Do loại hình sản xuất của Công ty là mua các nguyên liệu đầu vào như clinker, thạch cao, đá puzoland, chất trợ nghiền để sản xuất ra các loại xi măng nên cung ứng nguyên vật liệu là nhiệm vụ rất quan trọng luôn được Công ty chủ động thực hiện.
- Về cung ứng nguyên liệu: nguồn nguyên vật liệu chính để sản xuất xi măng là clinker. Nguồn clinker thì được mua từ hai nguồn chính là trong nước (từ miền Bắc và Nam) và clinker nhập khẩu từ Thái Lan. Trong khi đó, nguồn clinker từ miền Bắc thường gặp khó khăn do thời tiết nước ta thường mưa bão,
41
gió mùa Đông – Bắc,... các tàu vận tải clinker phải thường xuyên tránh bão làm bị động hoàn toàn tiến độ sản xuất.
Chính vì thế, trong những năm gần đây chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn ở mức giá khá cao và khá biến động, gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất của Công ty.
Từ năm 2010 – 2012, chi phí nguyên liệu đầu vào liên tục tăng làm cho chi phí NVL cũng tăng, trong hai sản phẩm thì PCB40 chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi thành phần trong sản phẩm của nó có clinker chiếm đến 75%, mà thêm vào đó clinker là nguyên liệu có chi phí cao nhất trong các chi phí còn lại.
Cụ thể ta có các bảng 4.1 dưới đây ta thấy, chi phí nguyên vật liệu đầu vào của hai sản phẩm liên tục tăng qua các năm, trong đó:
- Năm 2011, tổng chi phí NVL của hai sản phẩm tăng mạnh nhất với tỷ lệ 11,89% và sự gia tăng đó càng thể hiện rõ hơn khi chúng ta xét về CP đơn vị của hai sản phẩm (CP đơn vị của PCB30 tăng với tỷ lệ 10,54% và PCB40 tăng với tỷ lệ 10,98%). Và trong tất cả các chi phí thì clinker là chi phí tăng mạnh nhất trong tất cả các chi phí khác. Nguyên nhân khiến chi phí đầu vào tăng như vậy là do từ đầu năm 2010, Nhà nước thực hiện chính sách bảo hộ ngành xi măng trong nước bằng thông tư số 01/2010/TT-BXD ngày 08 tháng 01 năm 2010, Nhà nước hạn chế nhập khẩu xi măng và clinker bằng rào cản kỹ thuật, nguồn clinker từ Thái Lan coi như bị cấm nhập hoàn toàn. Vì vậy, từ năm 2010 Công ty phải tìm nguồn clinker trong nước để thay thế khoản thiếu hụt clinker hằng năm. Nguồn clinker trong nước chủ yếu mua từ các công như Công ty Cổ phần Thương mại Nắng Vàng, Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư DIC. Thêm vào đó cũng từ đầu năm 2010, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu clinker từ Việt Nam nên các doanh nghiệp cũng ưu tiên xuất sang Trung Quốc vì giá cao, thời gian vận chuyển lại ngắn nên đã gây khó khăn lớn cho việc tìm kiếm nguyên liệu clinker sản xuất cho Công ty.
- Năm 2012, ngành xi măng vẫn chưa khắc phục được khó khăn, bên cạnh đó Công ty không thể tự chủ được nguồn cung, các nguyên vật liệu đầu vào chưa ổn định, chủ yếu nguồn cung vẫn còn phụ thuộc khá nhiều ở các tỉnh phía Bắc, vì thế mức giá của các nguyên liệu đầu vào vẫn còn ở mức khá cao. Cụ thể CP NVLTT đơn vị được thể hiện qua biểu đồ sau:
42
Bảng 4.1 Chi phí nguyên vật liệu của 2 sản phẩm trong 3 năm 2010 - 2012
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Thành phần 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) PCB 30 Clinker 111.239.943 116.325.328 140.171.624 5.085.385 4,57 23.846.295 20,5 Puzoland 22.559.753 22.207.724 27.838.112 -352.029 -1,56 5.630.388 25,35 Thạch cao 3.869.475 3.934.526 4.714.594 65.051 1,68 780.067 19,83 Chất trợ nghiền BAC 1.340.563 1.383.558 1.848.031 42.995 3,21 464.473 33,57 CP bao bì 7.513.934 8.119.059 9.358.270,71 605.124 8,05 1.239.212 15,26 Tổng CP 146.523.668 151.970.195 183.930.630 5.446.527 3,72 31.960.435 21,03 Sản lượng (tấn) 160.554 150.640 180.506 -9.915 -6,18 29.866 19,83 CP đơn vị/tấn 913 1.009 1.019 96 10,54 10 1,01 PCB 40 Clinker 279.226.523 323.814.385 330.641.776 44.587.861 15,97 6.827.392 2,11 Puzoland 28.913.525 31.564.339 33.528.042 2.650.814 9,17 1.963.703 6,22 Thạch cao 8.049.796 9.077.186 9.216.771 1.027.390 12,76 139.585 1,54 Chất trợ nghiền BAC 2.434.006 2.785.849 3.153.154 351.843 14,46 367.306 13,18 CP bao bì 15.591.709 18.683.488 18.248.352 3.091.779 19,83 -435.136 -2,33 Tổng CP 334.215.560 385.925.246 394.788.096 51.709.687 15,47 8.862.850 2,3 Sản lượng (tấn) 333.156 346.650 351.981 13.494 4,05 5.331 1,54 Chi phí đơn vị/tấn 1.003 1.113 1.122 110 10,98 8 0,75 Tổng CP 480.739.228 537.895.441 578.718.726 57.156.214 11,89 40.823.285 7,59
Nguồn: số liệu phòng kế toán
42 42
43 Để rõ hơn ta quan sát hình vẽ sau:
Nguồn: số liệu từ bảng 4.1
Hình 4.1 CP NVLTT đơn vị của hai sản phẩm qua 3 năm
- Trong 6 tháng 2013 vừa qua, ngành xi măng đã có khởi sắc do ngành bất động sản đã được khai thông so với 3 năm vừa qua nhưng hầu hết giá các nguyên liệu vẫn còn ở mức giá khá cao, vì thế CP NVLTT vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể ta có bảng số liệu sau: Bảng 4.2 CP NVLTT trong 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Thành phần 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) PCB 30 Clinker 66.947.281 51.136.904 -15.810.377 -23,62 Puzoland 13.295.743 10.232.638 -3.063.105 -23,04 Thạch cao 2.251.734 1.695.593 -556.141 -24,7 Chất trợ nghiền BAC 882.637 716.575 -166.062 -18,81 CP bao bì 4.469.598 3.462.980 -1.006.618 -22,52 Tổng CP 87.846.993 67.244.691 -20.602.302 -23,45 Sản lượng (tấn) 86.211 64.918 -21.293 -24,7 CP đơn vị 1.019 1.036 17 1,65 PCB 40 Clinker 156.849.796 196.062.188 39.212.392 25,00 Puzoland 15.905.028 20.031.701 4.126.673 25,95 Thạch cao 4.372.251 5.387.881 1.015.630 23,23 Chất trợ nghiền BAC 1.495.793 1.987.282 491.489 32,86 CP bao bì 8.656.651 10.975.893 2.319.242 26,79 Tổng CP 187.279.518 234.444.944 47.165.426 25,18 Sản lượng (tấn) 166.973 205.759 38.786 23,23 Chi phí đơn vị 1.122 1.139 18 1,59 Tổng CP 275.126.511 301.689.635 26.563.124 9,65
44
Qua bảng 4.2 trên, ta thấy tổng CP NVLTT của 6 tháng 2013 so với cùng kỳ 6 tháng 2012 vẫn tiếp tục tăng vì ngành xi măng đang đứng trước tình trạng ”thừa Bắc thiếu Nam” bởi nguồn clinker chủ yếu được sản xuất ở miền Bắc nên chi phí nguyên vật liệu đã tăng lại còn tăng thêm do chi phí vận chuyển đường xa.
Tóm lại, Công ty cần có những chính sách hợp lý để giải quyết tình trạng nguồn cung nguyên vật liệu không ổn định để góp phần giảm chi phí đầu vào vì giá cả không những phụ thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu – chất lượng càng cao thì giá mua vào càng cao mà còn phụ thuộc vào tình hình thu mua, thời điểm thu mua và nhiều nhân tố khác như: mua ở đâu, mua của ai, quãng đường vận chuyển, vùng nguyên liệu và thời điểm mua,...
Chi phí NVLTT khi xét về tổng thể thì nó tỷ lệ với lượng sản xuất, tức là khi lượng sản xuất tăng thì chi phí nguyên vật liệu tăng đúng phần gia tăng của lượng sản xuất, còn khi nhìn dưới gốc độ của 1 tấn xi măng sản xuất thì nó không đổi. Hay nói cách khác, CP NVLTT được tính thẳng vào giá thành sản phẩm sản xuất. Do đó, đây là một khoản chi phí thuộc chi phí khả biến.
Nhìn chung, chi phí đơn vị của xi măng PCB40 cao hơn so với PCB30, tuy nhiên với chi phí cao hơn PCB30 nhưng thay vào đó sản phẩm có chất lượng tốt hơn về khả năng chịu lực, độ bền vững,.. nên lượng sản phẩm sẽ được sản xuất nhiều hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.