Giải pháp về hoạt động khuyến ngư

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng ven biển huyện cẩm xuyên hà tĩnh (Trang 94 - 96)

Người NTTS luôn luôn gặp phải không ít những khó khăn trong quá trình nuôi trồng. Để giải quyết từng bước những khó khăn như yếu tố chất lượng thức ăn, con giống, hình thức nuôi, mật độ nuôi. Việc nâng cao kiến thức nuôi trồng cho người dân là việc làm cũng hết sức cần thiết. Huyện Cẩm Xuyên hiện nay số người được đào tạo về nuôi trồng còn quá ít, phần lớn kỹ thuật nuôi trồng của người dân chủ yếu là qua kinh nghiệm và qua sự học hỏi lẫn nhau. Do đó mà kiến thức của người dân chưa thật sự đáp ứng nhu cầu kỹ thuật như hiện nay. Các giải pháp được đưa ra:

- Trước tiên nên đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt (cán bộ cấp tỉnh, cán bộ cấp huyện). Đây là phương pháp hữu hiệu của hoạt động khuyến ngư.

+ Cần đào tạo theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn, các vấn đề kỹ thuật, môi trường, một số hiểu biết về kinh tế - xã hội, các phương pháp về khuyến ngư, kỹ năng viết và diễn đạt hội hoạ.

+ Đào tạo nhóm người chuyên làm nhiệm vụ truyền tải thông tin đến từng xã, từng người dân. Những người làm bộ phận này cần có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày và diễn đạt ý niệm. Vì người dân là người có trình độ hiểu biết kém hơn nên họ thu nhận được thông tin ở mức độ thấp. Nhóm người này cần được đào tạo có trình độ kỹ thuật ngành thuỷ sản, ngoài ra nhóm người này cần được đào tạo về phương pháp lập kế hoạch hoạt động và chi phí khuyến ngư, phương pháp tham gia cộng đồng, phương pháp đánh giá nhanh nông thôn.

+ Nhóm người sử dụng thông tin (người trược tiếp NTTS). Cần được tập huấn , đào tạo người dân biết cách suy nghĩ, tư duy và nhận biết cũng như hướng cho họ biết cách truyền tải thông tin cho người khác.

- Nên thành lập tổ khuyến ngư trao đổi kinh nghiệm, phổ biến kiến thức mới về kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh con nuôi cho người dân.

- Phối hợp công ty cung ứng dịch vụ thuỷ sản trong tỉnh về cung cấp dịch vụ thức ăn, chuyển giao khoa học công nghệ NTTS, cung cấp các thông tin về thị trường giá cả.

- Tập huấn bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật sản xuất, ương giống cho trại sản xuất địa phương, đưa giống bố mẹ có phẩm chất tốt hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất.

- Cho những người chủ đầm tham gia các lớp hội thảo đầu bờ tham quan các mô hình đạt kết quả cao, người giới thiệu mô hình phải là người trược tiếp làm ra mô hình đó.

- Đào tạo đại chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, đài phát thanh huyện, xã.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng ven biển huyện cẩm xuyên hà tĩnh (Trang 94 - 96)