Phân theo phương thức nuôi

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng ven biển huyện cẩm xuyên hà tĩnh (Trang 85 - 87)

Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của hộ (theo phương thức nuôi)

Chỉ tiêu ĐVT QCCT ( I ) BTC ( II ) TC ( III ) So sánh (%) II/I III/II 1.Giá trị SX (GO) Tr.đ 32,5 44,1 58,8 135,69 133,33 2.GT gia tăng (VA) Tr.đ 17,14 25,56 36,82 149,13 144,05 3.Thu nhập hỗn hợp (MI) Tr.đ 6,84 14,42 24,88 210,82 172,54 4.Công lao động (LC) Tr.đ 3,1 3,64 4,32 Chỉ tiêu phân tích 1. GO/TC Lần 1,27 1,49 1,73 2. VA/TC Lần 0,67 0,86 1,09 3. MI/TC Lần 0,27 0,49 0,73 4. GO/LC Lần 10,48 12,12 13,61 5. VA/LC Lần 5,53 7,02 8,53 6. MI/LC Lần 2,21 3,96 5,76

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Qua thực tế thấy; hộ có cách thức nuôi tiên tiến hơn hiệu quả đạt được trên 1 ha cao hơn so với hộ có cách thức nuôi thấp hơn, hiệu quả đó thể hiện như sau:

Qua bảng 4.14, chúng ta thấy giá trị sản xuất theo chi phí của hộ nuôi QCCT bình quân mỗi ha là 1,27 lần, hộ nuôi BTC 1,49 lần, hộ nuôi TC 1,73 lần. Như vậy đầu tư một đồng chi phí/ha của nhóm hộ nuôi QCCT thì sẽ thu được 1,27 đồng giá trị sản xuất, trong khi đó cũng một đồng chi phí ở nhóm hộ nuôi BTC và nuôi TC thu được cao hơn đó là 1,49 đồng và 1,73 đồng. Như vậy giá trị sản xuất theo tổng chi phí tăng dần từ hộ nuôi QCCT đến hộ

nuôi BTC và TC. Giá trị gia tăng được tạo ra trên một đồng chi phí ở nhóm hộ nuôi QCCT bình quân mỗi ha đạt 0,67 lần, nhóm hộ nuôi BTC bình quân mỗi ha đạt 0,86 lần, nhóm hộ nuôi TC bình quân mỗi ha đạt 1,09 lần. Như vậy cùng một đồng chi phí nhưng nhóm hộ nuôi TC đạt được giá trị gia tăng cao hơn so với nhóm hộ nuôi BTC và hộ nuôi QCCT. Thu nhập hỗn hợp theo chi phí của hộ nuôi QCCT bình quân mỗi ha đạt 0,27 lần, hộ nuôi BTC đạt 0,49 lần, hộ nuôi TC đạt 0,73 lần. Như vậy cứ bỏ ra một đồng chi phí thì nhóm hộ nuôi TC thu được 0,73 đồng thu nhập, nhóm hộ nuôi BTC thu được 0,49 đồng, nhóm hộ nuôi QCCT thu được 0,27 đồng.

Cũng một đồng chi phí bỏ ra nhưng hộ nuôi theo phương thức nuôi TC mang lại hiệu quả cao hơn so với hộ nuôi BTC và nuôi QCCT. Do hộ nuôi TC có mức độ đầu tư phù hợp hơn, tạo điều kiện môi trường thuận lợi hơn cho con nuôi phát triểu tốt do đó mà con nuôi mang lại hiệu quả cao cho người nuôi trồng trên một ha.

Biểu đồ 4.4: Thể hiện hiệu quả của hộ phân theo phương thức nuôi

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng ven biển huyện cẩm xuyên hà tĩnh (Trang 85 - 87)