Trên cơ sở các mô hình đo lường giá trị thương hiệu của các tác giả trên thế giới, Nguyễn Đình Thọ & ctg (2002) đã xây dựng mô hình đo lường giá trị thương hiệu tại Việt Nam. Mô hình này đề nghị bốn thành phần: (1) Nhận biết thương hiệu, (2) Chất lượng cảm nhận, (3) Lòng ham muốn về thương hiệu, (4) Lòng trung thành thương hiệu. GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU LÒNG HAM MUỐN THƯƠNG HIỆU CHẤT LƯỢNG CẢM NHẬN LÒNG TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU
Hình 2.7: Mô hình các thành phần giá trị thương hiệu
28
Kết quả kiểm định của mô hình này cho thấy có bốn thành phần cấu thành nên giá trị thương hiệu có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Trong đó, lòng trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu được tạo thành từ lòng ham muốn và chất lượng cảm nhận thương hiệu. Chất lượng cảm nhận được của người tiêu dùng vừa là yếu tố nguyên nhân của lòng trung thành thương hiệu, vừa là nguyên nhân của lòng ham muốn thương hiệu. Như vậy, chất lượng cảm nhận của người tiêu dùng về thương hiệu đóng vai trò then chốt tạo nên giátrị thương hiệu và chất lượng cảm nhận ở đây là chất lượng cảm nhận được của người tiêu dùng chứ không phải là chất lượng của sản phẩm. Kết quả của mô hình này là cơ sở cho các nhà quản trị hoạch định những chiến lược thương hiệu hiệu quả hơn đối với thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình này được xây dựng và kiểm định trong lĩnh vực thị trường hàng tiêu dùng, do vậy đối với thị trường sản phẩm vô hình, vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về các thành phần giá trị thương hiệu trong lĩnh vực này.