* Xét hộ theo tính chất ngành nghề
Thực tế cho thấy; tổng chi phí cho nghề nuôi trồng thuỷ sản của hộ chuyên lớn hơn so với hộ kiêm. Trong đó chi về thức ăn và cải tạo đầm của hộ chuyên có sự đầu tư lớn, đây là hai khoản chi quyết định nhiều đến kết quả của việc nuôi trồng. Mức độ chi phí trong quá trình nuôi thể hiện qua bảng 4.6 như sau:
Bảng 4.6: Chi phí nuôi trồng thuỷ sản theo tính chất nghành nghề của hộ (tính bình quân/1ha)
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Hộ kiêm ( I ) Hộ chuyên ( II ) So sánh (%) ( II/I )
Tổng chi phí 25,99 31,93 122,85
- Con giống 5,12 5,15 100,59 - Cải tạo đầm 3,61 4,64 128,53 - Thức ăn 5,21 7,84 150,48 - Tiền thuê lao động 3,41 4,82 141,35
- Thuế 6 6 100,00
- Lãi tiền vay 0,36 0,4 111,11 - Khấu hao TSCĐ 1,64 2,13 129,88 - Chi khác 0,64 0,95 148,44
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Tổng chi phí cho nghề nuôi trồng thuỷ sản, hộ kiêm chi hết 24,6 triệu đồng, hộ chuyên chi hết 31,93 triệu đồng tức là mức độ chi đã tăng lên 44%. Trong đó chi cho con giống hết 5,21 triệu đồng, hộ chuyên đầu tư hết 5,15 triệu đồng, mức độ đầu tư về con giống đã tăng lên 0,59% so với hộ kiêm. Chi cho cải tạo đầm nuôi của hộ kiêm 3,61 triệu đồng, hộ chuyên chi hết 4,64 triệu đồng, việc chi đã tăng lên 38,53% so với hộ kiêm. Chi thức ăn hộ kiêm
hết 5,21 triệu đồng, hộ chuyên 7,84 triệu đồng, tăng lên 50,48% so với hộ kiêm. Chi cho viêc thuê lao động theo thời vụ của hộ kiêm hết 3,4 triệu đồng, hộ chuyên 4,8 triệu đồng tăng lên so với hộ kiêm 11,11%.
Tóm lại: Mức độ chi phí trên một ha cho vụ nuôi trồng của hộ chuyên lớn hơn hộ kiêm, nhất là chi về thức ăn và các khoản chi khác, hộ đã đầu tư cho 1 ha nuôi trồng khá lớn so với hộ kiêm do quy mô sản xuất lớn hơn. Do đó sản lượng, giá trị sản lượng thu được của hộ chuyên cũng có sự khác biệt so với hộ kiêm.
* Xét hộ theo quy mô
Bảng 4.7: Chi phí nuôi trồng thuỷ sản theo quy mô của hộ (tính bình quân/1 ha) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Quy mô <1,75 ha ( I ) Quy mô 1,75-2,5 ha ( II ) Quy mô >2,5 ha ( III ) So sánh (%) II/I III/II Tổng chi phí 26,69 28,5 28,85 106,78 101,23 - Con giống 5,61 5,9 5,43 105,17 92,03 - Cải tạo đầm 3,84 4,31 5,62 112,24 130,39 - Thức ăn 5,92 6,1 5,87 103,04 96,23 - Tiền thuê lao động 2,9 3,6 3,4 124,14 94,44 - Thuế 6 6 6 100,00 100,00 - Lãi tiền vay 0,4 0,36 0,3 90,00 83,33 - Khấu hao TSCĐ 1,42 1,52 1,39 107,04 91,45 - Chi khác 0,6 0,71 0,84 118,33 118,31
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Qua bảng 4.7 cho ta thấy; tổng chi phí trên một ha giữa các nhóm hộ theo quy mô nuôi không khác xa nhau nhiều nhưng các khoản chi lại có sự khác biệt nhau. Tuy việc chi về con giống, chi thức ăn giữa các hộ không chênh lệch
nhau nhiều, có khi hộ quy mô nuôi lớn chi về giống và thức ăn còn thấp hơn cả hộ quy mô trung bình và hộ quy mô nhỏ nhưng mức đầu tư cho việc cải tạo đầm nuôi hàng năm của hộ quy mô lớn lại cao hơn nhiều so với các nhóm hộ khác. Bởi hộ này tập ttrung cho việc cải tạo đầm để tạo ra môi trường tốt cho con nuôi sinh trưởng phát triển tốt ngay từ khi con nuôi bắt đầu tiếp xúc với môi trường mới. Mức độ chi phí được thể hiện cụ thể như sau:
Tổng chi phí cho nghề nuôi trồng của các hộ, hộ quy mô nhỏ tổng chi cho 1 ha là 26,69 triệu đồng, hộ nuôi quy mô trung bình 28,5 triệu đồng chi phí đầu tăng so với hộ quy mô nhỏ 6,78%, hộ quy mô lớn tổng chi cho nuôi trồng là 28,85 triệu đồng tăng lên so với hộ quy mô trung bình 1,23%. Trong đó hộ quy mô nhỏ chi cho tiền con giống hết 5,6 triệu đồng, hộ quy mô trung bình hết 5,9 triệu tăng lên 5,17% so với hộ quy mô nhỏ, hộ quy mô lớn chi hết 5,4 triệu đồng đã giảm mức chi về giống 7,97% so với hộ quy mô trung bình. Chi cải tạo đầm nuôi của hộ quy mô nhỏ 3,8 triệu đồng, hộ quy mô trung bình 4,3 triệu đồng tăng lên 12,24% so với hộ quy mô nhỏ, hộ quy mô lớn chi 5,6 triệu đồng tăng lên 30,39% so với hộ quy mô trung bình. Thức ăn, hộ quy mô nhỏ chi hết 5,9 triệu đồng, hộ quy mô trung bình 6,1 triệu đồng tăng lên 3,04% so với hộ quy mô trung bình, hộ quy mô lớn chi cho thức ăn 5,8 triệu đồng giảm đi so với hộ quy mô trung bình 3,77%. Các khoản chi khác phục vụ cho nuôi thuỷ sản, hộ quy mô nhỏ 0,6 triệu đồng, hộ quy mô trung bình 0,71 triệu đồng tăng 18,33% so với hộ quy mô nhỏ, hộ quy mô lớn các khoản chi khác hết 0,84 triệu đồng tăng lên 18,33% so với hộ quy mô trung bình.
Tóm lại: hộ nuôi với quy mô lớn tập trung đầu tư cho việc cải tạo đầm là chính, tuy đầu tư về con giống và thức ăn ít hơn so với hộ quy mô nhỏ và hộ quy mô trung bình nhưng sản lượng thu được lại cao hơn vì họ có nhiều kinh nghiệm nên khi cải tạo đầm tốt thì con nuôi sẽ phát triển tốt do đó mà lượng thức ăn sẽ không dư thừa và lượng giống không phải thả bổ sung, không phải thả nhiều lần.
* Xét hộ theo thời gian nuôi
Qua bảng 4.8 cho thấy; thực trạng đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản của hộ có thời gian nuôi < 5 năm và hộ thời gian nuôi ≥ 5 năm có sự khác biệt đáng kể.
Tổng chi phí cho nuôi thuỷ sản của hộ thời gian < 5 là năm 29,6 triệu đồng, hộ thời gian nuôi ≥ 5 năm 27,7 triệu đồng tổng chi đã giảm 6,42% so với hộ thời gian nuôi < 5 năm. Trong đó chi cho tiền con giống của hộ < 5 năm hết 5,9 triệu đồng, hộ thời gian nuôi ≥ 5 năm 5,4 triệu đồng chi tiền giống đã giảm xuống 8,12% so với hộ thời gian nuôi < 5 năm. Chi cải tạo đầm nuôi của hộ thời gian nuôi < 5 năm 5,61 triệu đồng, hộ thời gian nuôi ≥ 5 năm 4,9 triệu đồng giảm 2,07% so với hộ thời gian nuôi ngắn. Chi thức ăn của hộ thời gian nuôi ngắn hơn đầu tư cũng cao hơn hộ thời gian nuôi lâu và các khoản chi khác cũng vậy.
Bảng 4.8: Chi phí nuôi trồng thuỷ sản của hộ phân theo thời gian (tính bình quân/1 ha)
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu < 5 năm ( I ) ≥ 5 năm ( II ) so sánh (%) ( II/I )
Tổng chi phí 29,6 27,7 93,58
- Con giống 5,91 5,43 91,88 - Cải tạo đầm 5,61 4,9 87,34 - Thức ăn 5,32 5,21 97,93 - Tiền thuê lao động 4,24 3,8 89,62
- Thuế 6 6 100,00
- Lãi tiền vay 0,36 0,3 83,33 - Khấu hao TSCĐ 1,45 1,38 95,17 - Chi khác 0,71 0,68 95,77
Tóm lại: hộ thời gian nuôi lâu hơn thì mức độ đầu tư thấp hơn so với hộ mới nuôi bởi vì hộ thời gian nuôi lâu họ có kinh nghiệm hơn, họ có vốn ban đầu khá lớn nên mức độ vay ngân hàng ít hơn do đó lãi tiền vay thấp hơn so với hộ mới nuôi.
* Xét hộ theo phương thức nuôi
Mức độ chi phí của hộ nuôi TC sẽ đầu tư nhiều hơn vì khi hộ quyết định nuôi ở phương thức nuôi cao họ sẽ chấp nhận đương đầu với rủi ro để đầu tư tốt cho con giống, cho việc cải tạo đầm, thức ăn. Từ việc đầu tư đó sẽ cho họ thu nhập thoả đáng trên ha nuôi trồng. Mức độ chi phí của các hộ thể hiện qua bảng 4.9 như sau:
Bảng 4.9: Chi phí nuôi trồng thuỷ sản của hộ phân theo phương thức nuôi (tính bình quân/1 ha)
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu QCCT( I ) BTC( II ) ( III )TC So sánh (%) II/I III/II Tổng chi phí 25,66 29,68 33,92 115,67 114,29 - Con giống 5,21 6,32 7,43 121,31 117,56 - Cải tạo đầm 3,42 4,03 5,82 117,84 144,42 - Thức ăn 5,65 6,92 7,61 122,28 109,97 - Tiền thuê lao động 3,1 3,64 4,32 117,42 118,68 - Thuế 6 6 6 100,00 100,00 - Lãi tiền vay 0,41 0,49 0,48 119,51 97,96 - Khấu hao TSCĐ 1,2 1,5 1,62 125,00 108,00 - Chi khác 0,67 0,78 0,64 116,42 82,05
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Quan sát thực tế cho thấy: Phương thức nuôi càng được cải tiến thì sản lượng thu được cao hơn. Khi hộ nuôi theo phương thức nuôi TC, hộ đã đầu tư
lớn cho đầm nuôi cho con giống và cho thức ăn, để bảo đảm cho con nuôi có được điều kiện môi trường sống tốt và phát triển khoẻ mạnh. Từ đó mới mang lại thu nhập cao/1 ha nuôi trồng.
Về tổng chi phí cho NTTS; nuôi QCCT tổng chi hết 25,66 triệu đồng, nuôi BTC hết 29,68 triệu đồng mức chi tăng lên 14,29% so với hộ nuôi QCCT; nuôi TC chi hết 33,92 triệu đồng tăng lên so với nuôi BTC 17,12%. Trong đó tiền chi cho con giống của hộ nuôi QCCT là 5,21 triệu đồng, hộ nuôi BTC 6,32 triệu đồng tăng lên 21,31%, hộ nuôi TC chi cho con giống hết 8,43 triệu đồng tăng lên 17,56%. Chi cải tạo đầm; hộ nuôi QCCT 3,42 triệu đồng, hộ nuôi BTC 4,03 triệu đồng tăng lên 17,84% so với hộ nuôi QCCT; hộ nuôi TC 5,82 triệu đồng tăng lên 44,42% so với hộ nuôi BTC. Chi thức ăn; hộ nuôi QCCT 5,65 triệu đồng; hộ nuôi BTC 6,92 triệu đồng tăng lên 22,28% so với nuôi QCCT; hộ nuôi TC chi cho thức ăn hết 7,61 triệu đồng tăng lên 9,97% so với hộ nuôi BTC. Các khoản chi khác; hộ nuôi QCCT chi 0,67 triệu đồng; hộ nuôi BTC chi 0,78 triệu đồng tăng lên 16,42% so với hộ nuôi QCCT; hộ nuôi TC chi 0,64 triệu đồng giảm đi 17,95% so với hộ nuôi BTC