0
Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Số lao động/hộ:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN CẨM XUYÊN HÀ TĨNH (Trang 60 -60 )

quân chủ hộ không biến động lớn nhưng về diện tích NTTS, vốn đầu tư cho NTTS có sự biến động lớn giữa các nhóm hộ với nhau. Nhóm hộ chuyên NTTS, thời gian nuôi hơn 5 năm, quy mô nuôi trên 2,5 ha có diện tích nuôi trồng lớn và vốn đầu tư lớn hơn. Về phương thức nuôi, tuy diện tích nuôi TC không lớn lắm nhưng vốn đầu tư cho NTTS rất lớn so với hộ nuôi QCCT, BTC vì phương thức nuôi này đòi hỏi có sự đầu tư cao về số lượng, chất lượng con giống, thức ăn, hệ thống đầm nuôi, cống kiên cố phục vụ cho việc cấp thoát nước. Thông tin cơ bản của các nhóm hộ được thể hiện cụ thể như sau: Xét theo nghề nghiệp: Hộ kiêm có số khẩu/hộ là 4,7 người trong đó số lao động tham gia nuôi trồng thuỷ sản là 2,1 người. Tuổi bình quân của chủ hộ 48,5 tuổi. Diện tích sản xuất nông nghiệp 2,3 ha trong đó diện tích canh tác là 1,2 ha, diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 1,1 ha. Vốn đầu tư cho việc nuôi trồng thuỷ sản, về vốn cố định như tư liệu sản xuất là 6,4 triệu đồng, đầu tư đầm nuôi ban đầu là 60,60 triệu đồng, dự trữ lượng thức ăn và vốn đầu tư bằng tiền khác là 7,8 triệu đồng. Hộ chuyên số khẩu/hộ là 4,85 người trong đó số lao động/hộ NTTS 2,6 người. Tuổi bình quân chủ hộ 48,6 tuổi. Diện tích sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra 2,87 ha vì đây là hộ chuyên NTTS nên không có diện tích đất canh tác mà chỉ có diện tích NTTS. Vốn đầu tư

cho NTTS của hộ chuyên, vốn cố định như tư liệu sản xuất là 20,12 triệu đồng, đầu tư cho đầm nuôi ban đầu 99,89 triệu đồng, vốn cố định như dự trữ thức ăn, vốn thuê các yếu tố đầu vào và các dịch vụ khác của hộ này là 12,25 triệu đồng. Qua đó ta thấy 2 nhóm hộ này có sự khác biệt nhau rõ rệt cả về diện tích, về vốn đầu tư, nhóm hộ chuyên thì diện tích của họ tập trung cho NTTS, vốn đầu tư của họ cũng cao hơn, hộ chuyên họ sẽ tập trung cải tạo đầm tốt hơn để đảm bảo cho con nuôi phát triển tốt nhất, bên cạnh đó họ sẽ đầu tư mua một máy bơm nước vì thế mà vốn cố định của họ cao hơn rất nhiều so với hộ kiêm, hộ kiêm có thể đầu tư hoặc không đầu tư máy bơm nước mà khi cần họ sẽ thuê. Thức ăn của hộ chuyên cũng được dự trữ nhiều hơn so với hộ kiêm.

Xét theo thời gian nuôi: Những hộ có thời gian nuôi < 5 năm có số khẩu/hộ là 4,5 người trong đó số lao động tham gia nuôi trồng thuỷ sản/hộ 2,2 người. Tuổi bình quân của chủ hộ 48,6 tuổi. Diện tích sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ này là 2,2 ha trong đó diện tích nuôi thuỷ sản 1,2 ha. Vốn đầu tư cho một ha nuôi trồng của nhóm hộ này, về vốn cố định như tư liệu sản xuất phục vụ cho nuôi thuỷ sản là 8,7 triệu đồng, đầu tư cho đầm nuôi ban đầu hết 70,21 triệu đồng, vốn lưu động như mua giống, trang thiết bị cần thiết trong việc nuôi trồng và thức ăn hết 12,77 triệu đồng. Nhóm hộ thời gian nuôi ≥ 5 năm có số khẩu/hộ 5,0 người trong đó số người tham gia nuôi trồng thuỷ sản là 2,4 người. Tuổi bình quân của chủ hộ 50,0 tuổi. Diện tích sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ này là 3,3 ha trong đó diện tích nuôi thuỷ sản 2,4 ha.

Bảng 4.4: Thông tin cơ bản của hộ điều tra (Tính bình quân/1 hộ)

Chỉ tiêu ĐVT

Nghề nghiệp Thời gian Quy mô Phương thức nuôi

Kiêm chuyên < 5 năm ≥ 5 năm < 1,75ha 2,5 ha1,75- > 2,5ha QCCT BTC TC

1.Số khẩu/hộ NTTS Người 4,70 4,85 4,51 5,02 4,65 4,85 4,90 5,04 5,12 4,94 2.Số lđ/hộ NTTS Người 2,10 2,81 2,12 2,40 2,51 2,63 2,89 2,80 2,85 2,94 3.Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 48,5 49,7 48,6 50,0 47,6 49,4 48,8 49,5 50,1 49,6 4.DT sản xuất NN Ha - DT canh tác khác Ha 2,5 0 1,5 1 1,5 0,8 0,4 0,9 1,1 1,20 - DT NTTS Ha 1,1 2,78 1,2 2,4 1,2 1,9 2,6 2,5 1,86 1,75 5.Vốn NTTS Tr.đ 77,98 132,24 91,68 113,01 85,36 105,61 123,94 86,30 110,54 124,98 - Vốn cố định Tr.đ 67,00 119,99 78,01 100,13 72,05 85,51 109,89 75,72 98,24 111,47 + Tư liệu SX Tr.đ 6,4 20,12 8,7 19,8 6,8 10,2 20,1 10,4 18,6 22,5 + Đầu tư đầm nuôi ban đầu Tr.đ 60,60 99,87 70,21 80,34 65,25 75,31 89,79 65,32 79,64 88,97 - Vốn lưu động Tr.đ 10,98 12,25 12,77 12,88 13,31 20,01 14,05 10.58 12,3 13,51 + Vốn bằng tiền Tr.đ 7,8 6,3 7,47 6,6 9,71 10,81 8,25 5,18 6,00 6,41 + Dự trữ thức ăn Tr.đ 3,5 5,95 5,3 6,28 3,6 9,2 5,8 5,4 6,3 7,1

Vốn đầu tư cho một ha nuôi trồng là 113,01 triệu đồng trong đó vốn cố định như tư liệu sản xuất nuôi trồng thuỷ sản hết 19,8 triệu đồng, đầu tư đầm nuôi ban đầu là 80,34 triệu đồng, vốn lưu động như thức ăn, giống, vôi… là 12,88 triệu đồng. Qua sự so sánh giữa 2 nhóm hộ có thời gian nuôi < 5 năm với nhóm hộ có thời gian nuôi ≥ 5 năm ta thấy được rằng hộ có thời gian nuôi trồng lâu hơn thì tình hình đầu tư cao hơn, nhóm hộ này sẽ đầu tư thêm máy bơm nước, đầu tư cho lượng thức ăn mà trong khi đó nhóm hộ có thời gian nuôi ngắn hơn có thể hoặc không đầu tư, diện tích nuôi trồng của hộ có thời gian nuôi lâu cũng thường là lớn hơn. Do trong quá trình nuôi lâu như vậy họ nhận ra được giá trị của việc nuôi trồng thuỷ sản đem lại thu nhập cao hơn so với các ngành nghề khác trong sản xuất nông nghiệp.

Xét theo quy mô nuôi: Những hộ có quy mô nuôi < 1,75 ha có số khẩu/hộ 4,6 người, trong đó số lao động nuôi trồng thuỷ sản/hộ 2,4 người. Tuổi bình quân của chủ hộ 47,6 tuổi. Diện tích sản xuất nông nghiệp 2,7 ha trong đó diện tích nuôi thuỷ sản là 1,2 ha. Vốn đầu tư của hộ này là 85,36triệu đồng trong đó vốn cố định là 72,05 triệu đồng, vốn đầu tư cho tư liệu sản xuất nuôi thuỷ sản 6,8 triệu, đầu tư đầm nuôi ban đầu 65,25 triệu đồng, vốn lưu động 13,31 triệu đồng. Hộ quy mô 1,75-2,5 ha có số khẩu /hộ 4,85 người trong đó số lao động tham gia nuôi thuỷ sản/hộ là 2,63 người. Tuổi bình quân của chủ hộ 49,4 tuổi. Diện tích sản xuất nông nghiệp 2,7 ha trong đó diện tích nuôi thuỷ sản là 1,9 ha. Vốn đầu tư cho nuôi trồng 105,61 triệu đồng trong đó vốn cố định 86,51 triệu đồng, vốn lưu động 20,01 triệu đồng. Hộ quy mô > 2,5 ha có số khẩu/hộ 4,9 người trong đố số lao động tham gia nuôi thuỷ sản 2,9 người. Tuổi bình quân của chủ hộ 48,8 tuổi. Diện tích sản xuất nông nghiệp 3,0 ha trong đó diện tích nuôi thuỷ sản của hộ là 2,6 ha. Vốn đầu tư cho nuôi trồng là 123,94 triệu đồng trong đó vốn cố định 109,89 triệu đồng, vốn lưu động 14,05 triệu đồng. Điều đó cho thấy những hộ nuôi trồng với quy mô lớn thì số lao động tham gia nuôi trồng nhiều hơn và tình hình đầu tư cho việc nuôi trồng lớn hơn so với hộ nuôi trung bình và hộ nuôi quy mô nhỏ, bởi

vì hộ nuôi với quy mô lớn thì vốn cố định sẽ lớn hơn, vốn lưu động cũng được quan tâm đầu tư, khi diện tích của hộ được mở rộng họ sẽ biết được vai trò của việc nuôi trồng và lợi nhuận của họ từ nuôi thuỷ sản.

Xét theo phương thức nuôi: Hộ nuôi theo phương thức nuôi QQCT, số lao động/hộ 5,1 người trong đó số lao động tham gia nuôi thuỷ sản/hộ 2,8 người. Tuổi bình quân của chủ hộ 49,5 tuổi. Diện tích sản xuất nông nghiệp 3,4 ha trong đó diện tích nuôi thuỷ sản 2,5 ha. Vốn đầu tư cho quá trình nuôi trồng 86,30 triệu đồng trong đó vốn cố định 75,72 triệu đồng, vốn lưu động 10,58 triệu đồng. Hộ nuôi theo phương thức nuôi BTC có số khẩu/hộ 5,05 người trong đó số lao động tham gia nuôi thuỷ sản/hộ 2,85 người. Tuổi bình quân chủ hộ 50,1 tuổi. Diện tích sản xuất nông nghiệp 2,96 ha trong đó diện tích nuôi thuỷ sản là 1,86 ha. Vốn đầu tư cho việc nuôi trồng 110,54 triệu đồng trong đó vốn cố định 98,24 triệu đồng, vốn lưu động 12,3 triệu đồng. Hộ nuôi theo phương thức nuôi TC có số khẩu bình quân/hộ 4,95 người trong đó số lao động tham gia nuôi thuỷ sản 2,95 người. Tuổi bình quân chủ hộ 49,6 tuổi. Diện tích sản xuất nông nghiệp 2,95 ha trong đó diện tích nuôi thuỷ sản là 1,75 ha. Vốn đầu tư cho quá trình nuôi 124,98 triệu đồng trong đó vốn cố định 111,47 triệu đồng, vốn lưu động 13,51 triệu đồng. Từ trên cho ta thấy, phương thức nuôi càng tiến bộ bao nhiêu thì đòi hỏi việc đầu tư phải cao hơn bấy biêu và họ sẽ tăng cường trong việc đầu tư tài sản cố định để có thể dùng trong việc nuôi trồng lâu dài, đồng thời chủ động hơn trong việc cấp thoát nước khi cần thết. Những hộ nuôi theo phương thức nuôi QCCT, BTC thì mức độ đầu tư của hộ thấp hơn về trang thiết bị, tài sản cố định. Do đó khi cần thiết cho việc đưa nước vào nước ra họ lại phải thuê mướn không chủ động được.

Tóm lại; Qua quá trình tìm hiểu về thông tin cơ bản của hộ điều tra theo các tiêu chí đã chỉ ở trên chúng tôi có thể kết luận được rằng: Những hộ kiêm thường có diện tích nhỏ, phương thức nuôi thấp hơn như nuôi QCCT và có thể lên tới nuôi BTC, thời gian nuôi thường nhỏ hơn 5 năm. Những hộ chuyên nuôi thuỷ sản có diện tích nuôi trung bình và lớn, phương thức nuôi BTC và thâm canh là chủ yếu, thời gian nuôi từ 5 năm trở lên.

4.2.2 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản của các hộ điều tra

4.2.2.1 Đầu tư cho đầm nuôi và mua sắm công cụ, tư liệu sản xuất

Các hộ bắt đầu bước vào NTTS họ tiến hành mua đầm, cải tạo, nạo vét, xây dựng hệ thống vỏ đầm, cống kiên cố. Mức độ đầu tư cho đầm nuôi và đầu tư công cụ, tư liệu sản xuất ảnh hưởng quan trọng đến việc nuôi trồng, những hộ có mức đầu tư cao hơn thì việc nuôi trồng thuận lợi hơn, mức độ đầu tư của các nhóm hộ được thể hiện thông qua bảng 4.5 như sau:

Xét hộ theo tính chất nghề nghiệp: Hộ kiêm mức độ đầu tư đầm nuôi trên một hộ là 68,12 triệu đồng , hộ chuyên mức độ đầu tư cho đầm nuôi là 112,21 triệu đồng; đầu tư cho công cụ, tư liệu sản xuất của hộ kiêm 9,85 triệu đồng, hộ chuyên 20,03 triệu đồng. Tổng mức độ đầu tư cho đầm nuôi và công cụ tư liệu sản xuất của hai nhóm hộ khác nhau, hộ chuyên đầu tư cao hơn hộ kiêm là do diện tích hộ chuyên lớn hơn đồng thời hộ chuyên họ cũng tập trung phần lớn cho nuôi thuỷ sản hơn những hộ kiêm. Sự đầu tư này sẽ đảm bảo hơn trong quá trình nuôi trồng cũng như đánh bắt của các hộ.

Xét hộ theo thời gian nuôi: Hộ có thời gian nuôi < 5 năm mức độ đầu tư cho đầm nuôi là 79,86 triệu đồng, hộ thời gian ≥ 5 năm mức đầu tư 92,91 triệu đồng; đầu tư bình quân công cụ, tư liệu cho hộ thời gian < 5 năm là 11,82 triệu đồng, hộ thời gian ≥ 5 năm 20,1 triệu đồng. Có sự chênh lệch mức đầu tư giữa hai nhóm hộ là do diện tích khác nhau, cũng có thể do hộ có thời gian nuôi lâu họ tích luỹ được nguồn vốn lớn nên đầu tư cho cải tạo cũng như mua sắm các công cụ, tư liệu sản xuất.

Xét hộ theo quy mô: Hộ quy mô < 1,75 ha mức đầu tư cho đầm nuôi bình quân trên một hộ 73,8 triệu đồng, đầu tư cho công cụ tư liệu sản xuất là 11,56 triệu đồng. Hộ quy mô 1,75-2,5 ha mức đầu tư cho đầm nuôi 86,21 triệu đồng, đầu tư cho cộng cụ, tư liệu sản xuất 19,4 triệu đồng. Hộ quy mô > 2,5 ha mức đầu tư cho đầm nuôi 102,24 triệu đồng, đầu tư cho công cụ, tư liệu sản xuất 21,52 triệu đồng. Quy mô các hộ khác nhau mức đầu tư cho đầm nuôi cũng như công cụ sản xuất khác nhau. Quy mô lớn mức đầu tư lớn để đảm bảo tốt nhất cho việc nuôi trồng, tạo môi trường thuận lợi cho con nuôi phát triển nhanh.

Xét hộ theo phương thức nuôi: Hộ nuôi theo phương thức nuôi QCCT mức đầu tư cho đầm nuôi bình quân trên một hộ 74,18 triệu đồng, đầu tư công cụ, tư liệu sản xuất 12,12 triệu đồng. Hộ nuôi BTC mức đầu tư đầm nuôi 91,37 triệu đồng, đầu tư công cụ, tư liệu sản xuất 19,17 triệu đồng. Hộ nuôi TC đầu tư cho đầm nuôi 102,5 tiệu đồng, công cụ, tư liệu sản xuất 22,48 triệu đồng. Mức đầu tư của các hộ theo phương thức nuôi khác nhau là khác nhau, Hộ nuôi theo phương thức nuôi TC đầu tư cho đầm nuôi và công cụ, tư liệu sản xuất cao hơn để phù hợp với phương thức nuôi cao và đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật ngày càng tiến bộ.

Tóm lại: Những hộ chuyên, hộ có thời gian nuôi từ 5 năm trở lên, hộ quy mô nuôi trên 2,5 ha, hộ nuôi theo phương thức nuôi TC, mức đầu tư của các nhóm hộ này lớn hơn so với nhóm hộ khác. Bởi nhóm hộ này có quy mô nuôi lớn hơn, nuôi ở phương thức nuôi cao hơn do đó mức đầu tư lớn hơn, việc đầu tư cho hệ thống vỏ đầm, cống kiên cố, máy bơm, máy sục hoàn thihện và đầy đủ hơn so với các nhóm hộ khác.

Bảng 4.5: Mức đầu tư cho đầm nuôi và công cụ, tư liệu sản xuất (bình quân/1 hộ)

ĐVT: triệu đồng

Diễn giải

Nghề nghiệp Thời gian nuôi Quy mô nuôi Phương thức nuôi

Kiêm Chuyên < 5 năm ≥ 5 năm <1,75 ha 1,75-2,5ha >2,5 ha QCCT BTC TC

1.Đầu tư đầm nuôi 68,12 112,21 79,86 92,91 73,8 86,21 102,42 74,18 91,37 102,5

- Hệ thống vỏ đầm 5,02 9,5 5 7,05 9,9 6,12 8,21 9,93 6,32 9,01 10,62 - Cống kiên cố 2,50 2,7 7 2,6 2,67 2,43 2,69 2,7 2,54 2,72 2,91 - Nạo vét, cuốc đầm 60,60 99,89 70,21 80,34 65,25 75,31 89,79 65,32 79,64 88,97

2.Công cụ, TL cho nuôi tôm

9,85 20,03 11,82 20,1 11,56 19,4 21,52 12,12 19,17 22,48

- Máy móc (máy bơm, máy sục)

5,00 14,00 6,79 13,95 6,65 13,87 15,4 7,12 13,23 15,98 - Thuyền nhỏ 0,22 0,2 3 0,22 0,24 0,21 0,26 0,27 0,24 0,25 0,28 - Lưới vây 1,50 1,9 0 1,65 1,97 1,51 1,87 1,98 1,53 1,97 2,21 - Đèn thắp sáng 0,22 0,6 5 0,21 0,55 0,23 0,24 0,31 0,25 0,27 0,28 - Đăng, đó, lú 2,42 2,5 9 2,45 2,7 2,44 2,53 2,86 2,45 2,68 2,92 - Ngư cụ khác 0,49 0,65 0,5 0,69 0,52 0,63 0,7 053 0,77 0,81 Tổng đầu tư/hộ 77,98 132,24 91,68 113,01 85,36 105, 61 123,94 86,30 110,54 124,98

4.2.2.2 Chi phí nuôi trồng thuỷ sản năm 2009* Xét hộ theo tính chất ngành nghề * Xét hộ theo tính chất ngành nghề

Thực tế cho thấy; tổng chi phí cho nghề nuôi trồng thuỷ sản của hộ chuyên lớn hơn so với hộ kiêm. Trong đó chi về thức ăn và cải tạo đầm của hộ chuyên có sự đầu tư lớn, đây là hai khoản chi quyết định nhiều đến kết quả của việc nuôi trồng. Mức độ chi phí trong quá trình nuôi thể hiện qua bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6: Chi phí nuôi trồng thuỷ sản theo tính chất nghành nghề của hộ (tính bình quân/1ha)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Hộ kiêm ( I ) Hộ chuyên ( II ) So sánh (%) ( II/I )

Tổng chi phí 25,99 31,93 122,85

- Con giống 5,12 5,15 100,59 - Cải tạo đầm 3,61 4,64 128,53 - Thức ăn 5,21 7,84 150,48 - Tiền thuê lao động 3,41 4,82 141,35

- Thuế 6 6 100,00

- Lãi tiền vay 0,36 0,4 111,11

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN CẨM XUYÊN HÀ TĨNH (Trang 60 -60 )

×