Kết quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng ven biển huyện cẩm xuyên hà tĩnh (Trang 48 - 52)

Trong những năm gần đây cùng với xu hướng chung của cả nước thì kinh tế huyện Cẩm Xuyên đang từng bước có những biến chuyển rõ nét, với ngành kinh tế mũi nhọn là sản xuất nông nghiệp.. Gần đây thì ngành NTTS cũng được quan tâm, tập trung sức lực vào phát triển kinh tế biển đang dần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của huyện. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện được thể hiện qua bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm (2007-2009) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) 08/07 09/08 BQ I/ Tổng giá trị sản xuất 923.060 100 960.609 100 990.596 100 104,07 103,12 103,60 1. Ngành nông nghiệp 410.802 44,50 407.896 42,46 408.938 41,28 99,29 100,26 99,76 - Trồng trọt 237.950 57,93 227.050 55,66 223.912 54,75 95,42 98,62 97,02 - Chăn nuôi 81.882 19,92 84.691 20,76 88.703 21,69 103,43 104,74 104,09 - Thuỷ sản 90.970 22,15 96.155 23,58 96.323 23,66 105,66 100,17 102,92 + Nuôi trồng 70.340 77,32 74.183 77,15 75.112 77,98 105,46 101,25 103,36 + Đánh bắt 20.630 22,68 21.972 22,85 21.211 22,02 106,51 96,54 101,52 2. Ngành CN-TTCN 450.875 48,85 480.940 50,07 505.734 51,05 106,67 105,52 106,10 3. Ngành DV-TM 52.671 5,71 60.975 6,35 65.123 6,57 115,77 106,80 111,29 4. Ngành khác 8.712 0,94 10.798 1,12 10.801 1,09 123,94 100,03 111,99 II/ Một số chỉ tiêu 1. Thu nhập bq/khẩu 5,05 5,51 6,34 109,09 115,09 112,09 2. Thu nhập bq/lao động 8,89 10,25 10,65 115,32 103,86 109,59 3. Thu nhập bq/hộ 24,26 27,57 28,55 113,63 103,58 108.61

Năm 2007 tổng giá trị sản xuất của toàn huyện là 923.060 triệu đồng, năm 2008 tổng giá trị sản xuất của huyện là 960.609 triệu đồng, đã tăng lên 4,07% so với năm 2007, năm 2009 tổng giá trị sản xuất của toàn huyện là 990.596 triệu đồng, đã tăng lên 3,12% so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng qua 3 năm là 103,60%, tức là tốc độ tăng bình quân là 3,60% năm.

Ngành nông nghiệp, năm 2007 đạt 410.802 triệu đồng chiếm 44,50% tổng giá trị sản xuất của toàn huyện, trong đó trồng trọt đạt 237.950 triệu đồng chiếm 57,93% trong ngành nông nghiệp, NTTS đạt 90.970 triệu đồng chiếm 22,15% trong ngành nông nghiệp, chăn nuôi đạt 81.882 triệu đồng chiếm 19.92% trong ngành nông nghiệp. Đến năm 2009 thì ngành nông nghiệp đạt 408.938 triệu đồng chiếm 41,28% tổng giá trị sản xuất. Trong đó, ngành trồng trọt là 223.912 triệu đồng chiếm 54,75% tổng giá trị ngành nông nghiệp, NTTS 96.323 triệu đồng chiếm 23,66% và chăn nuôi là 81.703 triệu đồng chiếm 23,69%. Nhìn chung kinh tế ngành nông nghiệp không tăng, ngành trồng trọt có xu hướng giảm do hiệu quả của nó không cao thay vào đó là ngành NTTS và chăn nuôi đang tăng lên, tốc độ phát triển qua 3 năm của ngành NTTS là 102,92% tức là tốc độ tăng trưởng bình quân là 2,92% năm, và tốc độ phát triển qua 3 năm của chăn nuôi là 104,09% tức là tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,09% từ đó gây mất cân đối trong nông nghiệp.

Ngành CN-TTCN của huyện đã tồn tại và phát triển từ lâu với các nghề như làm gạch, khai thác titan…, nó chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện Cẩm Xuyên. Năm 2007 ngành CN-TTCN đạt 450.875 triệu đồng chiếm 48,85% tổng giá trị sản xuất, năm 2009 đạt 505.734 triệu đồng chiếm 51,05% tổng giá trị sản xuất.

Như vậy tốc độ phát triển qua 3 năm là 106,10% tức là tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,10% năm. Ngoài ra, các ngành nghề khác và dịch vụ cũng tăng mạnh và đạt kết quả khá cao. Ngành dịch vụ thương mại đạt 52.671 triệu đồng chiếm 5.71% tổng giá trị sản xuất năm 2007, đến năm 2009 đạt 65.123 triệu đồng chiếm 6,57% tổng giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng bình

quân 11,29% năm. Các ngành nghề khác đạt tỷ lệ thấp, năm 2007 chỉ đạt 0,94% trong tổng giá trị sản xuất, năm 2009 chiếm 1,09% tổng giá trị sản xuất.

Tóm lại, các ngành nghề kinh tế của huyện đang có chiều hướng phát triển khá tốt với các thế mạnh về điều kiện tự nhiên bộ mặt kinh tế huyện thay đổi, tình hình an ninh chính trị được giữ vững và ổn định. Có được như vậy là do Đảng bộ UBND huyện quan tâm đúng mức, đặc biệt là NTTS là một ngành đem lại thu nhập cao cho các hộ NTTS nên được các hộ mạnh dạn đầu tư đồng thời có sự khuyến khích của chính quyền địa phương để thúc đẩy việc NTTS phát triển góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng, đem lại lợi ích cho xã hội.

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng ven biển huyện cẩm xuyên hà tĩnh (Trang 48 - 52)