Phân theo nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng ven biển huyện cẩm xuyên hà tĩnh (Trang 77 - 82)

Cùng trên một ha nuôi trồng hiệu quả kinh tế của hộ chuyên đạt cao hơn hộ kiêm. Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp của hộ chuyên đều cao hơn hộ kiêm. Hiệu quả đó thể hiện qua bảng 4.11.

Qua bảng 4.11, chúng ta thấy giá trị sản xuất theo chi phí của hộ kiêm có bình quân mỗi ha là 1,2 lần, hộ chuyên 1,46 lần. Như vậy đầu tư một đồng chi phí/ha của nhóm hộ kiêm thì sẽ thu được 1,2 đồng giá trị sản xuất, trong khi đó cũng một đồng chi phí ở nhóm hộ chuyên thu được cao hơn đó là 1,46 đồng. Như vậy giá trị sản xuất theo tổng chi phí tăng dần từ hộ kiêm đến hộ chuyên. Giá trị gia tăng được tạo ra trên một đồng chi phí ở nhóm hộ kiêm bình quân mỗi ha đạt 0,63 lần, nhóm hộ chuyên bình quân mỗi ha đạt 0,87 lần. Như vậy cùng một đồng chi phí nhưng nhóm hộ chuyên đạt được giá trị gia tăng cao hơn so với nhóm hộ kiêm. Thu nhập hỗn hợp theo chi phí của hộ kiêm bình quân mỗi ha đạt 0,2 lần, hộ chuyên đạt 0,46 lần. Như vậy cứ bỏ ra một đồng chi phí thì nhóm hộ chuyên thu được 0,46 đồng thu nhập, nhóm hộ kiêm thu được 0,2 đồng.

Giá trị sản xuất theo công lao động của hộ kiêm bình quân mỗi ha là 9,16 lần, hộ chuyên 9,69 lần. Như vậy 1 đồng tiền thuê lao động bỏ ra/ha sẽ thu được 9,16 đồng đối với hộ kiêm, hộ chuyên thu được 9,69 đồng. Giá trị gia tăng được tạo ra trên một công lao động ở hộ kiêm tính bình quân trên 1 ha là 4,78 lần, hộ chuyên 5,57 lần. Như vậy 1 đồng tiền bỏ ra thuê lao động/ha sẽ thu được giá trị gia tăng 4,78 đồng ở hộ kiêm, 5,57 đồng hộ chuyên. Thu nhập hỗn hợp theo lao động hộ kiêm bình quân mỗi ha đạt 0,2 lần, hộ chuyên 0,46 lần; tức là 1 đồng tiền bỏ ra thuê lao động trên một ha thu được 1,54 đồng ở hộ kiêm, 3,87 đồng ở hộ chuyên.

Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của hộ (phân theo nghề nghệp)

Chỉ tiêu ĐVT Hộ kiêm Hộ chuyên So sánh (%)

1. Giá trị SX (GO) Tr.đ 31,25 46,71 149,47 2. GT gia tăng (VA) Tr.đ 16,31 27,73 170,02 3. Thu nhập hỗn hợp (MI) Tr.đ 5,26 14,67 280,99 4. Tiền thuê lao động (LC) Tr.đ 3,41 4,82

Chỉ tiêu phân tích 1. GO/TC Lần 1,2 1,46 2. VA/TC Lần 0,63 0,87 3. MI/TC Lần 0,2 0,46 4. GO/LC Lần 9,16 9,69 5. VA/LC Lần 4,78 5,75 6. MI/LC Lần 1,54 3,87

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Nhìn chung hiệu quả kinh tế NTTS ở nhóm hộ chuyên cao hơn hộ kiêm, để nâng cao hiệu quả kinh tế của việc nuôi trồng thuỷ sản hơn nữa thì

các nhóm hộ đặc biệt là hộ chuyên cần có biện pháp thích hợp hơn nữa để đạt mức thu nhập hỗn hợp cao nhất trên một đồng chi phí bỏ ra.

.2.4.2 Phân theo quy mô

Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của hộ (theo quy mô)

Chỉ tiêu ĐVT <1.75 haQuy mô

( I ) Quy mô 1,75-2,5 ha ( II ) Quy mô >2,5 ha ( III ) So sánh (%) II/I III/II 1.Giá trị SX (GO) Tr.đ 35,00 42,5 51,25 121,43 120,59 2.GT gia tăng (VA) Tr.đ 18,75 25,12 33,19 133,97 137,52 3.Thu nhập hỗn hợp (MI) Tr.đ 8,43 14,0 22,4 166,07 160,0 4.Tiền thuê lao động (LC) Tr.đ 2,9 3,6 3,4

Chỉ tiêu phân tích 1.GO/TC Lần 1,32 1,49 1,78 2.VA/TC Lần 0,7 0,88 1,15 3.MI/TC Lần 0,32 0,49 0,78 4. GO/LC Lần 12,11 11,81 15,07 5. VA/LC Lần 6,47 6,98 9,07 6. MI/LC Lần 2,91 3,89 6,59

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Hiệu quả kinh tế đạt được trên một ha của các nhóm hộ có quy mô nuôi trồng khác nhau là khác nhau, hộ có quy mô lớn hơn đạt được cao hơn so với hộ quy mô nhỏ, qua đó cho thấy hộ quy mô lớn có mức đầu tư về các khoản chi phí cũng như kỹ thuật chăm sóc con nuôi có sự khác biệt so với hộ quy mô nhỏ và trung bình. Hiệu quả đạt được của các hộ thể hiện rõ trong bảng 4.12.

Qua bảng 4.12, chúng ta thấy giá trị sản xuất theo chi phí của hộ quy mô nhỏ bình quân mỗi ha là 1,32 lần, hộ quy mô trung bình 1,49 lần, hộ quy mô lớn 1,78 lần. Như vậy đầu tư một đồng chi phí/ha của nhóm hộ quy mô

nhỏ thì sẽ thu được 1,32 đồng giá trị sản xuất, trong khi đó cũng một đồng chi phí ở nhóm hộ quy mô trung bình thu được cao hơn đó là 1,49 đồng, hộ quy mô lớn thu được 1,78 đồng. Như vậy giá trị sản xuất theo tổng chi phí tăng dần từ hộ quy mô nhỏ đến hộ quy mô trung bình và đến hộ quy mô nuôi lớn. Giá trị gia tăng được tạo ra trên một đồng chi phí ở nhóm hộ quy mô nhỏ bình quân mỗi ha đạt 0,7 lần, nhóm hộ quy mô trung bình bình quân mỗi ha đạt 0,88 lần, nhóm hộ quy mô lớn 1,15 lần. Như vậy cùng một đồng chi phí nhưng nhóm hộ quy mô lớn đạt được giá trị gia tăng cao hơn so với nhóm hộ quy mô trung bình và hộ quy mô nhỏ. Thu nhập hỗn hợp theo chi phí của hộ quy mô nhỏ bình quân mỗi ha đạt 0,32 lần, hộ quy mô trung bình đạt 0,49 lần, hộ quy mô lớn đạt 0,78 lần. Như vậy cứ bỏ ra một đồng chi phí thì nhóm hộ quy mô lớn thu được 0,78 đồng thu nhập, nhóm hộ quy mô trung bình thu được 0,49 đồng, hộ quy mô nhỏ thu được 0,32 đồng.

Qua đó ta thấy được rằng hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản của hộ có quy mô lớn đạt cao hơn những hộ quy mô trung bình và quy mô nhỏ. Hộ quy mô lớn khi đã quyết định mở rộng quy mô nuôi trồng họ sẽ am hiểu hơn về nghề này, do đó mà thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí bỏ ra cao hơn so với các hộ khác.

Biểu đồ 4.2: Biểu hiện hiệu quả của hộ theo quy mô nuôi

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng ven biển huyện cẩm xuyên hà tĩnh (Trang 77 - 82)