Với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thị trường thuận lợi, hiện nay Đảng và Chính phủ xem NTTS là một ngành mũi nhọn. Phát triển NTTS chính là giúp nhân dân sử dụng tốt nguồn lực của họ như: Mặt nước, lao
động, nguồn tự nhiên sẵn có, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm, tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu tạo việc làm, thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Phát triển NTTS là sự kết hợp hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội chứ không phải chỉ có đơn thuần là đem lại sự giàu có cho một số người hay một nhóm người.
Thực chất của việc phát triển NTTS là thực hiện những thay đổi về thời điểm nuôi, chủng loại nuôi, công nghệ nuôi, kỹ thuật và công nghệ nuôi, khả năng quản lý rủi ro trong quá trình nuôi.
Phát triển kinh tế thuỷ sản là mưu cầu một sự tiến bộ chung của nền kinh tế sản xuất và kinh tế thị trường. Vì vậy, khi muốn phát triển kinh tế NTTS phải xem xét đánh giá khả năng tạo ra sự tăng trưởng và phát triển.
Trong đó việc xem xét đánh giá thực trạng, tác động của ngành nuôi trồng thuỷ sản là cơ sở, là sức mạnh để lôi cuốn, để khích lệ và nâng cao tốc độ quá trình NTTS. Đồng thời cũng là nền tảng, là sức mạnh để giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đế sự phát triển của ngành thuỷ sản cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.