Không gian thiên nhiên

Một phần của tài liệu nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết “bác sĩ zhivago” của b pasternak (Trang 76 - 87)

Thiên nhiên là toàn bộ những khung cảnh, cảnh vật tồn tại xung quanh con người. Con người và thiên nhiên có quan hệ mật thiết với nhau. Sự miêu tả thiên nhiên đi vào văn học từ lâu, trở thành một trong những yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm văn học. Chức năng của thiên nhiên dần được bổ sung theo thời gian. Từ thế kỷ XVIII trở đi, thiên nhiên trở thành phương tiện nghệ thuật để nhà văn nắm bắt và phân tích đời sống tâm lí của nhân vật, “nắm bắt cuộc sống bên trong của con người” (G.N. Pospelov). Như vậy, thiên nhiên trở thành đối tượng cho con người soi chiếu để tự phát hiện và hoàn thiện mình. Theo Prisvin, nhiệm vụ của nhà văn phong cảnh là “tìm kiếm và khám phá trong thiên nhiên các phương diện đẹp đẽ của tâm hồn con người” [48, tr.283]. Như các tiền bối đi trước – Puskin, Paustovski, Chekhov - Pasternak cũng dùng thiên nhiên để phát hiện vẻ đẹp của con người. Cả thiên tiểu thuyết dài được liên kết bởi rất nhiều những bức tranh phong cảnh sinh động, lấp lánh hình ảnh, đa sắc màu, lung linh huyền diệu tạo chất trữ tình

cho văn phong của Pasternak. Toàn tác phẩm có 232 đoạn tả thiên nhiên, là những bức phác thảo chân dung xinh xắn, có khi chỉ là một câu văn ngắn gọn, trong đó nhiều đoạn biểu thị tinh tế tâm lí phức tạp của con người. Những hình ảnh thiên nhiên được liên tưởng bằng phép so sánh ẩn dụ, hoán dụ hết sức độc đáo và đa dạng.

Thiên nhiên đậm chất thơ, được nhìn ngắm ở đường nét, màu sắc, hương vị, âm thanh, ánh sáng. Bằng ngôn ngữ hình tượng, sự liên tưởng độc đáo, Pasternak như vẽ ra sự kỳ diệu của cuộc sống, như những bức tranh của danh họa Levitan làm say đắm lòng người.

Bức tranh cuộc sống con người được thể hiện qua những sắc màu của thiên nhiên. Trong tác phẩm, có đến 30 màu sắc khác nhau. Đặc biệt, tác giả rất chú ý sử dụng màu sắc tương phản để diễn tả tâm hồn nhân vật. Hai màu tương phản trắng – đen, sáng – tối xuất hiện trong 55/106 đoạn tả màu sắc, mang những ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Thiên nhiên Nga ấn tượng bởi màu trắng của tuyết trên cái nền u tối của chiến tranh, của lòng người. Việc phối màu đen trắng biểu thị những trạng thái nặng nề ảm đạm, nỗi đau day dứt trong tâm hồn nhân vật. Đó là nỗi đau đầu đời của Zhivago khi mất mẹ, nỗi đau của Lara khi vẻ đẹp trong trắng của nàng bị hủy hoại.

Nước Nga trong chiến tranh tranh hiện lên trong sắc màu tương phản: trắng - đen, sáng - tối. Cảnh chết chóc và sự tàn sát thảm khốc của Bạch Vệ và Hồng Quân được bộc lộ thật tinh tế thông qua sự tương phản gay gắt của trắng và đen. Nhà văn dùng màu đen để tô đậm nỗi đau trong tâm hồn nhân vật trước hiện thực xảy ra của nội chiến diễn tả bằng màu trắng tang tóc phủ kín:

có hai màu. Tất cả những chỗ có ánh sáng chiếu dường như có màu trắng, còn tất cả phần còn lại là màu đen. Trong tâm hồn cũng vậy, chỉ

có cái bóng tranh tối tranh sáng, không có sự chuyển tiếp hoặc pha sắc khả dĩ làm dịu nhẹ nỗi lòng [46, tr.517].

Sự tương phản màu sắc được dùng để vẽ nên chân dung nhân vật – những nạn nhân của chiến tranh. Nỗi đau khổ là những dấu vết khó phai mờ hiện ra ngay trên vẻ bên ngoài của con người. Người vợ và ba đứa con của Palyk “mái tóc sáng, cứng kèo, cháy nắng và hai hàng lông mày rậm trắng

bệch trên bộ mặt rám nắng đen đủi, sạm màu sương gió” [46, tr.559] là biểu hiện đầy đủ nhất bộ mặt tàn bạo của chiến tranh. Nét phong trần trên những đứa bé, khuôn mặt mất hết sắc màu cuộc sống của người phụ nữ hiện rõ sự căng thẳng và những chấn động tâm lí như một lẽ tự nhiên trở thành nỗi ám ảnh của chiến tranh, lời kết tội đanh thép nhất về tội ác của chiến tranh – nội chiến.

Ngoài ra, Pasternak còn chú ý đến sự chuyển đổi màu sắc liên tục để ghi dấu những nỗi đau tinh thần. Như một bức tranh, bao giờ Pasternak cũng khéo kết hợp những đường nét cùng nhiều màu sắc khác nhau như những sắc màu tâm trạng. Thiên nhiên ảm đạm, xơ xác, lòng người cô đơn nặng trĩu. Cảnh vật như đồng cảm với sự trống trải và cô đơn của Zhivago sau một hành trình gian nan trở về từ đoàn quân du kích.

Những buổi chiều mùa đông êm ả, màu xám bạc, màu hồng sẫm. Những ngọn bạch dương đen và mảnh như các nét vẽ trên nền trời hoàng hôn. Những dòng suối đen chảy dưới lớp băng mỏng màu khói

xám, giữa hai bờ tuyết chất cao như núi đang bị dòng nước đen chảy bên

dưới xói mòn. Một buổi chiều như thế, một buổi chiều lạnh giá, màu

xám nhạt, buồn như liễu rủ, hứa hẹn sẽ buông xuống… [46, tr.591]. Nỗi đau khổ không gì cứu vãn được của Zhivago khi Lara ra đi được thể hiện độc đáo bằng những bức tranh tâm trạng nuối tiếp, những bảng màu của thiên nhiên. Nỗi luyến tiếc đến đầu tiên qua cái nhìn theo của Zhivago hướng

về chiếc xe ngựa của Lara. Không gian lúc này chỉ co cụm vào một điểm, xa xăm, cụ thể mà chàng có thể nhìn thấy chiếc xe lần cuối - ở khúc bò lên của ngọn núi, mấy cây bên khe núi, trong cánh rừng thưa. Zhivago cố chạy đua theo thời gian trước khi màn đêm buông xuống để được nhìn thấy nó. Niềm khát khao được nhìn thấy Lara của Zhivago thể hiện trong khát vọng của thiên nhiên: “Mặt trời đỏ sẫm vẫn còn đậu trên đường viền xanh xanh của các đống tuyết. Tuyết thèm khát uống cái ánh sáng tràn trề màu rượu dứa của mặt trời” [46, tr.703]

Bức tranh cuộc sống không chỉ được tôn tạo bởi sắc màu mà còn đậm đặc hơn bởi hương vị và âm thanh.

Về hương vị, tác phẩm có 40/232 đoạn nói về hương vị, được miêu tả rất phong phú: hương ban mai, hương không khí, hương đất đai, hương hoa, hương nước, mùi cây, mùi hôi thối… Tất cả tạo nên sự đa dạng về cuộc sống, bên cạnh màu sắc, âm thanh, hương vị thể hiện cảm nhận tinh tế của nhân vật, sự giao hòa trọn vẹn của con người. Các nhân vật cảm nhận hương vị không chỉ bằng khứu giác mà bằng cả tâm hồn tràn đầy cảm xúc. Các nhân vật rất nhạy cảm với hương vị của thiên nhiên, làng quê Nga, đất đai Nga. Mỗi nhân vật có những cảm nhận khác nhau về hương vị của thiên nhiên.

Hương thơm thiên nhiên ấn tượng về những tình cảm đẹp, niềm vui. Nỗi hân hoan trong lòng người thể hiện ra từ chính cảnh vật: “tất cả các đóa hoa trên thế gian đều tỏa hương cùng một lúc, tựa hồ trái đất suốt ngày nằm bất tỉnh, nhờ các làn hương đó nay đã hồi lại… một mùi thơm dìu dịu dâng lên”

[46, tr.220]. Vạn vật bừng lên sức sống như tình yêu hé nở của Zhivago với Lara ở Meliuzev. Đó là niềm vui sống, lớp men huyền dịu của sự tồn tại. Cảnh vật huy hoàng thu hút Zhivago hơn cả cuộc míttinh nơi quảng trường. Zhivago là nhân vật có khả năng mẫn cảm lạ lùng, tinh tế, nhạy cảm với mùi hương. Trên hành trình trở về, có một mùi hương quen thuộc như dành riêng

cho bác sĩ, lọt qua cửa sổ vào trong toa. “Mùi hương kiêu hãnh và kín đáo” rất riêng không giống với mùi hoa ngoài đồng hay trong vườn. Vì quá chật chội, bác sĩ không thể len qua chỗ cửa sổ nhưng chàng có thể hình dung được những cây tỏa ra mùi hương đó, đang xõa xuống mái toa những cành lá um tùm với các chùm hoa hình sao nhấp nhánh. Mùi hương cây đoạn tỏa ra khắp chốn trở thành một biểu tượng nghệ thuật độc đáo. Tin mừng cách mạng trào dâng trong tâm hồn con người “như muốn vượt trước đoàn tàu chạy lên miền Bắc, như một tin mừng bay qua các nhà ga, các trạm gác, các nơi tàu đỗ…”

[46, tr.246], lan đến có mặt ở khắp nơi, xua tan hoàn cảnh bi thảm. Mùi hương xuất hiện với Zhivago trong nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng khi có nó cuộc sống trở nên rộn ràng hơn, đậm đà và dào dạt hơn. Bên cạnh mùi hoa đoạn, Zhivago còn dễ dàng nhận ra nét độc đáo của các mùi hương khác: “một cái gì huyền diệu, xuân sắc, một cái gì trong suốt, trắng pha đen, thơm thơm” - hoa anh đào mang niềm vui đến; mùi lá ướt trong rừng như mùi chiếc chổi kết bằng cành cây… Zhivago đặc biệt yêu thích hơi ấm mùa đông ở dưới hầm nhà bởi “mùi củ, quả, đất và tuyết”. Những điều bình dị ấy làm nên cuộc sống, cái hơi thở đầy sinh khí trong những nhu cầu sinh hoạt thành thực và trong một sức khỏe dồi dào. Chỉ khi hòa mình vào thiên nhiên, tạo dựng cái thế giới của mình, ta mới tìm thấy niềm hạnh phúc ấy. Vì vậy mà những nhân vật trong tác phẩm luôn khát khao về mái ấm gia đình. Sau những hành trình rất dài, họ vẫn không tìm thấy được.

Tác giả còn dành rất nhiều trang để nói về những cảm xúc ngọt ngào thư thái của các nhân vật đối với mùi hương. Trong không khí thơm tho, trong lành của miền Dublyanka, Lara như tìm thấy sự tồn tại của mình. Nó “thân thiết hơn cả cha mẹ, êm dịu hơn cả người tình, ý nhị hơn sách vở” [46, tr.122]. Lara không nói nên lời trước “vẻ đẹp mê hồn” của đất. Tình yêu cuộc sống khiến nàng quên đi những mất mát đã qua. Thiên nhiên chính là người

mẹ hiền đã chở che, phục sinh những tâm hồn. Trong rất nhiều những nỗi mất mát, những biến động đảo điên, chỉ thên nhiên vẫn trung thành với lịch sử, vẫn nhẫn nại kiên trì cùng con người vượt qua gian khó. Tình yêu thiên nhiên cũng chính là tình yêu nước Nga tha thiết của các nhân vật và của chính Pasternak.

Mùi hương đồng thời còn phảng phất những nỗi đau trong tâm hồn, sự chết chóc, hủy diệt. Mùi lạ “lờ lợ, nhạt và lợm như mùi chuột” [46, tr.185]. Mùi cây gai là sản phẩm của thiên nhiên hòa lẫn vào mùi xác chết biểu thị sự tàn khốc của chiến tranh. Bản thân cây gai đã có mùi xác chết khiến không còn phân biệt nữa, đâu đâu cũng bốc lên cái mùi khủng khiếp ấy, trở thành mùi đặc trưng của chiến tranh, dai dẳng khó chịu, hiện hình nên không gian của cõi chết.

Âm thanh làm nền cho bức tranh cuộc sống. Có 50/232 đoạn tả về âm thanh trong tác phẩm. Đó là tập hợp vô vàn những âm thanh của cuộc sống đời thường: tiếng xe ngựa, tiếng ồn ào ngoài phố, tiếng chân rình rịch, tiếng gà cục cục, tiếng cây cối rì rào, tiếng dế, tiếng muỗi kêu át cả tiếng tàu chạy… và những âm thanh dữ dội của chiến tranh.

Đặc biệt, Pasternak chú ý khai thác những âm thanh có ý nghĩa phục sinh tâm hồn nhân vật. Âm thanh dễ chịu xoa dịu những nỗi đau, những tổn thương tinh thần, làm phấn chấn, bừng sáng khát vọng, sức sống của con người. Tiếng chim vàng anh trong vắt như tiếng sáo, tiếng chim họa mi trong trẻo vang vọng được miêu tả rất tỉ mỉ, đánh thức những giác quan, cả những khát khao rung động của chàng thi sĩ Zhivago. Đó còn là tiếng gọi của Phục sinh: “Linh hồn của ta, hỡi linh hồn của ta! Dậy đi thôi, sao cứ ngủ mê hoài”

[46, tr.478]. Ngay thời khắc nhân vật bừng tỉnh, có những quyết định quan trọng cho cuộc đời mình. Trong tác phẩm, tác giả rất chú ý đến sự phục sinh của Zhivago (4 lần), bởi vì nhân vật luôn cảm thấy mất mát về tinh thần. Sự

phục sinh đúng lúc tiếp thêm sức mạnh để nhân vật đứng lên, tiếp tục hành trình và sứ mệnh của mình.

Đồng thời, những âm thanh ghê sợ tạo nên không gian đầy đe dọa, chết chóc. Tiếng đập cửa giữa đêm mưa gió với sấm nổ, tiếng gầm gắn với nỗi sợ lùng sục bắt bớ, thảm sát dã man. “Đất nước khủng khiếp” (Pholori), con người luôn sống với nỗi sợ hãi, chết chóc. Miêu tả âm thanh tái hiện hiện thực bất ổn của xã hội, gợi lên thân phận mong manh của con người. Tiếng chó sói não nùng rên rỉ từ xa vọng tới chứa đầy hiểm họa. Hình ảnh chó sói và âm thanh của nó trở thành biểu tượng sức mạnh thù nghịch muốn giết chết Zhivago và Lara hoặc muốn đẩy họ ra khỏi Varykino, nơi trú ẩn an toàn. Hình ảnh thù nghịch này càng nổi bật giữa không gian đầy đe dọa: bơ vơ trơ trọi, không một tấc vũ khí, giữa mùa đông, cảnh hoang vắng rùng rợn đầy hiểm nguy rình rập.

* Một số biểu tượng thiên nhiên

Trong tác phẩm, những hình ảnh đẹp của thiên nhiên như tuyết, rừng cây, mặt trời, vầng trăng… lặp lại rất nhiều lần, trở thành những hình ảnh mang tính biểu tượng, khắc họa rõ tâm trạng của nhân vật.

Tuyết là hình ảnh xuất hiện ngay từ đầu, xuyên suốt tác phẩm, tạo nên ấn tượng sâu đậm về một nước Nga mênh mông. Thành thị, nông thôn, rừng sâu nơi đâu cũng xuất hiện tuyết trắng. Tuyết cũng xuất hiện cùng với những bước ngoặt trong cuộc đời của nhân vật. Nó đã trở thành biểu tượng nghệ thuật sinh động, mang nhiều giá trị sâu sắc.

Vẻ đẹp của tuyết được cảm nhận với nhiều so sánh khác nhau: như mẩu bánh mì vụn ném xuống cho cá, như chiếc mũ lông, đặc biệt sự trắng trong, rạng rỡ dưới ánh nắng của tuyết được ví như vẻ đẹp thánh thiện trong sáng của Lara.

Tuyết trắng trở nên trìu mến, khoan hòa, là người bạn đường thủy chung của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. Con người tìm thấy vẻ đẹp của sự sống diệu kỳ thông qua hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp này. Được nhìn bởi những tâm hồn lãng mạn, tuyết được khám phá với nhiều vẻ đẹp khác nhau, như biểu thị những trạng thái khác nhau trong tâm hồn con người, có lúc gợi nhớ về kỷ niệm thời thơ ấu:

mặt trời rọi xuống mặt tuyết bằng phẳng làm lóe lên thứ ánh sáng trắng chói lóa… Ở các vết cắt, tuyết phát tỏa những tia sáng khô, ánh như kim cương, trông đẹp xiết bao. Tất cả cảnh ấy gợi nhớ những ngày thơ ấu xa xôi [46, tr.359].

Tuổi thơ cậu bé Yuri êm đềm hạnh phúc, cảm nhận vạn vật quanh mình mới đẹp mắt và ngon lành làm sao. Trên hành trình đến Varykino, những ngày dọn tuyết ngoài trời là sự trải nghiệm độc đáo, mang lại cho họ cảm giác “no nê” như tình yêu tha thiết đối với cuộc sống, với nước Nga. Tuyết được cảm nhận như một sinh thể có hồn: “phố xá tối sẫm, lấm tấm những bông tuyết trắng ngoài kia đang nhìn vào đêm biệt qua các cửa sổ không rèm” [46, tr.334].

Song song đó, tuyết là biểu tượng sự mênh mông khắc nghiệt của không gian. Hình ảnh bão tuyết trở thành nỗi ám ảnh, đe dọa cuộc sống của con người. Tuyết xuất hiện cùng lúc với nỗi ám ảnh về cái chết. Cảnh bão tuyết hoành hành, phủ trắng cả mặt đất như “tấm khăn liệm” ám ảnh, đe dọa, thích thú trước nỗi lo sợ của cậu bé Yuri sau ngày mẹ mất. Cậu sợ những luống bắp cải sẽ chôn vùi trong tuyết, hoặc tuyết sẽ vùi lấp bà mẹ, khiến bà cứ lún sâu mãi xuống lòng đất và mỗi lúc thêm xa rời cậu. Trong tâm hồn non nớt, ngây thơ của cậu bé đã trỗi dậy ước muốn làm gì đó để thay đổi số phận, để chống lại sự hủy diệt do cái chết gây. Điều này thể hiện rõ trong không gian nhạt nhòa của tuyết trắng. Tuyết phủ lên vạn vật, nhuốm màu tang thương. Không

gian ảm đạm, lạnh lẽo thể hiện rõ trong những cảnh đám tang: “Băng giá lồm xồm như rêu mốc phủ trên các chỏm hình vòm của những cây thánh giá và trên các bức tường màu hồng của tu viện… những cây thông như khoác bộ đồ tang” [46, tr.145]. Đôi khi, cái chết không chỉ hủy hoại cuộc sống con người,

Một phần của tài liệu nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết “bác sĩ zhivago” của b pasternak (Trang 76 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)