Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần xi măng tây đô tại cần thơ (Trang 33)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các bản báo cáo của Công ty, các tạp chí chuyên ngành xi măng của Hiệp hội xi măng Việt Nam, Tổng Công ty xi măng Việt Nam, các nguồn thông tin trên internet,…

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Dựa vào các mục tiêu nghiên cứu, ta sử dụng các phương pháp sau: - Đối với mục tiêu 1: (phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Tây Đô trong năm 2010 – 2012 và 6 tháng 2013): sử dụng phương pháp thống kê mô tả (số tuyệt đối và số tương đối) để phân tích các số liệu thống kê nhằm rút ra những điểm nổi bật để nhận định và đánh giá.

- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp tổng hợp để tổng hợp các khoản chi phí theo chi phí khả biến và bất biến dựa trên các căn cứ ứng xử. Đề tài lựa chọn 2 căn cứ ứng xử là sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ để phân bổ chi phí theo từng loại sản phẩm.

- Đối với mục tiêu 3: Dùng phương pháp thống kê số lượng tiêu thụ và doanh thu của các mặt hàng chủ lực mang lại, so sánh các khoản chi phí phát sinh, khối lượng tiêu thụ, và lợi nhuận của các mặt hàng để thấy được tình hình kinh doanh của từng mặt hàng. Từ đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty. Cụ thể:

+ Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp bao gồm thu thập số liệu, trình bày, mô tả để phản ánh tổng quát đối tượng nghiên cứu. Biểu diễn dữ

22

liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu. Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

+ Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Điều kiện để so sánh là: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp này gồm so sánh tuyệt đối và tương đối:

So sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở gốc.

∆y = y1 – y0

∆y: là phần chênh lệch tăng giảm giữa 2 kỳ y1: là chỉ tiêu năm sau

y0: là chỉ tiêu năm trước

So sánh tương đối: là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu

gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

∆y: tốc độ tăng trưởng kỳ sau so với kỳ trước y1: giá trị năm sau

y0: giá trị năm trước

- Dùng phương pháp phân tích dữ liệu lịch sử (giả định chi phí tương lai sẽ tuân thủ quy tắc của nó trong quá khứ) và phương pháp kỹ thuật (dựa vào công suất thiết kế của máy móc, quy trình công nghệ sản xuất…) để xác định định mức chi phí nguyên vật liệu.

∆y =

(y1 – yo) y1 x 100

23

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

3.1.1 Giới thiệu về Công ty

-Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ. -Tên viết tắt tiếng Việt: XI MĂNG TÂY ĐÔ.

-Tên tiếng anh: TAY DO CEMENT JOINT STOCK COMPANY. -Tên viết tắt tiếng Anh: TACECO.

-Loại hình công ty: Công ty Cổ phần. -Tình trạng hoạt động: đang hoạt động. -Mã số đăng ký thuế: 1800561359 -Năm thành lập: 1995

-Vốn điều lệ: 76.000.000.000 đồng.

-Địa chỉ: Km 14, P. Phước Thới, Quận Ô Môn, TP. Cần Thơ. -Điện thoại: (+84.710) 2471412 Fax: (+84.710) 3862077

-Email: taceco@taceco.vn

-Website: http://www.ximangtaydo.vn

-Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xi măng. -Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.

-Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

-Đại diện pháp luật: Giám đốc - Lê Ngọc Anh. -Lô gô công ty:

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

- Tiền thân của Công ty Cổ phần xi măng Tây Đô là Công Ty Liên Doanh Xi Măng Hà Tiên 2 - Cần Thơ được thành lập vào ngày 15/12/1995. Thực hiện chủ trương của UBND TP Cần Thơ, ngày 21/07/2004 Công ty tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 2 - Cần Thơ. Ngày 10/10/2008, nhân dịp kỷ niệm 10 năm - khánh thành Nhà máy- Công ty đã chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần xi măng Tây Đô.

- Với chức năng sản xuất và kinh doanh sản phẩm xi măng poóc lăng hỗn hợp (PCB30 & PCB40) nhãn hiệu Xi Măng Tây Đô theo tiêu chuẩn 16-1:2011 (TCVN 6260-2009), thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, tăng cường tính chống xâm thực, ăn mòn ở môi trường nước nhiễm phèn, mặn, tăng độ dẻo bê tông, dễ bơm, dễ thi công.

- Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô là trạm nghiền xi măng có qui mô lớn nhất tại thành phố Cần Thơ, với năng lực cung cấp xi măng 900.000 tấn/năm và là Công ty đầu tiên trong khu vực phía Nam trong ngành xi măng được cấp chứng nhận hệ thống quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO

24

14001. Và cũng là đơn vị đầu tiên trong ngành xi măng có cam kết bảo hành chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng.

- Trong thời gian qua Công ty đã từng bước xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý (HTQL) theo các tiêu chuẩn Quốc tế như: HTQL chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; HTQL chất lượng Phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005; HTQL môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004; HTQL trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 và HTQL an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế OHSAS 18001.

- Sản phẩm của Công ty với chất lượng cao và luôn ổn định, nên đã đạt được nhiều giải thưởng cao về chất lượng như: nhiều năm liền đạt Huy chương vàng về chất lượng tại Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ- Việt Nam (1999-2004); Giải thưởng Chất lượng Việt Nam (2002, 2003, 2005, 2007, 2009, 2010, 2011); Giải thưởng Mai vàng hội nhập năm 2002; Cúp vàng chất lượng sản phẩm năm 2003; Giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn trong nhiều năm liền (2002 - 2012); Giải thưởng Top 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam; giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam (2009 - 2011); giải thưởng thương hiệu chất lượng ngành xây dựng 2011...

- Hiện nay, Công ty cổ phần xi măng Tây Đô đặt Trung tâm bảo hành sản phẩm tại 118 Trần Văn Khéo, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ để thuận lợi cho việc phục vụ và chăm sóc khách hàng ở các tình Đồng bằng sông Cửu Long.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY 3.2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty 3.2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty

3.2.1.1 Sơ đồ tổ chức Công ty

25 Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Tổng giám đốc

Ban kiểm soát

Phó tổng giám đốc Giám đốc Tài chính Giám đốc Nhân sự Giám đốc Sản xuất Giám đốc Marketing Giám đốc k. soát c.lượng Giám đốc quan hệ Công chúng – đầu tư Giám đốc Tiêu thụ Giám đốc c.ứng NL Giám đốc t.bị phụ tùng hành chánh Giám đốc Giám đốc Bảo hành Tổ giao hàng Tổ bảo vệ Tổ quản lý xe Phòng ĐKTT Xưởng Cơ điện Xưởng Nghiền Xưởng Đ.bao Xưởng Khí nén Tổ nghiền 1 Tổ nghiền 2 Tổ nghiền 3 Tổ nghiền 4 Tổ đóng bao 1 Tổ đóng bao 2 Tổ đóng bao 3 Tổ đóng bao 4 Nguồn: www.ximangtaydo.vn

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty

26

3.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

Trong công ty tùy theo trách nhiệm và lĩnh vực cụ thể mà các thành viên trong ban giám đốc, các phòng ban cũng như giám đốc các doanh nghiệp có chức năng và nhiệm vụ khác nhau để đảm bảo cho sự hoạt động của công ty. Cụ thể ở công ty Cổ phần Xi Măng Tây Đô như sau :

a) Đại hội đồng cổ đông

-Đại hội đồng cổ đông là nơi có quyết định cao nhất trong Công ty. -Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần trừ trường hợp Công ty có quy định khác.

-Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.

b) Ban kiểm soát

-Giám sát Hội đồng quản trị, tổng giám đốc quản lý.

-Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, tài chính của Công ty, công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông.

-Xem xét sổ kế toán các tài liệu của Công ty, công việc quản lý, điều hành.

c) Hội đồng quản trị

-Có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

-Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năn của Công ty.

d) Tổng giám đốc

-Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.

-Bảo đảm và phát triển vốn thực hiện theo phương án kinh doanh đã được Hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua Đại hội cổ đông.

-Đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên dưới quyền.

e) Phó tổng giám đốc

-Làm các phần việc chuyên môn do Tổng giám đốc phân công.

-Phụ trách các mảng công việc do Tổng giám đốc phân công bằng văn bản hay giấy ủy quyền.

f) Giám đốc tài chính

-Quản lý, phân tích, xử lý, xây dựng, theo dõi tình hình đầu tư tài chính khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tham mưu cho Tổng giám đốc.

-Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.

g) Giám đốc hành chính

-Điều hành quản lý công tác văn phòng, công tác lễ tân, hậu cần, công tác đối nội, đối ngoại.

27

-Chăm lo tốt đời sống cho người lao động như phục vụ đi lại, ăn nghỉ, trang bị bảo hộ lao động, bảo đảm tốt môi trường làm việc an toàn và sức khỏe.

h) Giám đốc tiêu thụ

Quản lý, giám sát bộ phận tiêu thụ bán hàng, lập và theo dõi các hợp đồng tiêu thụ, hợp đồng vận chuyển; tổ chức quản lý tốt các đơn đặt hàng, hóa đơn, chứng từ bán hàng; thống kê việc bán hàng.

i) Giám đốc nhân sự

Tham mưu và thực hiện hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, đề bạt,… đảm bảo nguồn nhân lực cho nhu cầu của Công ty, đào tạo, kiểm tra, trách nhiệm xã hội của Công ty với người lao động.

j) Giám đốc kế hoạch

Tham mưu cho Tổng giám đốc về xây dựng phương án và kế hoạch sản xuất kinh doanh (tuần, tháng, năm). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở kế hoạch xây dựng.

k) Giám đốc thị trường

-Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện, xây dựng kế hoạch phát triển thị trường: giá, quảng bá, phân phối sản phẩm, khuyến mãi,… -Thu thập, nghiên cứu, phân tích thông tin về tình hình diễn biến của thị trường, đối thủ, nhu cầu và thị hiếu khách hàng…ở từng nơi, từng thời điểm.

l) Giám đốc chất lượng

-Xác lập và kiểm tra các yêu cầu chất lượng cho nguyên liệu để sản xuất.

-Duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.

m) Giám đốc dự án

-Quản lý các dự án đầu tư phát triển công trình xây dựng và sửa chữa. -Tổ chức và thực hiện lập thẩm duyệt các hồ sơ, thủ tục chuẩn bị, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng, đưa dự án đầu tư vào khai thác sử dụng.

n) Giám đốc sản xuất

-Quản lý hệ thống tài liệu kỷ thuật phục vụ kịp thời cho sản xuất, cho công tác an toàn lao động đối với người và thiết bị.

-Quản lý tốt nhân lực, thiết bị, công tác an toàn lao động để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

p) Giám đốc vật tư

Lập kế hoạch, tổ chức mua vật tư, thiết bị, dịch vụ phục vụ sản xuất xi măng của Công ty.

28

3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

3.2.2.1 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán

Nguồn: www.ximangtaydo.com

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán

3.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ

a) Giám đốc tài chính ( kiêm kế toán trưởng)

-Tổ chức sắp xếp nhân sự cho bộ phận kế toán, tài chính của Công ty. Chịu trách nhiệm về công tác kế toán, thống kê tài chính theo quy định.

-Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ chính sách tài chính của Nhà nước, giúp Tổng giám đốc trong công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh .

b) Kế toán tổng hợp

-Theo dõi, quản lý báo cáo kịp thời về tình hình biến động tài chính của Công ty.

-Tính giá thành và kết quả kinh doanh.

-Lập báo cáo kế toán, báo cáo thống kê gửi cho các đơn vị có liên quan. -Lập báo cáo phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.

-Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong kỳ.

-Quyết toán tài chính và thanh tra kiểm tra quyết toán.

c) Kế toán vốn bằng tiền

-Thực hiện công tác kế toán thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền vay của Công ty.

-Tham gia công tác kiểm kê tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đóng góp ý kiến xử lý khi số liệu chêch lệch.

-Thực hiện thanh toán công tác tạm ứng và theo dõi số dư tạm ứng với nhân viên của Công ty.

d) Kế toán công nợ phải trả, vật tư hàng hóa và tài sản cố định

-Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho của vật tư hàng hóa. GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH Kế toán tổng hợp Kế toán vốn bằng tiền KT Công nợ phải trả, vật tư, hàng hóa và TSCĐ Kế toán tiêu thụ và thuế Kế toán tiền lương và thủ quỹ

29

-Tham gia công tác nghiệm thu, kiểm kê vật tư hàng hóa của Công ty. -Theo dõi hiện trạng, lập các biểu mẫu và tình hình tăng, giảm, trích khấu hao tài sản cố định.

-Tham gia công tác quyết toán sửa chữa lớn tài sản cố định của Công ty.

e) Kế toán tiêu thụ và thuế

-Theo dõi tình hình tiêu thụ xi măng và khai báo thuế của Công ty. -Theo dõi tình hình công nợ với khách hàng mua xi măng. Thường xuyên xác định và đối chiếu công nợ với người mua hàng.

f) Kế toán tiền lương và thủ quỹ

-Gửi tiền mặt tại quỹ và kiểm kê hàng tháng.

-Trực tiếp nộp tiền mặt gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng, nhận tiền mặt tại ngân hàng khi có yêu cầu giao dịch tại ngân hàng.

-Theo dõi tình hình thanh toàn với công nhân (BHXH, BHYT,..)

3.2.2.3 Chính sách áp dụng tại Công ty

a) Hình thức áp dụng tại Công ty

hi ch

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng ho c định k uan hệ đối chiếu, kiểm tra

Nguồn: phòng kế toán

Hình 3.3 Sơ đồ kế toán theo hình thức nhật ký chung

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI

Chứng từ kế toán

Sổ thẻ kế toán chi tiết

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần xi măng tây đô tại cần thơ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)