Tình hình sử dụng đất đai

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng ven biển huyện cẩm xuyên hà tĩnh (Trang 39 - 44)

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt chủ yếu và không thể thiếu, nên nó cũng trở nên quan trọng cả về số lượng và chất lượng trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy khi nghiên cứu tình hình sử dụng đất đai cần đánh giá thực

trạng về khả năng sản xuất của cơ sở sản xuất và địa phương cũng như cần có biện pháp khai thác tốt tiềm năng đó, trước hết là đất đai.

Cẩm Xuyên là một huyện có cả địa hình núi và biển thuộc tĩnh Hà Tĩnh có tổng diện tích đất tự nhiên là 27.526,97 ha trong đó vùng đồng bằng ven biển có diện tích khoảng 9.875,34 chiếm khoảng 35,8%. Diện tích này không thay đổi suốt 3 năm từ 2008-2010 do không có sự phân chia lại ranh giới hành chính đất tự nhiên. Diện tích đất đâi của huyện được thể hiện được thể hiện qua bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Cẩm Xuyên qua 3 năm (2007-2009) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%) Số lượng (ha) Cơ cấu %) Số lượng (ha) Cơ cấu %) Số lượng (ha) Cơ cấu %) 08/07 09/08 BQ I/ Tổng diện tích đất tự nhiên 27.526,97 100 27.526,97 100 1526.97 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 13673,40 49,67 13679,40 49,69 13682,51 49,71 100,04 100,04 100,04 - Đất trồng lúa 8422,30 61,59 8418,30 61,53 8414,50 61,50 99,90 99,95 99,925 - Đất mặt nước NTTS 4205,80 30,75 4220,80 30,85 4232,62 30,93 100,32 100,26 100,29 - Đất vườn tạp 1045,30 7,66 1040,30 7,62 1035,44 7,57 99,47 99,34 99,40 2. Đất lâm nghiệp 5299,66 19,25 5349,66 19,43 5392,27 19,59 100,93 100,82 10087 3. Đất thổ cư 1038,29 3,77 1040,44 3,78 1047,38 3,80 100,26 100,14 100,28 4. Đất chuyên dùng 2172,92 7,89 2176,98 7,91 2197,32 7,98 100,03 100,52 100,27 5. Đất chưa sử dụng 5342,70 19,42 5280,49 19,19 5207,44 18,92 98,81 98,59 84,70

II/ Chỉ tiêu bình quân (m2)

1. BQ đất nông nghiệp/khẩu 885,12 837,20 924,55 94,59 110,43 102,51 2. BQ đất nông nghịêp/ lao động 1556,63 1556,47 1551,21 99,99 99,66 99,83 3. BQ đất NTTS/khẩu 270,50 261,90 296,02 96,81 113,04 104,92 4. BQ đất thổ cư/hộ 226,50 223,91 222,84 98,86 99,52 99,19

Là huyện nông nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp chiếm tương đối lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, năm 2007 diện tích đất nông nghiệp là 13673,4 ha chiếm 49,67% tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2008 diện tích đất nông nghiệp là 13679,40 ha chiếm 49,69% tổng diện tích đất tự nhiên, so với năm 2007 thì diện tích đất nông nghiệp năm 2008 tăng 0,04%, năm 2009 diện tích đất nông nghiệp là 13682,51 ha chiếm 49,71% trong tổng diện tích đất tự nhiên tăng so với năm 2008 là 0,04%. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng tăng, tốc độ tăng bình quân trong 3 năm là 100,04% tăng 0,04%. Trong đó cây lúa là nguyên liệu chính để sản xuất. Diện tích trồng lúa là 8422,3 ha năm 2007 chiếm 61,59% trong tổng diện tích đất nông nghiệp, năm 2008 diện tích đất trồng lúa là 8418,3 ha chiếm 61,53% trong tổng diện tích đất nông nghiệp, năm 2009 diện tích trồng lúa là 8414,5 ha chiếm 61,50% trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng lúa xu hướng giảm trong 3 năm từ 8422,30 ha năm 2007 xuống 8418,30 ha năm 2008 và năm 2009 giảm xuống còn 8414,50 ha, tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm là 99,925% tức là đã giảm đi 0,075% năm. Trong khi đó diện tích đất mặt nước NTTS tăng lên đáng kể, năm 2007 là 4205,8 ha chiếm 30,75% diện tích đất nông nghiệp, năm 2008 là 4220,8 ha chiếm 30,85% diện tích đất nông nghiệp và đã tăng lên 0,32% so với năm 2007, đến năm 2009 là 4232,62 ha chiếm 30,93% diện tích đất nông nghiệp và tăng lên 0,26% so với năm 2009, tốc độ phát triển qua 3 năm là 100,29% tức là tốc đô tăng bình quân là 0,29% năm. Diện tích đất nông nghiệp tăng lên là do cải tạo từ diện tích đất hoang hoá chưa sử dụng vào để nuôi trồng thuỷ sản, diện tích đất trồng lúa giảm do thu nhập từ lúa đang giảm dần, diện tích trồng lúa giảm thay vào đó là nuôi trồng thuỷ sản và do việc quai đầm ngoài đê để NTTS dẫn đến diện tích NTTS tăng lên vì thu nhập từ thuỷ sản đang có xu hướng tăng lên đáng kể.

Diện tích đất nông nghiệp bình quân/khẩu năm 2007 là 885,12m2, năm 2008 là 837,20m2, đến năm 2008 là 924,55m2. Đất NTTS bình quân/hộ NTTS năm 2006 là 270,5m2, năm 2008 là 261,89m2, đến năm 2009 là 296,02 m2. Đất NTTS tăng lên là do một số trước đây trồng cói nhưng khi cói thu nhập thấp thì hộ đã chuyển sang nuôi thuỷ sản.

Do xã có vị trí nằm ven biển nên việc trồng cây rừng chắn gió chắn sóng là rất cần thiết, năm 2007 diện tích đất lâm nghiệp là 299,66 ha, năm 2008 là 349,66 ha tức là đã tăng lên 16,69% so với năm 2007, năm 2009 diện tích đất lâm nghiệp là 399,66 ha đã tăng lên 14,30% so với năm 2008, tốc độ phát triển của đất lâm nghiệp qua 3 năm là 115,49% tức là tốc độ tăng bình quân là 15,49% năm.

Về đất thổ cư, do tốc độ tăng dân số nên nhu cầu về nhà ở cũng trở nên thiết yếu, do đó mà đất thổ cư tăng lên, năm 2007 diện tích đất thổ cư là 35,9 ha, năm 2008 là 36,05 ha tăng lên 0,42% so với năm 2007, năm 2009 là 36,10 hatức là tăng lên 0,14% so với năm 2008, tốc độ phát triển đất thổ cư qua 3 năm là 100,28% tức là tốc độ tăng bình quân là 0,28% năm. Mặc dù diện tích đất thổ cư tăng lên hàng năm nhưng bình quân đất thổ cư/hộ có xu hướng giảm trong 3 năm, năm 2007 là 226,50m2 năm 2008 là 223,91m2 và năm 2009 là 222,84m2, tốc độ phát triển bình quân giảm 0,81% năm. Sở dĩ có sự giảm đi như vậy là do số hộ được tách ra hàng năm tăng lên nhanh mà diện tích đất thổ cư lại tăng chậm.

Đất chuyên dùng hàng năm cũng tăng lên với tốc độ trung bình 3 năm là 0,02%. Diện tích đất chưa sử dụng cũng đã được dùng vào xây dựng cơ bản, giao thông… Tuy nhiên so với tổng diện tích đất tự nhiên thì diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ khá lớn 22,58% năm 2007, chiếm 15,99% năm 2008. Điều đó chứng tỏ xã cũng đã khai thác đất vùng thuỷ triều vào việc mở rộng diện tích NTTS, nhưng chưa khai thác sử dụng triệt để diện tích này.

Như vậy, qua việc tìm hiểu thực tế về tình hình sử dụng đất đai của huyện chúng tôi thấy huyện Cẩm Xuyên là một huyện có diện tích đất khá

rộng, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn trong đó diện tích trồng cói là chủ yếu, diện tích NTTS cũng đã tăng dần qua các năm nhưng tiềm năng mặt nước là rất lớn nhưng cũng chưa sử dụng triệt để. Do vậy xã cần quan tâm tập trung hết khả năng để khai thác tiềm năng sẵn có của vùng phục vụ nhu cầu sản xuất của nhân dân trong xã, tạo việc làm cho người dân trong xã, đồng thời để mang lại hiệu quả kinh tế cho xã.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng ven biển huyện cẩm xuyên hà tĩnh (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w