PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số thành phần ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu snp (saigon newport) tổng công ty tân cảng sài gòn (Trang 63 - 65)

- Phân tích kết quả xứ lý số liệuNghiên cứu định tính

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 GIỚI THIỆU

Chương 3 đã đưa ra mô hình nghiên cứu và các giả thuyết; mô tả phương pháp thực hiện nghiên cứu trong việc xây dựng, kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Chương 4 sẽ trình bày (1) Đặc điểm mẫu khảo sát, (2) Kiểm định thang đo thông qua

phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, (3) Kiểm định và đưa ra kết quả kiểm định của mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp phân tích hồi quy. Phương pháp kiểm định trên được thực hiện thông qua

phần mềm SPSS 22.0

4.2 ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT

Trong 227 đối tượng khảo sát hợp lệ này, tỷ lệ nam và nữ có sự chênh lệch lớn, nam chiếm 75.8% và nữ là 24.2%. Phần lớn đối tượng khảo sát nằm trong khoảng tuổi từ 20T-50T. Người từ 20T-30T chiếm tỷ lệ (11.9%), sau đólà nhóm người có độ tuổi từ

30T-40T chiếm tỉ lệ (81.9%), cho thấy lực lượng lao động này có kinh nghiệm sử dụng dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics thường xuyên và người từ 40T-50T chiếm tỷ lệ (4.8%), số ít còn lại là những người trên 50T (1.4%).

Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu khảo sát

GIỚI TÍNHTần số Tỷ lệ (%) (%) Tích lũy Tần số Tỷ lệ (%) (%) Tích lũy Nam 172 75.8 75.8 Nữ 55 24.2 100.0 TỔNG 227 100.0 ĐỘ TUỔI Tần số Tỷ lệ (%) (%) Tích lũy >=20T – 30T 27 11.9 11.9 >30T – 40T 186 81.9 93.8 >40T – 50T 11 4.8 98.6 > 50T 3 1.4 100.0 TỔNG 227 100.0

53

Xét về vị trí công việc: kinh doanh chiếm 16.3%, văn phòng 20.3%, tài chính - ngân hàng 29.1% và khác 34.3%.

Xét về thu nhập: Thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng là 25.5%, thu nhập trên 10 -

dưới 15 triệu đồng/tháng là 54.2%, thu nhập trên 5 - dưới 10 triệu đồng/tháng là 8.4% và thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng là 11.9%.

NGHỀ NGHIỆP Tần số Tỷ lệ (%) (%) Tích lũy Tần số Tỷ lệ (%) (%) Tích lũy Kinh doanh 37 16.3 16.3 Văn phòng 46 20.3 36.6 Tài chính – Ngân hàng 66 29.1 65.7 Khác 78 34.3 100.0 TỔNG 227 100.0 THU NHẬP Tần số Tỷ lệ (%) (%) Tích lũy <5 triệu đồng 27 11.9 11.9 5 - <10 triệu đồng 19 8.4 20.3 <10 - <15 triệu đồng 123 54.2 74.5 >15 triệu đồng 58 25.5 100.0 TỔNG 227 100.0

Nguồn: từ tính toán của tác giả (phụ lục 3, trang viii)

4.3 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO

Như đã trình bày ở chương 3, thang đo yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu gồm 5 thành phần:

(1) Nhận biết thương hiệu (NBTH) được đo lường bằng 5 biến quan sát

(NBTH1 đến NBTH5), (2) Hình ảnh thương hiệu (HATH) được đo lường bằng 5 biến quan sát (HATH1 đến HATH5), (3) Chất lượng cảm nhận (CLCN) được đo lường bằng 5 biến quan sát (từ CLCN1 đến CLCN5), (4) Giá trị cảm nhận (GTCN) được đo lường bằng 5 biến quan sát (GTCN1 đến GTCN5), (5) Lòng trung thành (LTT) được đo lường bằng 4 biến quan sát (LTT1 đến LTT4).

Thang đo Giá trị thương hiệu (GTTH) được đo lường bằng 4 biến quan sát (GTTH1 đến GTTH4).

54

Để khẳng định rằng các thang đo lường đảm bảo về độ tin cậy, hai công cụ chính được sử dụng là hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp, tất cả các biến quan sát của những thang đo đạt độ tin cậy sẽ tiếp tục phân

tích nhân tố khám phá EFA.

4.3.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Các thang đo được đánh giá độ tin cậy qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các biến quan sát trong thang đo tương quan với nhau, nghĩa là nó cho chúng ta biết một thang đo nào đó có phải là thang đo tốt về một phía cạnh nào đó hay không. Công cụ này cũng giúp loại đi những biến quan sát và những thang đo không phù hợp vì nếu không chúng ta không thể biết được độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên

(Nunnally & Burnstein (1994).

Kết quả kiểm định cho thấy tất cả 24 biến quan sát của các thang đo đều đạt độ tin cậy Cronbach’s Alpha > 0.6 và có hai biến quan sát (CLCN5 và GTCN5) có hệ số tương quan biến tổng < 0.3. Như vậy, kết quả kiểm định thang đo bằng công cụ

Cronbach’s Alpha cho thấy tất cả 22 biến quan sát của các thang đo đều đạt độ tin cậy

(Cronbach’s Alpha > 0.6) và phù hợp để tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố EFA (xem phụ lục 4).

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha trước khi phân tích EFA

STT THANG ĐO SỐ BIẾN QUAN SÁT CRONBACH'S ALPHA HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA BIẾN TỔNG NHỎ NHẤT

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số thành phần ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu snp (saigon newport) tổng công ty tân cảng sài gòn (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)