tổ chức Công ty

25 Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Tổng giám đốc

Ban kiểm soát

Phó tổng giám đốc Giám đốc Tài chính Giám đốc Nhân sự Giám đốc Sản xuất Giám đốc Marketing Giám đốc k. soát c.lượng Giám đốc quan hệ Công chúng – đầu tư Giám đốc Tiêu thụ Giám đốc c.ứng NL Giám đốc t.bị phụ tùng hành chánh Giám đốc Giám đốc Bảo hành Tổ giao hàng Tổ bảo vệ Tổ quản lý xe Phòng ĐKTT Xưởng Cơ điện Xưởng Nghiền Xưởng Đ.bao Xưởng Khí nén Tổ nghiền 1 Tổ nghiền 2 Tổ nghiền 3 Tổ nghiền 4 Tổ đóng bao 1 Tổ đóng bao 2 Tổ đóng bao 3 Tổ đóng bao 4 Nguồn: www.ximangtaydo.vn

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty

26

3.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

Trong công ty tùy theo trách nhiệm và lĩnh vực cụ thể mà các thành viên trong ban giám đốc, các phòng ban cũng như giám đốc các doanh nghiệp có chức năng và nhiệm vụ khác nhau để đảm bảo cho sự hoạt động của công ty. Cụ thể ở công ty Cổ phần Xi Măng Tây Đô như sau :

a) Đại hội đồng cổ đông

-Đại hội đồng cổ đông là nơi có quyết định cao nhất trong Công ty. -Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần trừ trường hợp Công ty có quy định khác.

-Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.

b) Ban kiểm soát

-Giám sát Hội đồng quản trị, tổng giám đốc quản lý.

-Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, tài chính của Công ty, công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông.

-Xem xét sổ kế toán các tài liệu của Công ty, công việc quản lý, điều hành.

c) Hội đồng quản trị

-Có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

-Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năn của Công ty.

d) Tổng giám đốc

-Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.

-Bảo đảm và phát triển vốn thực hiện theo phương án kinh doanh đã được Hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua Đại hội cổ đông.

-Đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên dưới quyền.

e) Phó tổng giám đốc

-Làm các phần việc chuyên môn do Tổng giám đốc phân công.

-Phụ trách các mảng công việc do Tổng giám đốc phân công bằng văn bản hay giấy ủy quyền.

f) Giám đốc tài chính

-Quản lý, phân tích, xử lý, xây dựng, theo dõi tình hình đầu tư tài chính khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tham mưu cho Tổng giám đốc.

-Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.

g) Giám đốc hành chính

-Điều hành quản lý công tác văn phòng, công tác lễ tân, hậu cần, công tác đối nội, đối ngoại.

27

-Chăm lo tốt đời sống cho người lao động như phục vụ đi lại, ăn nghỉ, trang bị bảo hộ lao động, bảo đảm tốt môi trường làm việc an toàn và sức khỏe.

h) Giám đốc tiêu thụ

Quản lý, giám sát bộ phận tiêu thụ bán hàng, lập và theo dõi các hợp đồng tiêu thụ, hợp đồng vận chuyển; tổ chức quản lý tốt các đơn đặt hàng, hóa đơn, chứng từ bán hàng; thống kê việc bán hàng.

i) Giám đốc nhân sự

Tham mưu và thực hiện hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, đề bạt,… đảm bảo nguồn nhân lực cho nhu cầu của Công ty, đào tạo, kiểm tra, trách nhiệm xã hội của Công ty với người lao động.

j) Giám đốc kế hoạch

Tham mưu cho Tổng giám đốc về xây dựng phương án và kế hoạch sản xuất kinh doanh (tuần, tháng, năm). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở kế hoạch xây dựng.

k) Giám đốc thị trường

-Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện, xây dựng kế hoạch phát triển thị trường: giá, quảng bá, phân phối sản phẩm, khuyến mãi,… -Thu thập, nghiên cứu, phân tích thông tin về tình hình diễn biến của thị trường, đối thủ, nhu cầu và thị hiếu khách hàng…ở từng nơi, từng thời điểm.

l) Giám đốc chất lượng

-Xác lập và kiểm tra các yêu cầu chất lượng cho nguyên liệu để sản xuất.

-Duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.

m) Giám đốc dự án

-Quản lý các dự án đầu tư phát triển công trình xây dựng và sửa chữa. -Tổ chức và thực hiện lập thẩm duyệt các hồ sơ, thủ tục chuẩn bị, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng, đưa dự án đầu tư vào khai thác sử dụng.

n) Giám đốc sản xuất

-Quản lý hệ thống tài liệu kỷ thuật phục vụ kịp thời cho sản xuất, cho công tác an toàn lao động đối với người và thiết bị.

-Quản lý tốt nhân lực, thiết bị, công tác an toàn lao động để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

p) Giám đốc vật tư

Lập kế hoạch, tổ chức mua vật tư, thiết bị, dịch vụ phục vụ sản xuất xi măng của Công ty.

28

3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

3.2.2.1 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán

Nguồn: www.ximangtaydo.com

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán

3.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ

a) Giám đốc tài chính ( kiêm kế toán trưởng)

-Tổ chức sắp xếp nhân sự cho bộ phận kế toán, tài chính của Công ty. Chịu trách nhiệm về công tác kế toán, thống kê tài chính theo quy định.

-Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ chính sách tài chính của Nhà nước, giúp Tổng giám đốc trong công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh .

b) Kế toán tổng hợp

-Theo dõi, quản lý báo cáo kịp thời về tình hình biến động tài chính của Công ty.

-Tính giá thành và kết quả kinh doanh.

-Lập báo cáo kế toán, báo cáo thống kê gửi cho các đơn vị có liên quan. -Lập báo cáo phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.

-Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong kỳ.

-Quyết toán tài chính và thanh tra kiểm tra quyết toán.

c) Kế toán vốn bằng tiền

-Thực hiện công tác kế toán thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền vay của Công ty.

-Tham gia công tác kiểm kê tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đóng góp ý kiến xử lý khi số liệu chêch lệch.

-Thực hiện thanh toán công tác tạm ứng và theo dõi số dư tạm ứng với nhân viên của Công ty.

d) Kế toán công nợ phải trả, vật tư hàng hóa và tài sản cố định

-Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho của vật tư hàng hóa. GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH Kế toán tổng hợp Kế toán vốn bằng tiền KT Công nợ phải trả, vật tư, hàng hóa và TSCĐ Kế toán tiêu thụ và thuế Kế toán tiền lương và thủ quỹ

29

-Tham gia công tác nghiệm thu, kiểm kê vật tư hàng hóa của Công ty. -Theo dõi hiện trạng, lập các biểu mẫu và tình hình tăng, giảm, trích khấu hao tài sản cố định.

-Tham gia công tác quyết toán sửa chữa lớn tài sản cố định của Công ty.

e) Kế toán tiêu thụ và thuế

-Theo dõi tình hình tiêu thụ xi măng và khai báo thuế của Công ty. -Theo dõi tình hình công nợ với khách hàng mua xi măng. Thường xuyên xác định và đối chiếu công nợ với người mua hàng.

f) Kế toán tiền lương và thủ quỹ

-Gửi tiền mặt tại quỹ và kiểm kê hàng tháng.

-Trực tiếp nộp tiền mặt gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng, nhận tiền mặt tại ngân hàng khi có yêu cầu giao dịch tại ngân hàng.

-Theo dõi tình hình thanh toàn với công nhân (BHXH, BHYT,..)

3.2.2.3 Chính sách áp dụng tại Công ty

a) Hình thức áp dụng tại Công ty

hi ch

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng ho c định k uan hệ đối chiếu, kiểm tra

Nguồn: phòng kế toán

Hình 3.3 Sơ đồ kế toán theo hình thức nhật ký chung

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI

Chứng từ kế toán

Sổ thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

30

b) Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Công ty

- Là đơn vị hạch toán độc lập, có đăng ký mẫu dấu và giấy phép kinh doanh theo quy định.

- Hình thức kế toán tại Công ty đang áp dụng là hình thức Nhật ký chung.

- Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc. - Giá thực tế xuất kho theo giá vốn.

- Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.

- Hạch toán hàng tồn kho tại Công ty theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Xác định trị giá theo phương pháp bình quân gia quyền.

c) Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ

- Hệ thống tài khoản thống nhất và đặc điểm chế độ kế toán đang áp dụng tại Công ty: Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006 QĐ – BTC ngày 20/03/2006 Bộ trưởng bộ tài chính ban hành về ” chế độ kế toán doanh nghiệp”.

- Công ty sử dụng phần mềm kế toán: Bravio 6.3

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc ngày 30/12 - Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng (VND)

3.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG 3.3.1 Chức năng và nhiệm vụ 3.3.1 Chức năng và nhiệm vụ

3.3.1.1 Chức năng

-Công ty Cổ phần Xi Măng Tây Đô chuyên sản xuất xi măng PCB30, xi măng PCB40 cung cấp cho thành phố Cần Thơ nói riêng, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và các tỉnh thành phố lân cận trong khu vực.

-Công ty được phép nhập khẩu nguồn nguyên liệu chính clinker, nguyên liệu phụ thạch cao ở nước ngoài khi nguồn hàng trong nước đáp ứng không đủ cho nhà máy hoạt động.

3.3.1.2 Nhiệm vụ

Trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật, công ty có những nghiệm vụ chính như sau:

-Quy hoạch, xây dựng quản lý và vận hành một trạm nghiền xi măng ở địa phương, bao gồm các cơ sở hạ cao và các chất phụ gia cần thiết khác để đảm bảo hoạt động sản xuất được ổn định.

-Luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ. -Mang lại lợi nhuận tối ưu cho cổ đông và doanh nghiệp.

31

-Bảo vệ môi trường sống ngày càng tốt hơn. Thể hiện quan điểm đó Công ty đã cho ra đời các khẩu hiệu:

NIỀM TIN CHO MỌI CÔN TRÌNH CHẤT LƯỢN TẠO SỰ THỊNH VƯỢN

IỮ ÌN MÔI TRƯỜN HÔM NAY CHO THẾ HỆ MAI SAU

-Chủ động tổ chức tiêu thụ toàn bộ sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước.

-Bảo đảm kinh doanh có lãi, bảo toàn vốn của Công ty. Từng bước ổn định và cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.

-Nhiệm vụ sản xuất và cung ứng xi măng cho thị trường, đặc biệt là điều tiết xi măng thị trường khu vực thành phố Cần Thơ.

-Góp phần giải quyết việc làm cho lao động thành phố Cần Thơ.

3.3.2 Nguyên tắc hoạt động của Công ty

-Thực hiện hạch toán kinh tế độc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

-Bảo toàn và phát triển vốn được giao, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tuân thủ chế độ một thủ trưởng.

3.4 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Trong thời gian qua, thị trường xi măng khu vực ĐBSCL cạnh tranh ngày càng gay gắt, cung xi măng luôn vượt cầu. Nhiều đơn vị sản xuất xi măng đã và đang thiết lập kênh phân phối tại thị trường Cần Thơ nên liên tục tăng khuyến mãi bán hàng cho các đại lý như du lịch nước ngoài, bảo hiểm nhân thọ, liên kết với các địa lý bán thép để giới thiệu kèm xi măng, nên Công ty cổ phần xi măng Tây Đô gặp không ít khó khăn, phải thay đổi chính sách bán hàng liên tục mới giữ vững được thị trường.

Bằng những nổ lực của đội ngủ nhân lực, Công ty cổ phần xi măng Tây Đô đã tận dụng được những thuận lợi hiện có, khắc phục những khó khăn, biến khó khăn thành sức mạnh để hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra. Kết quả kinh doanh đạt cụ thể như sau:

32

Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: 1.000.000 đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%)

1. DT bán hàng và CCDV 637.368 697.812 739.704 60.444 9,48 41.892 6 2. Các khoản giảm trừ DT - - - - 3. DT thuần BH và CCDV 637.368 697.812 739.704 60.444 9,48 41.892 6 4. Giá vốn hàng bán 553.798 614.189 653.923 60.392 10,9 39.733 6,47 5. LN gộp BH và CCDV 83.570 83.623 85.782 52 0,06 2.159 2,58 6. Doanh thu HĐTC 2.988 5.652 7.393 2.664 89,17 1.742 30,81 7. Chi phí tài chính 5.893 8.706 9.804 2.813 47,73 1.098 12,61

Trong đó: CP lãi vay 5.547 6.606 7.862 1.059 19,09 1.256 19,02

8. Chi phí bán hàng 15.094 15.592 15.878 498 3,3 286 1,83 9. Chi phí QLDN 21.649 21.820 21.161 171 0,79 -659 -3,02 10. LN thuần từ HĐKD 44.268 45.257 48.274 989 2,23 3.018 6,67 11. Thu nhập khác 1.735 2.042 1.768 307 17,68 -274 -13,43 12. Chi phí khác 336 626 169 290 86,27 -456 -72,94 13. Tổng LNKT trước thuế 45.667 46.673 49.872 1.006 2,2 3.200 6,86 14. Chi phí thuế TNDNHH 6.915 7.335 8.974 419 6,06 1.640 22,36 15. LN sau thuế 38.752 39.338 40.898 587 1,51 1.560 3,96

Nguồn: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh – Công ty cổ phần xi măng Tây Đô

33

Bảng 3.2 Báo cáo KQHĐKD 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: 1.000.000 đồng CHỈ TIÊU 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 6 tháng 2013/2012 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. DT bán hàng và CCDV 351.653 388.105 36.452 10,37 2. Các khoản giảm trừ DT - - - - 3. DT thuần BH và CCDV 351.653 388.105 36.452 10,37 4. Giá vốn hàng bán 310.876 340.751 29.876 9,61 5. LN gộp BH và CCDV 40.777 47.354 6.577 16,13 6. Doanh thu HĐTC 3.327 4.066 739 22,22 7. Chi phí tài chính 4.706 5.392 686 14,58

Trong đó: CP lãi vay 3.853 4.324 472 12,24 8. Chi phí bán hàng 7.586 8.896 1.310 17,26 9. Chi phí QLDN 10.060 11.463 1.403 13,94 10. LN thuần từ HĐKD 21.757 26.737 4.980 22,89 11. Thu nhập khác 833 972 139 16,72 12. Chi phí khác 141 93 -48 -33,98 13. Tổng LNKT trước thuế 692 879 187 27,07 14. Chi phí thuế TNDNHH 22.449 27.616 5.167 23,02 15. LN sau thuế 3.041 5.523 2.482 81,64 1. DT bán hàng và CCDV 19.408 22.093 2.685 13,83

Nguồn: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh – Công ty cổ phần xi măng Tây Đô

3.4.1 Doanh thu

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Tây Đô cho thấy Công ty liên tục phát triển trong những năm qua cả về doanh thu

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần xi măng tây đô tại cần thơ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)