Cẩm Xuyên là một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh, một vùng đất có đầy đủ địa hình núi và biển, nơi đó phù hợp cho cây lúa và phát triển ngành NTTS. Do đó căn cứ vào điều kiện tự nhiên, về vị trí địa lý, địa hình, chọn 3 xã ở khu vực đồng bằng ven biển huyện Cẩm Xuyên, nơi mà có nhiều hộ gia đình tham gia nuôi trồng thuỷ sản, trong tổng số 27 xã, thị trấn của huyện để nghiên cứu bao gồm các xã là Cẩm Yên, Cẩm Hưng, Cẩm Phúc. Các xã này
có diện tích nuôi nhiều đồng thời các xã này cũng có những đặc trưng riêng cho từng phương thức nuôi, thời gian nuôi, và nghề nghiệp của các hộ.
Cẩm Yên: Các hộ nuôi chủ yếu tập trung vào cá nước ngọt, mới nuôi nên có những đặc điểm chủ yếu như thời gian nuôi ngắn thường dưới 5 năm chiếm 83,33% tổng số hộ trong thôn, phương thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến chiếm 75%, quy mô nuôi nhỏ diện tích dưới 1,75 ha chiếm 83,33% một số hộ có quy mô trung bình thường là 1,75 ha đến 2,5 ha chiếm 25%, xã này các hộ chủ yếu là kiêm ngành nghề chiếm 95% tổng số hộ trong xã.
Cẩm Hưng: Trong xã này cũng có những hộ mới nuôi, hộ nuôi lâu đặc điểm ở mức trung bình, có cả hộ nuôi lâu thời gian trên 5 năm chiếm 43,48% và hộ mới nuôi thời gian dưới 5 năm chiếm 44 %. Số hộ nuôi theo phương thức QCCT chiếm 43,48%, BTC chiếm 26,09%, TC chiếm 17,39%. Trong thôn có cả những hộ kiêm và hộ chuyên NTTS; quy mô nuôi của các hộ trong thôn này đạt mức trung bình (1,75 ha đến 2,5 ha). Chủ yế tập trung nuôi tôm he chân trắng và một số động vật nước lợ khác.
Cẩm Phúc: Có đặc điểm chủ yếu là các hộ nuôi lâu thời gian trên 5 năm chiếm 68%; hình thức nuôi tiến bộ hơn đó là nuôi BTC chiếm 44% và TC chiếm 24%; phần lớn các hộ nuôi chuyên chiếm 64%, quy mô các hộ cũng ở mức trung bình (1,75 ha đến 2,5 ha) chiếm 24% và lớn (trên 2,5 ha) chiếm 48% tổng số hộ trong xã. Quy mô nhỏ nhất của hộ trong xã là 1 ha, quy mô lớn nhất của hộ là 4 ha.