Qua thực tế cho thấy, kết quả nuôi trồng thủy sản của huyện đang có chiều hướng tăng lên. Tuy diện tích nuôi thuỷ sản biến động không lớn nhưng giá trị sản xuất đã có sự thay đổi lớn qua từng năm, giá trị biến động mạnh là giá trị từ việc nuôi tôm sú, tôm he chân trắng và cá nước ngọt vì tôm sú, tôm he, cá nước ngọt là đối tượng nuôi trồng chủ yếu của các hộ, một số đối tượng khác như ba ba, cua biển, ếch …và gần đây bà con nông dân còn mạnh dạn đưa vào nuôi đối tượng cá chẻm là loại cá nước lợ cũng mang lại hiệu quả cao nhưng diện tích và sản lượng chưa nhiều nên tôi không đưa vào nghiên cứu trong đề tài. Nguyên nhân của sự tăng đó là, các hộ tập trung lớn cho việc nuôi trồng, chịu khó đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật ngày càng tốt hơn. Sự biến động đó được thể hiện cụ thể qua bảng 4.3 như sau:
Bảng 4.3: Kết quả nuôi trồng của huyện trong 3 năm từ 2007- 2009 Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%) 08/07 09/08 BQ A/ Tổng giá trị sản xuất Tr.đ 58.340 59.983 61.911 102,82 103,21 103,02 I/ Tôm sú 1.Sản lượng Kg 260.231 261.120 266.001 100,34 101,87 101,11 2.Giá trị sản xuất Tr.đ 25.420 25.896 26.600 101,87 102,72 102,30
II/ Tôm he chân trắng
1.Sản lượng Kg 243.130 245.145 248.214 100,83 101,25 101,04 2.Giá trị sản xuất Tr.đ 22.919 23.377 24.512 102,00 104,86 103,43 III/ Cá nước ngọt 1. Sản lượng Kg 413.124 414.213 414.325 100,24 100,03 100,14 2. Giá trị sản xuất Tr.đ 10.001 10.710 10.799 107,10 100,83 103,97 B/Các chỉ tiêu BQ 1.GTSX/ha NTTS Tr.đ 40,53 43,57 46,86 107,5 107,56 107,53 2.GTSX/hộ NTTS Tr.đ 119,15 122,45 134,84 102,77 110,11 106,38
Nguồn: Phòng thống kê huyện Cẩm Xuyên
Qua bảng 4.3 ta thấy, tổng giá trị sản lượng đang có xu hướng tăng lên do diện tích nuôi trồng và năng suất bình quân tăng lên hàng năm. Tổng giá trị sản lượng năm 2007 là 58.340 triệu đồng, năm 2008 đạt 59.983 tăng lên 2,82% so với năm 2007. Năm 2009 tổng giá trị sản xuất đạt 61.911 triệu đồng tăng lên 3,21% so với năm 2008.
Tôm sú năm 2007 sản lượng đạt 260.231kg, giá trị sản lượng đạt 22.919 triệu đồng. Năm 2008 sản lượng là 261.120 kg, giá trị sản lượng đạt 25.896 triệu đồng tăng lên 1,87% so với năm 2007. Năm 2009 sản lượng là 266.001 kg, giá trị sản lượng đạt 26.600 triệu đồng tăng lên 2,72% so với năm 2008.
Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm là 2,30%. Qua tốc độ tăng trưởng như vậy chứng tỏ các hộ nuôi trồng trong xã đã có nhiều thay đổi về cả quy mô và phương thức nuôi nên đã làm cho giá trị sản lượng nuôi tôm tăng lên đáng kể hàng năm.
Tôm he chân trắng cũng là đối tượng có giá trị cao nên được người dân nuôi khá nhiều nhưng sản lượng của nó vẩn thua tôm sú. Năm 2007 sản lượng tôm he là 243.130kg, giá trị sản lượng đạt 22.919 triệu đồng. Năm 2008 sản lượng tôm he là 245.145 kg, giá trị sản lượng đạt 23.377 triệu đồng tăng lên 2,00% so với năm 2007. Năm 2009 sản lượng là 248.214 kg, giá trị sản lượng đạt 24.512 triệu đồng tăng lên 4,86% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm tăng 3,43%.
Khác với tôm sú và tôm he chân trắng thì cá nước ngọt( bao gồm: cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm, cá rô phi, …) là đối tượng có giá trị thương phẩm thấp nhưng nó lại được khá nhiều bà con nông dân nuôi kiêm với trồng lúa hay thả vịt ….Năm 2007 sản lượng đạt 413.124 kg, giá trị sản lượng đạt 10.001 triệu đồng. Năm 2008 sản lượng cá đạt 414.213 kg, giá trị sản lượng đạt 10.710 triệu đồng tăng lên 7,10% so với năm 2007. Năm 2009 sản lượng cá đạt 414.325 kg giá trị sản lượng là 10.799 triệu đồng, tăng lên 0,83% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm là 3,97%.
Giá trị sản lượng /ha NTTS năm 2006 đạt 40,53 triệu đồng, năm 2008 đạt 43,57 triệu đồng tăng lên 7,50% so với năm 2007, năm 2009 đạt 46,86 triệu đồng tăng lên 7,56% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm là 7,56%.
Giá trị sản lượng /hộ NTTS năm 2007 đạt 119,15 triệu đồng, năm 2008 đạt 122,45 triệu đồng tăng lên 2,77% so với năm 2007, năm 2009 đạt 134,84 triệu đồng tăng lên 10,11% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm tăng lên 6,38%.
Tóm lại, qua bảng trên ta thấy tổng giá trị sản lượng, giá trị sản lượng/ha NTTS, giá trị sản lượng/hộ NTTS của huyện đang có chiều hướng tăng lên đó
là do các hộ NTTS trong vùng đã chú ý đến việc đầu tư cho đầm nuôi, các hộ quan tâm đến cả diện tích và phương thức nuôi trồng, chuyển từ hình thức nuôi QCCT cho đến BTC và TC. Các hộ nuôi trồng cũng đã quan tâm đến việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo cho việc nuôi trồng tốt hơn và đem lại hiệu quả cao trên 1 ha.