Những bài thơ của Zhivago

Một phần của tài liệu nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết “bác sĩ zhivago” của b pasternak (Trang 124 - 160)

Thơ của Zhivago nằm ở phần cuối tác phẩm, là một khám phá về nghệ thuật kết cấu của Pasternak. Việc đưa thơ vào tiểu thuyết là trường hợp cũng

thường thấy trong rất nhiều tác phẩm (như Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần). Nhưng Bác sĩ Zhivago lại là một trường hợp khác. Các bài thơ không nằm rải rác xen kẽ phần cốt tryện mà nằm ở phần cuối tác phẩm, tách ra khỏi phần văn xuôi, có ý nghĩa lớn về kết cấu tác phẩm. Thơ của Zhivago chính là cái tôi trữ tình của Pasternak, người tạo nên đứa con tinh thần này. Việc tách các bài thơ thành một phần riêng, không trộn lẫn vào phần văn xuôi là một dụng ý riêng về kết cấu của Pasternak. Phần thơ có vai trò quan trọng trong việc biểu đạt thế giới tinh thần của Zhivago và của chính Pasternak.

Những bài thơ của Zhivago có vai trò quan trọng trong kết cấu nghệ thuật tiểu thuyết. Trái với những lời nhận xét nghiêm khắc cho rằng những bài thơ chỉ là sự ngẫu hứng, tùy tiện, thì đó là phần không thể thiếu trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Giữa phần thơ và phần văn xuôi có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của tác phẩm. 25 bài thơ của Zhivago không tách rời chỉnh thể tác phẩm. Cắt bỏ phần thơ, tiểu thuyết sẽ bị thiếu hụt, mất đi sức sống. Những bài thơ chứa đựng “toàn bộ sức mạnh thiên tài của Pasternak về tình yêu thiên nhiên về sự sống và về cái chết” (V.Ivanov) đã làm nên sức sống kì diệu cho tiểu thuyết và thông qua nó “cái tôi” của Pasternak thể hiện trọn vẹn hơn bởi thơ là tiếng nói trực tiếp của cái tôi trữ tình.

Có thể nhận thấy bên cạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, Zhivago dành nhiều thời gian cho việc sáng tác. Hoạt động quan trọng này được Pasternak nhắc đến nhiều lần, nhưng hầu hết chỉ là những phần “khuyết” vì tác giả hoàn toàn không có phần minh họa về thơ ca của Zhivago. Những bài thơ này là sự hoàn chỉnh những phần lấp lửng trong tiểu thuyết góp phần làm phong phú thế giới nghệ thuật lẫn tâm hồn tác giả của nó và vì thế không thể bỏ qua được. Có hơn 10 trường hợp như vậy để nhấn mạnh đây là hoạt động

tinh thần quan trọng của Zhivago. Sự trần thuật về sáng tác so với chữa bệnh là nhiều hơn, khẳng định tích cách nghệ sĩ của nhân vật.

Một vài trường hợp như sau:

Trên con đường mùa đông, Yuri chú ý đến hốc mắt đen giữa đám tuyết bao phủ một cửa sổ, chàng thì thầm đoạn mở đầu một cái gì mơ hồ chưa thành hình: “Cây nến cháy sáng trên bàn. Cây nến cháy sáng…” [46, tr.131]. Không có thơ minh họa sau đó. Nhưng điệp khúc trên được trở đi trở lại trong bài thơ “Đêm đông”được ra đời vào thời gian Yuri ở Varykino.

Zhivago quan niệm nghệ thuật chân chính theo đuổi hai mục đích: suy ngẫm về cái chết và sáng tạo ra sự sống. Sự ra đi của mẹ, sự qua đời của bà Anna để lại những mất mát không thể bù đắp trong tâm hồn chàng. Để đáp lại sự hủy hoại do cái chết gây ra, chàng mơ ước và suy nghĩ, gọt giũa các hình thức, sáng tạo nên cái đẹp. Ý muốn ấy không gì ngăn cản được “như nước cứ cuồn cuộn trong phễu đòi chảy xuống dưới” [46, tr.145]. Chàng đã viết những bài thơ tưởng nhớ hương hồn bà Anna và ghi lại tất cả những ý tưởng nảy ra trong óc chàng về những chi tiết đời thường xảy ra trong cuộc sống. Pasternak cũng không dẫn thơ ở đây.

Bên chiếc bàn cửa sổ, trong phòng bác sĩ điều trị, khi cảm hứng đến, Zhivago tìm đến với nghệ thuật. Chàng viết cuốn “Trò chơi con người”, một thứ nhật ký đau buồn hoặc “Chuyện thời sự” gồm thơ, văn xuôi và đủ các thể loại linh tinh xuất phát từ ý thức cho rằng một nửa nhân loại đã hết là chính mình [46, tr.290].

Zhivago viết bản trường ca không phải về sự phục sinh hay về sự táng xác mà về những ngày nằm giữa hai sự việc đó – bản trường ca “Xao xuyến” [46, tr.324]. Hai câu thơ có vần cứ ám ảnh chàng:

Sung sướng thay được chạm đến Người

Đã đến giờ tỉnh dậy đi thôi

Pasternak không dẫn thơ. Và sẽ rất thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua những bài thơ ca ngợi Chúa như: Trong tuần lễ thánh, Ngôi sao Giáng sinh, Những ngày tệ hại, Madolen (I), Madolen (II).

Họa mi là “tình nhân của mùa xuân”. Âm thanh trong trẻo, vang vọng của nó gợi niềm khát khao về hạnh phúc. Hình ảnh họa mi xuất hiện nhiều trong thơ Zhivago.

Thời kỳ ở Varykino, cùng Lara lánh nạn, Zhivago viết rất nhiều bằng sự tập trung cao độ, lòng say mê mãnh liệt. Những bài thơ sáng tác vào thời kỳ này là một nỗi buồn man mác như phần nào Zhivago dự cảm được ngày chia tay với Lara đã gần kề, chàng sẽ mất đi niềm vui sống và mất đi cuộc sống. Hai bài thơ được ghi lại qua lời trần thuật như: Ngôi sao giáng sinh, Đêm đông, một số khác thì bị thất lạc.

Và khi Lara ra đi, Zhivago khóc thương nàng. Chàng sẽ hòa những giọt nước mắt thương nhớ trong “một cái gì xứng đáng”, gửi trong thơ ca với cách miêu tả dịu dàng:

Anh sẽ ghi lại những nét yêu kiều của em trên mặt giấy, như biển khơi, sau một cơn bão khủng khiếp làm cho nó sôi sùng sục đến tận đáy, còn hằn lại trên cát những dấu vết của ngọn sóng thần mãnh liệt nhất, tràn vào bờ xa nhất… Bão tố cuộc đời đã xô dạt em đến với anh cũng y hệt như thế [46, tr.705].

Điều này tìm thấy rõ ở bài thơ Biệt ly.

Những ngày cuối cùng của cuộc đời Zhivago sống trong một căn phòng ở một ngã tư đông đúc của thành phố, chàng viết về cái thành phố cựa quậy, sôi sục bên ngoài như “chính là sự nhập cuộc cực kỳ rộng lớn vào đời sống của mỗi chúng ta” [46, tr.760]. Có thể tìm thấy qua một số bài thơ viết về thành phố, đặc biệt là bài Ham let.

Một số trường hợp trên đã khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa phần văn xuôi và phần thơ tạo nên tính chỉnh thể và thống nhất của tiểu thuyết. Những bài thơ của Zhivago hoàn thiện những phần lấp lửng, những điều chưa được nói hết trong thế giới tinh thần của nhân vật trung tâm, tạo nên sự hoàn thiện về hình tượng nhân vật. Đồng thời với phần văn xuôi, những bài thơ cũng là sự khám phá cuộc sống, con người bằng một hình thức khác – bằng thơ. Sự kết hợp độc đáo giữa văn xuôi – thơ khiến tác phẩm mang một hình thức sáng tạo đặc biệt, mới mẻ.

Những bài thơ có vai trò thể hiện thế giới tinh thần phong phú và tài năng nghệ thuật của Zhivago, là sự gián tiếp bày tỏ những quan niệm của Pasternak về nhiều vấn đề. 25 bài thơ bao quát nhiều đề tài: thiên nhiên (8 bài), Phúc âm (7 bài), Tình yêu (5 bài), nghệ thuật (5 bài), thành phố (5 bài).

Thơ ca giúp con người thăng hoa, đồng thời là nhịp cầu nối kết con người với cuộc sống. Những điều vụn vặt, những hình ảnh nhỏ bé đơn sơ lại rạng ngời vẻ đẹp trong thơ Zhivago. Ở đó, ta nhận ra vẻ đẹp của cuộc sống trong từng cành cây ngọn cỏ. Hơn nữa những vần thơ “dạt dào sức sống” của Zhivago là những trang tuyệt vời viết về thiên nhiên chuyển mình trong nhiều thời khắc khác nhau: Tháng ba, Đêm trắng, Tuyết tan mùa xuân, Mùa hè ở

thành phố, Ngày nắng nóng đầu thu, Mùa thu, Tháng Tám… Cuộc sống Nga sinh động tràn ngập trong thơ Zhivago: “Ánh sáng và không khí, tiếng ồn ào của cuộc sống, các sự vật, các thực thể từ bên ngoài ùa vào thơ chàng như một căn phòng vừa mở cửa sổ” [46, tr.446]. Sự sung mãn của cuộc sống, tình yêu tha thiết với thiên nhiên Nga, đất nước Nga thể hiện qua sự rung cảm chân thành của Pasternak với những chi tiết cực nhỏ từ đời sống, như tác giả đã từng nói: “Mỗi một vật, ngay cả vật cực kỳ nhỏ, đã sống và vẫn có tầm quan trọng mà không cần tính đến con người của tôi” [20, tr.254].

Tuyết héo hon và ngả bệnh thiếu máu, Sống vật vờ trong những cành xanh

Nhưng sự sống trong chuồng bò bốc hơi ngùn ngụt, Và lưỡi chàng nạng rộn sức mạnh.

Những đêm ấy, những ngày đêm ấy hỡi! Nước nhỏ giọt tí tách giữa ban trưa, Các dải băng trên máy bị hao gầy,

Các dòng suối không ngủ luôn miệng tán chuyện!

(Tháng ba)

Vạn vật bừng lên sức sống sau mùa đông khác nghiệt. Những hình ảnh quen thuộc: tuyết, giọt nước, dòng suối… vốn đã quen thuộc trở nên sinh động hơn vì được cảm nhận như một sinh thể có linh hồn. Có thể nói, mọi hình ảnh thiên nhiên trong thơ Pasternak đều bừng lên sức sống. Thiên nhiên cũng trở thành nhân vật trữ tình. Đặc biệt thiên nhiên không thể thiếu trong thơ tình của Zhivago.

Thơ của Zhivago phần lớn viết về tình yêu. Mọi cung bậc tình yêu được bộc bạch chân thành, nồng nàn say đắm. Đọc thơ tình Zhivago (hay của Pasternak), chúng ta dễ nhận thấy nhà thơ rất hay mở rộng tâm hồn mình ra với thiên nhiên. Xuân, hạ, thu đông, mỗi mùa tuần tự trôi qua cùng những nỗi niềm của nhà thơ. Không chỉ thế, nhà thơ còn bộc bạch cùng những vì sao, gió, tuyết… Mùa thu trong suốt, lạnh lùng, dài rộng thấm đẫm nỗi “cô đơn vĩnh cửu”:

Cứ xào xạc, cứ rụng mạnh hơn,

Và rụng dày hơn, hỡi những chiếc lá,

Và hãy làm tràn cái chén đắng cay hôm qua Bằng nỗi buồn thương hôm nay.

Thơ tình Pasternak luôn gợi cho ta một nét buồn, đó là nét buồn thanh tĩnh từ một vòm trời ảm đạm, từ những gương mặt người u trầm, khắc khổ, đăm chiêu, từ những nỗi niềm đầy dự cảm, lo âu từ những dáng vóc khô gầy và mảnh dẻ. Để rồi, tất cả cùng toát lên vẻ đẹp của sự cương nghị, can đảm, vẻ đẹp của thiên nhiên và con người:

Gió không lay từng cây thông đơn chiếc Mà lay hết thảy mọi cây

(Gió)

Em cởi áo dài ra

Hệt như rừng cây trút lá (Mùa thu)

Đó là vẻ đẹp tiềm tàng sức sống, ẩn chứa bao nét kiêu sa và bi tráng. Đấy cũng là nét cao cả của hồn thơ Pasternak, là lý tưởng thẩm mỹ của ông. Trong bài thơ "Mùa thu", chính Pasternak cũng từng thổ lộ:

Khi đời sống đáng ghét hơn bệnh tật, Và cội nguồn của cái đẹp là sự can đảm, Và điều đó kéo chúng mình lại với nhau.

Đọc thơ tình Pasternak, chúng ta thấy yêu thêm con người, đặc biệt là hình ảnh nhân vật nữ bởi sức hút của sự can đảm. Đó là con người mảnh mai mà rắn rỏi, từng trải mà đam mê, dám sống hết mình cho một tình yêu và sẵn sàng chấp nhận mọi chông gai, kể cả cái chết:

Chúng mình không hứa vượt qua các trở ngại Chúng mình sẽ chết một cách thành thực

(Mùa thu)

Sống và yêu hết mình làm nên vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người yêu – đó cũng là thông điệp của tác giả.

Tình yêu trong thơ Pasternak vừa trong sáng, hồn nhiên, thánh thiện vừa chung thủy son sắt, nhưng luôn gắn với nỗi buồn man mác vì mặc cảm chia cắt. Cảm xúc nồng nàn, nỗi đau dằn vặt, tình yêu đến và đi như định mệnh, hạnh phúc và đau khổ được thể hiện dồn dập thông qua hình ảnh của sóng và cơn thủy triều dâng trong bài thơ Biệt ly:

Trong những năm khổ nhục vào thời kỳ Cuộc sống chẳng ra sao,

Từ đáy sâu số phận,

Nàng dâng lên với chàng như cơn sóng. Giữa vô vàn trở ngại,

Tránh né hiểm nguy,

Sóng đưa nàng, đưa nàng. Và đẩy nàng đến sát chàng. Còn bây giờ nàng đã ra đi Có lẽ vì cuộc sống ép buộc. Sự chia ly hẳn sẽ ăn thịt cả hai. Nỗi buồn sẽ gặm cả xương.

Vẻ đẹp tình yêu còn được thể hiện qua những hình ảnh biểu tượng độc đáo. Điệp khúc “Ngọn nến cháy trên bàn – Ngọn nến cháy” cứ vang mãi trong lòng người về một mối tình buồn nhưng bất diệt. Nếu như trong cốt truyện, hình ảnh ngọn nến giữ vị trí quan trọng, thì trong bài thơ Đêm đông, ngọn nến lại lung linh những vẻ đẹp riêng. Hình ảnh này mang nhiều lớp ý nghĩa khác nhau. Xuất hiện trong không gian mịt mờ, ngọn nến ấm áp là biểu tượng của sức sống mạnh mẽ, tỏa sáng trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên:

Che mờ khắp nơi.

Ngọn nến cháy trên bàn. Ngọn nến cháy.

Mặc cho bên ngoài là sự đe dọa của băng giá, ngọn nến vẫn tôn tạo vẻ đẹp cho cuộc đời, đem đến không gian ấm áp thắp sáng tình yêu hài hòa, trọn vẹn: “Bóng của những đôi tay, cặp chân quấn quýt nhau/ Của sự hòa hợp số phận”.

Sức sống mạnh mẽ này không chỉ tìm thấy trong sự khắc nghiệt của không gian, mà bền bỉ trong trái tim con người. Nó gợi nhớ những ngọn nến Zhivago thắp lên trong phòng khi bên cạnh Lara và cả khi xa cách Lara. Những ngọn nến cháy như nhau nhưng tâm sự của người thắp nến lúc thì muốn “thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt”, lúc thì lại muốn “le lói suốt trong năm năm”. Sự dằn vặt lựa chọn giữa “cái phút chốc” và “cái trăm năm”

tạo nên bi kịch của một cuộc tình và một đời con người. Định mệnh đưa Zhivago và Lara đến với nhau nhưng cũng đã chia cắt họ:

Gió từ góc phòng thổi bay ngọn nến Và hơi nóng của sự cám dỗ

Vỗ cánh, bay lên

Như thiên thần theo hình chữ thập

Và dù chia xa, Zhivago và Lara vẫn yêu nhau thắm thiết. Đó là nhờ họ đã thắp cho nhau những ngọn nến cháy mãi trong tim, để vượt qua những đêm đông của cuộc đời. Có thể nói, ngọn nến trở thành biểu tượng đẹp về tình yêu, niềm hy vọng, sự tiền định trong tình yêu, có sức sống lâu bền:

Tuyết che mờ suốt cả tháng hai Và thi thoảng

Cây nến cháy trên bàn. Cây nến cháy.

Hình ảnh Chúa rất đỗi thiêng liêng trong thế giới nghệ thuật của Zhivago và của Pasternak. Trong tác phẩm nhiều lần tác giả đã bộc lộ quan điểm của mình về Phúc âm, về Chúa. Tình cảm của Zhivago với Chúa là sự tôn thờ, là sự cứu rỗi linh hồn trong hoảng loạn. Những thời khắc căng thẳng, suy sụp nghiêm trọng, tiếng gọi của Người luôn vang vọng, đánh thức sự hồi sinh của Zhivago. Tiếng gọi Phục sinh. Niềm tin mà chàng mất đi trong cuộc sống sẽ tìm lại được trong lòng Chúa bao la.

Nhưng phép lạ là phép lạ, và phép lạ là Chúa Trời Khi ta bối rối, lúc ấy giữa cảnh rối loạn

Phép lạ kịp đến bất ngờ, trong khoảnh khắc. (Phép lạ)

Pasternak còn bộc lộ quan niệm về cuộc đời, thể hiện rõ qua bài thơ

Hamlet. Tên của bài thơ trùng với tên vở kịch nổi tiếng của đại văn hào William Shakespear. Nhân vật chính của hai tác phẩm cũng trùng nhau và nhân vật trữ tình cũng gần gũi nhau vì có cùng khát vọng thực hiện sự lựa chọn con đường sống của mình là chiến đấu chống lại tai tương.

Tôi nắm bắt trong tiếng vọng từ xa Điều sẽ xảy ra thời tôi sống.

Nhân vật trữ tình cảm nhận vai trò của mình như là sợi dây nối liền quá khứ - hiện tại và cả tương lai của nhân loại. Anh ta đang đứng ở trung tâm của thế giới, đang gắng xác định vai của mình trong “vở kịch” của cuộc đời:

Bóng đêm hướng vào tôi

Bằng ngàn chiếc ống nhòm đặt trên trục. Nếu có thể Cha ơi

Hãy mang chén đắng này ngang qua chỗ con

Bài thơ thể hiện trọn vẹn những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời: “Cuộc đời như là sân khấu”, ở đó mỗi người phải hóa thân vào những vai

khác nhau. Nhân vật trữ tình thỉnh cầu sự thay đổi số phận, được giảm nhẹ những ngón đòn của số phận, không phải uống “chén đắng cuộc đời”. Đó là lời thỉnh cầu bộc lộ khát vọng muôn đời của con người thoát khỏi khổ đau.

Một phần của tài liệu nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết “bác sĩ zhivago” của b pasternak (Trang 124 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)