Quy mô nuôi trồng thuỷ sản của huyện

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng ven biển huyện cẩm xuyên hà tĩnh (Trang 53 - 55)

Mặt đất, mặt nước là tư liệu sản xuất không thể thiếu được trong việc phát triển NTTS, nó là điều kiện thiết yếu để NTTS. Diện tích NTTS có sự biến động tăng dần qua các năm, tuy sự biến động này không lớn nhưng nó cũng đã cho chúng ta thấy quy mô NTTS của huyện đang dần được mở rộng và quan tâm. Tình hình mặt đất, mặt nước NTTS của huyện thể hiện cụ thể ở bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1: Quy mô NTTS của huyện trong 3 năm 2007- 2009

ĐVT: Ha Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%) 08/07 09/08 BQ 1. Diện tích - DT có khả năng NTTS 8435,4 8435,4 8440,3 100 100,05 100,03 - DT hiện đang NTTS 4205,8 4220,8 4232,62 100,36 100,28 100,32 2. Lao động tham gia NTTS (người) 3981 4219 4370 105,72 105,84 105,78

Nguồn: Văn phòng thống kê UBND huyện Cẩm Xuyên

Năm 2007, Diện tích có khả năng NTTS của xã là 8435,4 ha (diện tích hoang hoá, diện tích trồng lúa hiệu quả kém có thể chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản), diện tích hiện đang NTTS là 4205,8 ha. Năm 2008, diện tích có khả năng NTTS là 8435,4 ha, diện tích hiện đang NTTS là 4220,8 ha. Từ đó cho thấy năm 2008 diện tích hiện đang NTTS tăng lên so với năm 2007 là 0,36%. Năm 2009 diện tích có khả năng NTTS là 8440,4 ha, diện tích hiện đang NTTS 4232,62 ha, ta thấy năm 2009 diện tích có khả năng NTTS tăng lên so với năm 2008 là 0,05%, diện tích hiện đang NTTS tăng lên so với năm 2008 là 0,28%.

Với bất kỳ ngành kinh tế nào nói chung và ngành NTTS nói riêng thì lao động của con người luôn có tính quyết định tới nền sản xuất nó thể hiện ở trình độ sản xuất và khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của con người trong quá trình sản xuất cũng như áp dụng vào quy mô của ngành. Năm 2007 có 3981 lao động tham gia nuôi thuỷ sản chính, đến năm 2008 là 4219 lao động, so với năm 2007 đã tăng lên 5,72%. Năm 2009 có tới 4370 lao động tham gia nuôi trồng thuỷ sản, so với năm 2008 tăng lên 5,84%. Tốc độ phát triển bình quân là 5,78%/năm. Như vậy số lao động tham gia nuôi trồng thuỷ sản đang có xu hướng tăng lên, do đem lại thu nhập cao cho họ, đồng thời cũng tạo việc làm thường xuyên cho họ. Ta thấy diện tích nuôi thuỷ sản tăng ít mà lao động tham gia nuôi thuỷ sản lại tăng nhiều là do hiệu quả đem lại từ nuôi thuỷ sản cao hơn so với ngành khác nên người dân tập trung cho việc cải tạo đầm nuôi, chăm sóc con nuôi, đầu tư nguồn vốn, sự hiểu biết của mình vào việc nuôi trồng. Do đó nguồn lao động thu hút vào việc nuôi trồng của huyện có xu hướng tăng lên so với trước đây.

Tóm lại, diện tích có khả năng NTTS tốc độ tăng bình quân là 0,03%, diện tích hiện đang NTTS tốc độ tăng bình quân là 0,32%. Từ đó đã cho thấy diện tích hiện đang NTTS còn thấp so với diện tích có khả năng NTTS, điều đó chứng tỏ huyện cũng chưa khai thác hết khả năng vốn có của mình, chưa tận dụng hết nguồn lợi mặt đất, mặt nước gây nên sự lãng phí. Trong những năm tới đây cần sử dụng triệt để nguồn lợi đó để có thể sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người. Người dân trong huyện cũng đã có tầm nhìn và khả năng hiểu biết cao hơn nên họ đã áp dụng hình thức nuôi tiến bộ hơn để đem lại năng suất cao hơn, thu nhập tăng lên trong mỗi hộ NTTS, sản phẩm nuôi trồng thì đa dạng hơn. Số lao động tham gia nuôi thuỷ sản cũng tăng lên, tạo công ăn việc làm cho họ và đảm bảo thu nhập trong cuộc sống của họ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng ven biển huyện cẩm xuyên hà tĩnh (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w