0
Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Các phương thức nuôi trồng thuỷ sản

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN CẨM XUYÊN HÀ TĨNH (Trang 55 -57 )

Trong những năm trước đây khi người dân bắt đầu nuôi trồng họ dựa vào những vùng ngập mặn tự nhiên,những vùng đất trũng để khoanh vùng nuôi trồng dưới hình thức “đặt bẫy” để khai thác tôm cua, cá tự nhiên. Các đầm trong huyện áp dụng chủ yếu hình thức nuôi quảng canh tự nhiên, tức là khi quai đầm làm cống đáy xong các chủ đầm tiến hành tháo nước vào đầm để lấy giống từ nguồn sẵn có trong tự nhiên. Thức ăn của tôm, ca trong đầm chủ yếu là các thuỷ sinh vật sẵn có trong đầm. Ưu điểm của hình thức nuôi này là chi phí thấp, dễ khai thác, phù hợp với trình độ cũng như điều kiện kinh tế của một số gia đình. Nhược điểm của hình thức này là năng suất thấp, trong đầm có nhiều loại tôm cá tạp nên sản phẩm thu được có giá trị thương phẩm kém. Do hình thức nuôi quảng canh tự nhiên, vừa cho năng suất thấp và đồng thời nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên dần cạn kiệt nên người dân đã từng bước chuyển sang hình thức nuôi quảng canh cải tiến là phổ biến. Năm 2007 toàn huyện mới có 288ha diện tích tiến hành nuôi thâm canh. Do nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ hình thức nuôi trồng này nên đến năm 2008 đã có 305,8ha nuôi theo hình thức thâm canh. Sản phẩm trước kia chủ yếu là tôm, cá đến nay sản phẩm đa dạng hơn như: nuôi tôm sú, tôm he, cá nước ngọt các loại tôm cá khác (cá bống bớp, cá chẻm, cua biển ).

Hình thức nuôi của các hộ đã chuyển từ nuôi QCCT sang nuôi BTC rồi tiến bộ hơn là đã có một số hộ nuôi thâm canh. Diện tích các hình thức nuôi được cải thiện qua các năm, càng về những năm sau thì diện tích nuôi tiến bộ càng tăng lên. Thực tế đã cho thấy, năm 2007 có 2913ha nuôi theo hình thức nuôi QCCT chiếm 69,26% tổng diện tích NTTS, 1000,8ha nuôi theo hình thức nuôi BTC và có 288 ha nuôi theo hình thức nuôi TC chiếm 6,85% tổng diện tích nuôi thuỷ sản. Đến năm 2008 diện tích nuôi QCCT là 2809 ha chiếm 66,54% tổng diện tích hiện đang NTTS, diện tích nuôi BTC là 1106 ha chiếm 26,21% tổng diện tích hiện đang NTTS, diện tích nuôi TC là 305,8 ha chiếm 7,25% tổng diện tích đang NTTS, diện tích nuôi QCCT giảm đi thay vào đó là

diện tích nuôi BTC và thâm canh tăng lên, cụ thể diện tích nuôi BTC tăng lên 10,07% so với năm 2007, diện tích nuôi TC tăng lên 6,18% so với năm 2007 .

Năm 2009, diện tích nuôi QCCT 2684 ha chiếm 63,41% tổng diện tích hiện đang NTTS, diện tích nuôi BTC là 1203 ha chiếm 28,42% tổng diện tích hiện đang NTTS, diện tích nuôi TC là 345,62 ha chiếm 8,17% tổng diện tích đang NTTS, diện tích nuôi QCCT giảm đi 4,45% thay vào đó là diện tích nuôi BTC và TC tăng lên, cụ thể là diện tích nuôi BTC tăng lên 8,77% so với năm 2008, diện tích nuôi TC tăng lên 13,02% so với năm 2008. Tuy hình thức nuôi thay đổi nhưng sản phẩm nuôi trồng của huyện vẫn chưa thay đổi, sản phẩm chính vẫn là tôm sú, tôm he chân trắng, và cá nước ngọt.

Bảng 4.2: Diện tích nuôi theo các phương thức nuôi của huyện trong 3 năm từ 2007- 2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 08/07 09/08 BQ - Diện tích nuôi QCCT 2913 69,26 2809 66,54 2684 63,41 96,43 95,55 95,99 - Diện tích nuôi BTC 1004,8 23,89 1106 26,21 1203 28,42 110,07 108,77 109,42 - Diện tích nuôi TC 288 6,85 305,8 7,25 345,62 8,17 106,18 113,02 109,60

Nguồn: Phòng thống kê huyện Cẩm Xuyên

Qua đó ta thấy hình thức nuôi thuỷ sản của huyện cũng đã và đang có chiều hướng thay đổi từ nuôi QCCT là chính sang hình thức nuôi BTC rồi tiến lên là nuôi theo hình thức nuôi TC có sự đầu tư lớn. Tiến lên phương thức nuôi tiến bộ này đang được các hộ dân, chính quyền địa phương, phòng nông nghiệp huyện ngày càng quan tâm chú ý đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ dân mới bước đầu chuyển từ hình thức nuôi QCCT sang nuôi BTC, có hộ chuyển hẳn sang nuôi TC. Mức độ đầu tư về con giống, đầu tư

về vốn các hộ được nâng cao trong việc nuôi trồng khi có sự quan tâm của chính quyền địa phương, phòng nông nghiệp huyện.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN CẨM XUYÊN HÀ TĨNH (Trang 55 -57 )

×