Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago

Một phần của tài liệu nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết “bác sĩ zhivago” của b pasternak (Trang 26 - 33)

Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản chất văn học là một quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống như những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời. Vì thế, chức năng cơ bản của nhân vật văn học là “phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [33, tr.279]. Tìm hiểu nhân vật không chỉ là khám phá cái tính cách xã hội lịch sử và mảng đời sống gắn liền với nó, mà còn là quan niệm về tính cách và tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện. Điều này thể hiện trong câu nói của M.Gorky, nhà văn Nga nổi tiếng: “ngôn ngữ là cái áo của tư tưởng, nhân vật là hình thù người mặc cái áo ấy”. Có thể nói, nhân vật giữ vị trí quan trọng trong tác phẩm văn học.

Đây là phương tiện tất yếu quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng, là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức của các sản phẩm ấy,

quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa phương tiện ngôn ngữ và thậm chí cả kết cấu ngôn ngữ nữa [48, tr.18].

Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử có những loại nhân vật khác nhau. Mỗi nhà văn lại hướng đến những đối tượng nhân vật không giống nhau. Thông qua nhân vật, nhà văn trình bày một cái nhìn, một quan niệm về thế giới. Xây dựng nhân vật do đó không chỉ bộc lộ tài năng, phong cách nghệ thuật, mà còn thể hiện rõ quan niệm nghệ thuật và tư tưởng của nhà văn.

Theo sách Lý luận văn học, hệ thống hình tượng là “toàn bộ mối quan hệ qua lại của các yếu tố cụ thể cảm tính tạo nên hình tượng nghệ thuật mà trung tâm là mối quan hệ của các nhân vật [33, tr.299]. Nói đến hệ thống nhân vật là nói đến sự tổ chức các quan hệ nhân vật cụ thể của tác phẩm. Mỗi nhà văn xuất phát từ quan niệm thẩm mỹ riêng sẽ có những cách tổ chức nhân vật khác nhau để vừa khám phá thế giới con người đầy những bí ẩn vừa nêu bật chủ đề của tác phẩm.

Bác sĩ Zhivago là bức tranh về nước Nga trong thời kỳ bão táp cách mạng, gắn liền với cuộc cách mạng tháng Mười và cuộc nội chiến. Sự thay đổi vĩ đại của lịch sử đem đến những vinh quang đồng thời là những mất mát đau thương cho con người. Bức tranh đa sắc màu về nước Nga đã được vẽ lại bằng tài hoa của một nhà thơ, con người luôn khao khát một thế giới “chân – thiện – mỹ”. Để tái hiện bức tranh độc đáo ấy, Pasternak đã dụng công hòa phối vô vàn “những gam màu và đường nét” khác nhau. Nhân vật trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago phong phú và đa dạng, là một minh chứng cho tài năng nghệ thuật của tác giả. Văn chương có đặc trưng riêng nên khó thống kê chính xác số lượng nhân vật đối với một tác phẩm lớn. Ở mức độ tương đối, căn cứ vào các nhân vật hiện diện trực tiếp, các nhân vật xuất hiện gián tiếp qua lời kể của các nhân vật, chúng tôi nhận thấy trong tác phẩm có 527 nhân vật, gồm 193 cá thể hữu danh; 322 nhân vật vô danh và đám đông; 12 nhân vật nhà

văn, triết học và thánh linh. Thế giới nhân vật trong tác phẩm gồm đủ mọi tầng lớp, giai cấp như: quý tộc thượng lưu suy tàn, giai cấp tư sản mới lên, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, đặc biệt là lực lượng đông đảo công nhân hỏa xa, thợ máy, binh lính, nông dân, người giúp việc, người đánh xe… Số lượng nhân vật đông đảo thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau nói lên mức độ rộng lớn của hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Ngoài số đông nhân vật là bình dân, phần lớn các nhân vật chính trong tác phẩm là tầng lớp trí thức Nga, những người có thể xuất thân khác nhau, nhưng hơn ai hết họ cảm nhận sâu sắc bước đi của thời đại. Trước những biến động to lớn của xã hội, việc lựa chọn con đường nào có ảnh hưởng lớn đến số phận của mỗi người. Tài năng của Pasternak là đã thể hiện sự vận động tư tưởng của con người trong lịch sử. Nhân vật là phát ngôn tư tưởng của nhà văn. Thế giới nhân vật đông đúc tạo nên bức tranh cuộc sống đa dạng, phức tạp.

Xét về phương diện kết cấu hệ thống nhân vật, tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago

có một nhân vật trung tâm là Zhivago xuyên suốt các tuyến cốt truyện. Thông qua sự gắn kết của nhân vật trung tâm với các nhân vật chính khác như Lara, Tonya, Pasha, Nika, Misha,… các tuyến cốt truyện hình thành và phát triển. Các nhân vật trong tác phẩm có liên quan với nhau thông qua chiếc cầu nối là Zhivago. Một số trường hợp sự xuất hiện hay biến mất của nhân vật cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh của nhân vật trung tâm, nhân vật Yevgraf là một ví dụ. Tuy nhiên, nhân vật trung tâm không chi phối hoàn toàn cốt truyện trong tác phẩm. Xét về phương diện này, Bác sĩ Zhivago có hiện tượng phi trung tâm hóa nhân vật. Tác phẩm hình thành nhiều tuyến cốt truyện đan xen với nhiều mối quan hệ chằng chịt. Nhân vật chính Lara ngoài tuyến cốt truyện với Zhivago, hình thành nên tuyến cốt truyện riêng với Pasha và tồn tại một cách độc lập. Đặc biệt là khi nhân vật trung tâm qua đời, câu chuyện của tác phẩm vẫn được tiếp diễn. Vì thế, dù tác phẩm có một nhân vật trung tâm nhưng vẫn

hình thành cốt truyện đa tuyến, thể hiện nét đặc sắc của kiểu kết cấu nhiều tầng bậc, mới mẻ hơn so với kiểu kết cấu đơn tuyến của tiểu thuyết truyền thống. Thế giới nhân vật của tiểu thuyết không phải là sự tập hợp giản đơn mà là kết quả của vô vàn mối quan hệ phức tạp như hình ảnh cuộc sống thu nhỏ. Mỗi nhân vật có vai trò riêng tùy theo ý đồ sáng tạo của nhà văn. Cách thức mà Pasternak tập hợp số lượng nhân vật đông đúc thành thế giới hình tượng mang ý nghĩa thẩm mỹ là tập hợp phân tuyến nhân vật chính phụ theo tuyến cốt truyện. Đồng thời tác giả đặt vai trò liên kết và quy tụ các nhân vật của cả tác phẩm ở những nhân vật trung gian giữa các tuyến cốt truyện chính. Zhivago và Lara là đầu mối cho mọi quan hệ gia đình, rồi mở rộng ra các mối quan hệ xã hội.

Sơ đồ sau minh họa sơ nét cho mối liên hệ giữa một số nhân vật:  Liveri  Miculisyn …

MiculisynTonyaZhivago Misha, Nika  Tanya … 

KatenkaLaraPashaAntipovTiverzin Galiulin

Tanya Bà Amalia  Komarovsky

Khởi phát từ nhân vật trung tâm, nhân vật chính, các mối quan hệ gia đình cứ lan tỏa, ngày càng phức tạp hơn, hình thành nên bức tranh xã hội đa sắc màu.

Tạo điểm nhấn cho nhân vật cũng là điều cần thiết được tác giả chú ý, nhất là số lượng nhân vật đông đảo như thế. Khi miêu tả nhân vật, thay cho lời thuyết minh chân dung dài dòng, L.Tolstoy và Chekhov thường đưa vào loại chân dung phác họa thoáng qua sơ sài, tô đậm một nét nào đó của bề ngoài nhân vật: đôi mắt lấp lánh của Maria, nụ cười hiền lành của Pier

Bezukhov (trong Chiến tranh và hòa bình), chiếc cổ mảnh dẻ của Anna Sergheepna (Người đàn bà và con chó nhỏ - Chekhov)… Tiếp nối truyền thống trên, có thể nhận thấy rằng:

Các nhân vật chính của Pasternak “lu mờ” một cách tự nhiên (chữ dùng của Pasternak trong một lá thư ông gửi cho Stephen Spender ngày 22/8/1959 trong phần III). Họ dường như là một điều gì “nhòe” hơn chính họ, họ có những “cái bóng” là biểu tượng mạnh mẽ cho mình”[1][81, tr.21].

Pasternak ít đưa những lời chỉ dẫn, thông tin về môi trường, hoàn cảnh giúp xác định tính cách nhân vật. Tác giả lược bỏ tối thiểu những chi tiết có tính chất tạo hình về nhân vật. Chân dung các nhân vật sơ sài, không được vẽ tỉ mỉ, nhiều khi rất khó xác định ngoại hình. Tiêu biểu là Yuri, một người mà chúng ta chỉ biết là anh ta có một cái mũi hếch và Lara được nhận diện bởi mái tóc óng và đôi mắt xám. Những nét thoáng qua này cũng được nắm bắt ở nhân vật Nikolai và Tonya. Dường như người đọc khó nhận biết Tonya có khuôn mặt, hình dáng như thế nào dù rằng nàng rất đảm đang tháo vát. Cách vẽ chân dung của tác giả không tỉ mỉ như Balzac, mà thông qua những ấn tượng trực tiếp về đường nét. Điều đặc biệt dù là nhân vật chính, nhân vật phụ hay nhân vật thoáng qua, B.Pasternak cũng làm sống dậy trên trang sách vài ba ấn tượng về họ. Đôi lúc ta nhận thấy Pasternak có vẻ tùy tiện trong mô tả nhân vật. Có những nhân vật thoáng qua tác giả lại dành nhiều dòng mô tả (những nhân vật phụ tình cờ xuất hiện trên đường đi của Zhivago lại được miêu tả chi tiết).

Các nhân vật nam trong tác phẩm được B.Pasternak chú trọng đến những ấn tượng về khuôn mặt, râu tóc, mắt, trang phục. Giáo sư Ivan “tóc vàng

[1]

Pasternak’s main characters is that while they are physically “effaced” (to use his own word; see his letter to Stephen Spender of August 22, 1959, in Part III), they seem to be mor than just themselves, they have a strong symbolic “shadow”.

xoăn, thanh mảnh, chòm râu tinh quái khiến ông giống một người Mỹ thời Lincôn” [46, tr.21], Misha có “khuôn mặt tư lự và cặp mắt to đen láy”.

B.Pasternak dành nhiều sự ưu ái cho các nhân vật nữ. Các nhân vật nữ chính vừa hiện lên bằng những nét đậm vừa bằng những nét “mờ ảo sương khói” vừa thực vừa hư ảo. Các nhân vật nữ còn lại chú ý nhiều nhất đến trang phục – những chi tiết bên ngoài ít có liên quan đến tính cách hay số phận nhân vật nhất (như áo choàng, chiếc khăn). Đây là nét đặc trưng của nhân vật nữ trong tác phẩm. Bà Marfa mảnh khảnh, chiếc áo váy bằng len và quàng tấm khăn có viền ren. Hai nàng dâu của bà cũng quàng khăn nối gót theo bà thong thả trên tàu. Rồi khi tất tả chạy vì bị kỵ binh đuổi bắt trong ngày biểu tình, “chiếc khăn vuông” quấn đầu của bà tụt ra sau gáy.

Sự sơ lược trong tạo hình làm “nhòe” đi nhân vật, nhưng không vì thế các nhân vật trùng lặp nhau, mờ nhạt, xa vời khó nắm bắt. Nhân vật trở nên riêng biệt thông qua vận động thể lí, suy nghĩ riêng của họ và ấn tượng mà họ tạo ra với mọi người xung quanh. Chúng ta không thể hình dung về diện mạo bên ngoài bởi họ không được miêu tả kỹ, nhưng càng đi sâu vào suy tư, trăn trở bên trong thì chân dung nhân vật càng rõ ràng (như Komarovsky hay Antipov). Có thể nói, phần lớn các nhân vật trong tiểu thuyết chân thực nhờ vào đời sống tinh thần. Sự lựa chọn của Pasternak về từ mờ ảo (Efface) – ông ta viết trong một bức thư bằng tiếng Anh – để miêu tả thi pháp nhân vật của mình là một điều thật sự quan trọng. Vấn đề trọng tâm là ở chỗ nếu chúng ta xem xét từ nguyên của từ “face” – gương mặt (Litso trong tiếng Nga) chúng ta sẽ thấy nó liên hệ với ý tưởng về “selfhood”- cá nhân (Lichnost trong tiếng Nga) của Pasternak.

Tính cách như là “khách thể của sự nhận thức nghệ thuật”, như là “sự khái quát về bản chất xã hội, lịch sử, tâm lí của con người dưới hình thức con người cá thể” (Pospelov). Vì vậy không dễ dàng xác định tính cách. Nhiệm

vụ nghệ thuật đã chi phối cách tạo dựng nhân vật của tác giả. Trong thư gửi cho Olia năm 1946, Pasternak gửi gắm ý đồ nghệ thuật lớn là sáng tạo “thiên sử thi”: tái hiện diện mạo lịch sử Nga 40 năm (1903 – 1943); thể nghiệm một cách viết mới; bộc bạch quan điểm cá nhân về nghệ thuật, Phúc Âm, về kiếp sống con người trong lịch sử và những điều khác nữa. Có thể nói thế giới nhân vật của tiểu thuyết thể hiện “cái tôi trữ tình” của Pasternak. Vì thế chúng là “tượng trưng hơn những tính cách” (Aucouturier). Nhà phê bình Anna Ljunggren đã nhận định xác đáng rằng: “nhân vật có vài yếu tố tự nhiên, đã bị làm nhòe hơn, trong mức độ nhất định mà anh ta hoặc cô ta có thể gần gũi với tác giả” [2]

[81, tr.21].

Phẩm chất nhân vật có thể được thể hiện bằng nhiều cách: nhân vật tự bộc lộ hoặc thông qua cảm nhận của nhân vật khác, đặc biệt là biện pháp đối ngẫu đặt nhân vật trong sự đối lập, tương phản, bổ sung, soi chiếu lẫn nhau. Mỗi nhân vật có một diện mạo riêng, tinh thần riêng và đó là những nhân cách bất toàn, chỉ có thể phát triển trong mối quan hệ với tự nhiên và với những nhân vật khác.

Khi nghiên cứu phương diện khái quát của kết cấu, nhất là việc tổ chức thế giới nhân vật, ta cần chú ý các nhân vật được xây dựng trên những mối quan hệ. Trong tiểu thuyết, Pasternak chú ý xây dựng những cặp đôi nhân vật ngẫu nhiên như sự an bài của số phận: Zhivago – Lara, Zhivago – Strelnikov, Lara – Tonya, Komarovsky - Lara… Nhân vật phụ cũng có cặp đôi như vậy: Sura – Ustina, Ghinso – Pogarevsuk … Ngoài những cặp đôi nhân vật chính – phụ, chúng tôi nhận thấy trong tác phẩm có phân nhóm nhân vật hoặc tương phản hoặc tương đồng, nhưng cùng soi chiếu về nhân vật trung tâm. “Cái tôi trữ tình” của Pasternak được thể hiện qua sự soi chiếu giữa các nhân vật về lí

[2]

As the critic Anna Ljunggren has aptly pointed out, a character has fewer physical features, is more “effaced” in the degree to which he or she is spiritually close to the author.

trí, về tình cảm và sự đối lập thiện - ác. Các nhóm nhân vật này phát biểu trực tiếp quan điểm của tác giả về nhận thức cách mạng, về ý nghĩa của sự tồn tại, về cái đẹp… Qua đó, ta thấy được hiện thực của nước Nga trong 40 năm, đặc biệt là số phận con người trong bão táp lịch sử, sáng rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Căn cứ vào mục đích sáng tác tác phẩm của Pasternak, đồng thời nhận thấy mối quan hệ tương đồng hay tương phản giữa các nhân vật cũng như vai trò soi chiếu của nhân vật trung tâm đối với các nhân vật khác, chúng tôi khảo sát hệ thống nhân vật của tiểu thuyết theo các nhóm nhân vật: lí trí, tình cảm, cặp đối lập ánh sáng và bóng tối.

Việc tìm hiểu nhân vật thông qua mối quan hệ bằng cách đối chiếu một đặc điểm nào đó của nhân vật trung tâm với các nhân vật còn lại trong tiểu thuyết và gắn kết mối quan hệ giữa các nhân vật nhằm làm nổi bật phương thức tổ chức nhân vật độc đáo của nhà văn.

Một phần của tài liệu nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết “bác sĩ zhivago” của b pasternak (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)